Sản xuất công nghiệp 6 tháng đầu năm
Giá trị sản xuất công nghiệp tháng 6/2008 theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 17,1% so với cùng kỳ năm trước, bao gồm: khu vực kinh tế nhà nước tăng 6,6%; khu vực kinh tế ngoài nhà nước tăng 22,7%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 18,8% (dầu mỏ và khí đốt giảm 4,1%, các sản phẩm khác tăng 21,1%).
Tính chung 6 tháng đầu năm nay, giá trị sản xuất công nghiệp theo giá so sánh 1994 ước tính tăng 16,5% so với cùng kỳ năm 2007, bao gồm: khu vực kinh tế nhà nước tăng 6,9% (trung ương quản lý tăng 9,5%, địa phương quản lý giảm 0,8%); khu vực ngoài nhà nước tăng 22,3%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài tăng 17,4% (dầu mỏ và khí đốt giảm 7,9%, các sản phẩm khác tăng 20,1%).
Trong tổng giá trị sản xuất công nghiệp, ngành công nghiệp chế biến chiếm tỷ trọng 89,3% và đạt tốc độ tăng cao với 18,1% so với cùng kỳ năm trước đã góp phần chủ yếu làm tăng giá trị sản xuất công nghiệp; ngành công nghiệp khai thác mỏ giảm 4,2% do sản lượng dầu thô giảm 7,9% và sản lượng than sạch đạt 22,4 triệu tấn, tăng 8% (thấp hơn mức tăng 12,4% của 6 tháng đầu năm 2007); sản xuất, phân phối điện, ga và nước tăng 14%.
Một số sản phẩm công nghiệp chủ yếu có tốc độ tăng cao hơn mức tăng chung là: xe tải tăng 103,4%; xe chở khách tăng 89,6%; máy giặt tăng 52%; tivi tăng 34%; tủ lạnh, tủ đá tăng 26,9%; sữa bột tăng 23,3%; dầu thực vật tinh luyện tăng 23,1%; quần áo người lớn tăng 21,4%; thủy hải sản chế biến tăng 21,2%; điều hòa nhiệt độ tăng 17,7%. Bên cạnh đó, một số sản phẩm quan trọng khác có tốc độ tăng thấp hơn mức tăng chung hoặc giảm so với cùng kỳ năm trước như: sản xuất điện tăng 15,5%; xi măng tăng 13,2%; than sạch tăng 8%; thép tròn tăng 6,7%; sơn hoá học tăng 5,9%; phân hóa học tăng 3,9%; khí đốt thiên nhiên giảm 4,7%; dầu thô giảm 7,9%.
Nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương có quy mô sản xuất công nghiệp lớn vẫn duy trì được tốc độ tăng cao so với cùng kỳ năm trước. Các tỉnh có mức tăng cao hơn mức tăng chung của cả nước là: Vĩnh Phúc tăng 32,6%; Hải Dương tăng 28,1%; Bình Dương tăng 24,9%; Hà Tây tăng 24,6%; Đồng Nai tăng 20,7%; Hải Phòng tăng 18,2%; Phú Thọ tăng 17,7%. Tuy nhiên hai thành phố lớn là Hà Nội và thành phố Hồ Chí Minh chỉ đạt tốc độ tăng 15,7% và 13,3%; riêng Bà Rịa -Vũng Tàu giảm 2,7% do sản lượng dầu thô khai thác giảm.
Khách quốc tế đến Việt Nam 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Vốn đầu tư 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Dịch vụ bưu chính, viễn thông 6 tháng đầu năm 2008  (10/07/2008)
Phát huy tiềm năng, thế mạnh của Thủ đô khi được mở rộng  (10/07/2008)
Cần tích cực đấu tranh ngăn chăn nạn buôn người ra nước ngoài  (10/07/2008)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên