Họp báo Chính phủ thường kỳ tháng 02-2019
23:55, ngày 01-03-2019
TCCSĐT - Chiều 01-3, Văn phòng Chính phủ tổ chức họp báo thường kỳ tháng 02-2019 dưới sự chủ trì của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ, Người phát ngôn của Chính phủ Mai Tiến Dũng. Cùng dự họp báo có đại diện lãnh đạo nhiều bộ, ngành và đông đảo phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí.
Mở đầu buổi họp báo Người phát ngôn của Chính phủ nhắc đến 2 sự kiện nổi bật trong tháng 2. Sự kiện thứ nhất là việc phục vụ nhân dân đón Tết Nguyên đán Kỷ Hợi vui tươi, đầm ấm khắp mọi miền đất nước. Báo cáo từ Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam cho biết đã huy động được 1,75 triệu suất quà và 900 tỷ đồng để hỗ trợ gia đình chính sách, người nghèo, khó khăn, vùng thiên tai. Ngay sau Tết, đã chỉ đạo quyết liệt ngăn chặn các hiện tượng không lành mạnh tại các lễ hội, cả hệ thống chính trị, các cơ sở sản xuất, kinh doanh từ người công nhân đến nông dân đều bắt tay ngay vào sản xuất, không để tình trạng thiếu lao động tại các nhà máy, xí nghiệp.
Sự kiện thứ hai là Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ -Triều Tiên tại Hà Nội. Việt Nam đã chuẩn bị cho sự kiện trong thời gian rất gấp nhưng đã làm rất tốt, chu đáo, bảo đảm tuyệt đối an toàn. Vị thế, vai trò, công tác chuẩn bị, tổ chức của Việt Nam được lãnh đạo 2 nước Mỹ, Triều Tiên, quốc tế đánh giá cao.
Về tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 02-2019 tiếp tục ổn định, diễn biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02-2019 tăng 0,8% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản tháng tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với quy luật tháng Tết hằng năm (Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất (tăng 1,73%) chủ yếu do giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng trong dịp Tết; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69%, chủ yếu do giá gas tăng 3,51% và giá điện sinh hoạt tăng 0,69%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%).
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao ở mức 9,2% so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ năm trước tăng 13,7%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 11,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 9,25%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,28%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 5,9% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9,9%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 4,3%.
Vốn FDI thực hiện tăng 9,8%. Đây cũng là mức tăng cao nhất của 2 tháng đầu năm trong vòng 3 năm trở lại đây cả về giá trị và tốc độ tăng. Vốn FDI cấp mới tăng 75,7% so với cùng kỳ; FDI tăng vốn tăng 22,1% so với cùng kỳ; góp vốn, mua cổ phần tăng 4 lần so với cùng kỳ. Tính chung, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 02 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,15 triệu lượt khách, tăng 10,12% so với cùng kỳ. Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Mỹ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27 và 28-02 được coi là cơ hội “vàng” cho du lịch Việt Nam, thu hút một lượng lớn khách quốc tế. Kết quả, trong tháng 2, khách quốc tế đạt gần 1,59 triệu lượt, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là tháng Việt Nam đón lượng khách quốc tế lớn nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì vẫn còn những khó khăn, thách thức như vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2 giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn Trung ương giảm 35,5%. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 10,1%).
Thời tiết nắng ấm cũng khiến sâu bệnh gây hại trên lúa diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát ổ dịch tại sáu tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam.
Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như điện thoại và linh kiện giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; rau quả giảm 14,4%; cà phê giảm 26,9%; hạt điều giảm 21%; gạo giảm 17,5%; hạt tiêu giảm 20,6%.
Về tình hình kinh tế xã hội, Chính phủ đánh giá, nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tháng 02-2019 tiếp tục ổn định, diễn biến tích cực trên hầu hết các lĩnh vực. Chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tháng 02-2019 tăng 0,8% so với tháng trước. Lạm phát cơ bản tháng tăng 0,48% so với tháng trước và tăng 1,82% so với cùng kỳ năm trước, phù hợp với quy luật tháng Tết hằng năm (Trong đó, nhóm hàng ăn và dịch vụ ăn uống tăng cao nhất (tăng 1,73%) chủ yếu do giá các mặt hàng lương thực, thực phẩm tăng trong dịp Tết; nhóm nhà ở và vật liệu xây dựng tăng 0,69%, chủ yếu do giá gas tăng 3,51% và giá điện sinh hoạt tăng 0,69%; nhóm văn hóa, giải trí và du lịch tăng 0,66%; đồ uống và thuốc lá tăng 0,35%; thiết bị và đồ dùng gia đình tăng 0,26%).
Chỉ số sản xuất toàn ngành công nghiệp tăng cao ở mức 9,2% so với cùng kỳ năm 2018 (cùng kỳ năm trước tăng 13,7%), trong đó ngành chế biến, chế tạo tăng 11,5%. Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 12,2% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm trước tăng 9,25%), nếu loại trừ yếu tố giá tăng 9,28%. Kim ngạch hàng hóa xuất khẩu tăng 5,9% so với cùng kỳ, trong đó khu vực kinh tế trong nước tăng 9,9%; khu vực FDI (kể cả dầu thô) tăng 4,3%.
Vốn FDI thực hiện tăng 9,8%. Đây cũng là mức tăng cao nhất của 2 tháng đầu năm trong vòng 3 năm trở lại đây cả về giá trị và tốc độ tăng. Vốn FDI cấp mới tăng 75,7% so với cùng kỳ; FDI tăng vốn tăng 22,1% so với cùng kỳ; góp vốn, mua cổ phần tăng 4 lần so với cùng kỳ. Tính chung, tổng vốn đăng ký cấp mới, tăng thêm và góp vốn mua cổ phần đạt 8,47 tỷ USD, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Lượng khách quốc tế đến Việt Nam trong 02 tháng đầu năm 2019 ước đạt 3,15 triệu lượt khách, tăng 10,12% so với cùng kỳ. Trong đó, Hội nghị thượng đỉnh lần thứ hai giữa Mỹ - Triều Tiên diễn ra tại Hà Nội vào ngày 27 và 28-02 được coi là cơ hội “vàng” cho du lịch Việt Nam, thu hút một lượng lớn khách quốc tế. Kết quả, trong tháng 2, khách quốc tế đạt gần 1,59 triệu lượt, tăng 5,8% so với tháng trước và tăng 10,9% so với cùng kỳ năm 2018. Đây là tháng Việt Nam đón lượng khách quốc tế lớn nhất từ trước đến nay.
Bên cạnh những kết quả đáng ghi nhận thì vẫn còn những khó khăn, thách thức như vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tháng 2 giảm 3,6% so với cùng kỳ năm trước, trong đó vốn Trung ương giảm 35,5%. Tính chung 2 tháng đầu năm nay, vốn đầu tư thực hiện từ nguồn ngân sách Nhà nước tăng 0,1% so với cùng kỳ năm trước (cùng kỳ năm 2018 tăng 10,1%).
Thời tiết nắng ấm cũng khiến sâu bệnh gây hại trên lúa diễn biến phức tạp. Đáng chú ý là dịch tả lợn châu Phi đã bùng phát ổ dịch tại sáu tỉnh Hải Phòng, Thái Bình, Hưng Yên, Thanh Hóa, Hà Nội và Hà Nam.
Nhiều sản phẩm xuất khẩu chủ lực giảm mạnh so với cùng kỳ năm trước như điện thoại và linh kiện giảm 7,3% so với cùng kỳ năm trước; rau quả giảm 14,4%; cà phê giảm 26,9%; hạt điều giảm 21%; gạo giảm 17,5%; hạt tiêu giảm 20,6%.
Để khắc phục những hạn chế, Chính phủ yêu cầu các bộ, ngành, địa phương cần theo dõi sát diễn biến tình hình trong nước và quốc tế để kịp thời có những phản ứng chính sách phù hợp. Từng thành viên Chính phủ, các bộ ngành, địa phương khẩn trương chỉ đạo thực hiện quyết liệt, đồng bộ các nhiệm vụ, giải pháp đã đề ra trong Nghị quyết số 01/NQ-CP, Nghị quyết số 02/NQ-CP và chương trình hành động của bộ ngành, địa phương. Kiên định thực hiện các nhiệm vụ, công việc đề ra, trong đó cần bám sát mục tiêu tại các kịch bản tăng trưởng GDP hằng quý, 6 tháng, cả năm. Quyết tâm hành động; nói đi đôi với làm; tăng cường kỷ luật kỷ cương; ttiếp ục tạo chuyển biến mạnh mẽ; nỗ lực phấn đấu ngay từ đầu năm để thực hiện thành công toàn diện các mục tiêu, nhiệm vụ năm 2019.
Chính phủ lưu ý tiếp tục ưu tiên củng cố nền tảng kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, tạo thêm dư địa cho điều hành chính sách kinh tế vĩ mô, vận dụng các chính sách kinh tế vĩ mô linh hoạt để ứng phó với các diễn biến bất lợi của kinh tế thế giới và khu vực; tăng khả năng chống chịu của nền kinh tế trước những biến động khó lường của kinh tế và thương mại thế giới.
Triển khai nhanh công tác phân bổ, giao kế hoạch vốn đầu tư công. Đẩy nhanh tiến độ thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công, nhất là các công trình hạ tầng bị thiệt hại do thiên tai, các dự án lớn, dự án quan trọng, chương trình mục tiêu quốc gia, bảo đảm thực hiện và giải ngân nguồn vốn đầu tư công được giao năm 2019.
Thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ về việc triển khai đồng bộ các giải pháp cấp bách để ngăn chặn, khống chế bệnh dịch tả lợn Châu Phi xâm nhiễm vào Việt Nam, theo dõi chặt chẽ tình hình dịch bệnh ở các địa phương và thực hiện quyết liệt các biện pháp phòng, chống dịch nhằm ngăn chặn dịch bệnh lây lan trên diện rộng…
Tiếp đó, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ và lãnh đạo các bộ, ngành trả lời câu hỏi của các nhà báo./.
Chính sách mới có hiệu lực từ tháng 3-2019  (01/03/2019)
“Chi phí tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh Mỹ - Triều không nhiều”  (01/03/2019)
Quốc tế đánh giá cao công tác tổ chức Thượng đỉnh Mỹ - Triều  (01/03/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Nỗ lực cao nhất để thúc đẩy tăng trưởng  (01/03/2019)
Lãnh đạo Chính phủ, Quốc hội hội kiến Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un  (01/03/2019)
Tổng Bí thư, Chủ tịch nước đón, hội đàm với Chủ tịch Triều Tiên  (01/03/2019)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển