Thương mại, giá cả và dịch vụ
Bán lẻ hàng hóa và dịch vụ phục vụ tiêu dùng
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 6 tháng đầu năm 2008 theo giá thực tế ước tính đạt 447,3 nghìn tỉ đồng, tăng 30% so với cùng kỳ năm trước; nếu loại trừ yếu tố tăng giá thì tăng 8% (thấp hơn mức tăng 15% của cùng kỳ năm trước, do giá cả tăng và đứng ở mức cao đã hạn chế tiêu dùng trong dân). Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng khu vực kinh tế cá thể chiếm tỷ trọng lớn nhất với 56% và tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước; kinh tế tư nhân chiếm 29,1%, tăng 36,1%; kinh tế tập thể tăng 34,6%; kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tăng 33,4%; kinh tế nhà nước tăng 3,1%. Nếu phân theo ngành kinh doanh thì thương nghiệp chiếm 82,4%, tăng 30,3% so với cùng kỳ năm trước; khách sạn, nhà hàng chiếm 11,2%, tăng 25,5%; dịch vụ tăng 30,9%; du lịch lữ hành tăng 45,3%.
Xuất, nhập khẩu hàng hóa và dịch vụ
Kim ngạch xuất khẩu hàng hóa tháng 6/2008 ước tính đạt 5,5 tỉ USD, giảm 4,4% so với tháng trước và tăng 32,9% so với cùng kỳ năm 2007. Tính chung 6 tháng năm 2008, kim ngạch xuất khẩu hàng hóa ước tính đạt 29,7 tỉ USD, tăng 31,8% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 12,8 tỉ USD, tăng 29,1%; khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (không kể dầu thô) đạt 11,3 tỉ USD, tăng 27,4%; dầu thô đạt 5,6 tỉ USD, tăng 49%. Kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng cao một phần do khối lượng xuất khẩu của nhiều hàng hóa tăng, mặt khác do giá xuất khẩu của những mặt hàng chủ lực liên tục tăng. Bình quân 6 tháng đầu năm 2008 giá dầu thô xuất khẩu tăng 69,5%; giá than đá tăng 68,4%; giá gạo tăng 88%; giá cà phê tăng 40,4%; giá cao su tăng 33,7%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng xuất khẩu trên đã làm cho kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng khoảng 3,8 tỉ USD. Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch xuất khẩu 6 tháng tăng 15,1%.
Kim ngạch xuất khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm 2007, trong đó 8 mặt hàng đạt trên 1 tỉ USD là: dầu thô đạt 5,6 tỉ USD, tăng 49% so với cùng kỳ năm trước; hàng dệt may đạt 4,1 tỉ USD, tăng 17,7%; giày dép đạt 2,3 tỉ USD, tăng 16,9%; thủy sản đạt 1,9 tỉ USD, tăng 14%; gạo đạt 1,5 tỉ USD, tăng 99%; sản phẩm gỗ đạt 1,4 tỉ USD, tăng 20,4%; điện tử máy tính đạt 1,2 tỉ USD, tăng 32,4%; cà phê đạt 1,2 tỉ USD, giảm 4,1%.
Kim ngạch nhập khẩu hàng hóa tháng 6/2008 ước tính đạt 6,8 tỉ USD, giảm 11,3% so với tháng trước và tăng 33,7% so với cùng kỳ năm trước. Tính chung 6 tháng đầu năm 2008, kim ngạch nhập khẩu hàng hóa ước tính đạt 44,5 tỉ USD, tăng 60,3% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế trong nước đạt 30,6 tỉ USD, tăng 69,9%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 13,9 tỉ USD, tăng 42,7%. Kim ngạch nhập khẩu tăng cao ngoài yếu tố do tăng khối lượng nhập khẩu còn do yếu tố tăng giá. Trong 6 tháng đầu năm giá xăng dầu nhập khẩu tăng 61,8%, giá sắt thép tăng 29,8%, giá phân bón tăng 96%, giá giấy tăng 11,8%, giá chất dẻo tăng 15,4%. Sự tăng giá của 5 mặt hàng này đã làm cho kim ngạch nhập khẩu tăng thêm trên 4,1 tỉ USD (tương ứng với mức tăng 14,9% so với kim ngạch nhập khẩu 6 tháng đầu năm 2007). Nếu loại trừ yếu tố tăng giá này thì kim ngạch nhập khẩu 6 tháng tăng 45,7%.
Nhìn chung trong 6 tháng đầu năm nay, kim ngạch nhập khẩu của hầu hết các mặt hàng đều tăng so với cùng kỳ năm trước, chiếm tỷ trọng lớn vẫn là máy móc thiết bị; nguyên, nhiên vật liệu phục vụ cho sản xuất. Trong đó máy móc, thiết bị, dụng cụ phụ tùng ước tính đạt 7 tỉ USD, tăng 45,5% so với cùng kỳ năm trước; xăng dầu 6,8 triệu tấn, tương đương 5,9 tỉ USD, tuy chỉ tăng 4,4% về lượng nhưng do giá tăng 61,8% nên kim ngạch tăng 68,9%; sắt thép đạt 4,6 tỉ USD, tăng 118,1%, trong đó phôi thép 1,3 tỉ USD, tăng 181%; vải 2,3 tỉ USD, tăng 20,3%; điện tử, máy tính và linh kiện 1,8 tỉ USD, tăng 43%; chất dẻo 1,5 tỉ USD, tăng 38,8%; nguyên phụ liệu dệt, may, da 1,2 tỉ USD, tăng 16,2%; phân bón 1 tỉ USD, tăng 130,9%; thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu 1 tỉ USD, tăng 84,1%; hóa chất 930 triệu USD, tăng 41%; gỗ và nguyên phụ liệu gỗ 594 triệu USD, tăng 24%; giấy 403 triệu USD, tăng 44,9%. Riêng lượng ô tô nhập khẩu 6 tháng đầu năm nay tuy tăng 413,9% về lượng và tăng 354,5% về kim ngạch nhưng đã có xu hướng giảm do thuế nhập khẩu tăng.
Nhập siêu hàng hóa 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 14,8 tỉ USD, bằng 49,8% kim ngạch xuất khẩu, tăng 184,6% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn 0,7 tỉ USD so với mức nhập siêu của cả năm 2007. Tuy nhiên, trong những tháng gần đây nhập siêu đã giảm nhanh, từ mức nhập siêu 3,28 tỉ USD tháng 3 và 3,2 tỉ USD tháng 4 đã giảm xuống còn 1,91 tỉ USD trong tháng 5 và 1,3 tỉ USD trong tháng 6. Mặt khác, nhập siêu chủ yếu là nhập nguyên, nhiên vật liệu từ thị trường các nước trong khu vực, còn đối với các thị trường khác như EU, Mỹ nước ta vẫn duy trì được mức xuất siêu. Trong 5 tháng đầu năm 2008, nước ta xuất siêu sang thị trường EU 1,9 tỉ USD, tăng 26,6% so với xuất siêu 6 tháng đầu năm 2007; xuất siêu sang thị trường Mỹ 3,3 tỉ USD, tăng 10%.
Xuất, nhập khẩu dịch vụ 6 tháng đầu năm 2008 ước tính đạt 7,8 tỉ USD, tăng 23,5% so với cùng kỳ năm 2007, gồm có xuất khẩu dịch vụ 3,4 tỉ USD, tăng 16,1%; nhập khẩu dịch vụ đạt 4,4 tỉ USD, tăng 30%.
Sản xuất nông, lâm nghiệp và thủy sản  (10/07/2008)
Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm  (10/07/2008)
Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Dịch vụ bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô khi được mở rộng  (10/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên