Bộ Chính trị quy định trách nhiệm người đứng đầu cấp ủy trong tiếp dân
Theo quy định, người đứng đầu cấp ủy phải trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo công tác tiếp dân, xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân; thực hiện nghiêm việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân theo quy định của Ðảng và pháp luật của Nhà nước.
Việc tiếp dân, đối thoại và xử lý, giải quyết những phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân, phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của dân; dân chủ, công tâm, khách quan, kịp thời, đúng phạm vi thẩm quyền; trình tự thủ tục đơn giản, tạo thuận lợi cho người dân; bảo mật thông tin, bảo đảm an toàn cho người phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo theo quy định.
Về trách nhiệm của người đứng đầu cấp ủy trong việc tiếp dân, Quy định nêu rõ: Trực tiếp thực hiện việc tiếp dân, kịp thời đối thoại khi cần thiết và xử lý, giải quyết các phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tối cáo của dân theo thẩm quyền; kiểm tra, giám sát, đôn đốc việc tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh của dân; ban hành và tổ chức thực hiện nội quy, quy chế tiếp dân; phối hợp với các cơ quan, tổ chức bảo đảm trật tự, an toàn cho việc tiếp dân.
Ðịnh kỳ quý một, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất trực tiếp làm việc với bí thư cấp ủy cấp dưới trực tiếp và thủ trưởng cơ quan, tổ chức, đơn vị cùng cấp có liên quan về tình hình và kết quả công tác tiếp dân. Ðịnh kỳ hằng tháng, quý một, sáu tháng, chín tháng, năm hoặc đột xuất báo cáo tình hình kết quả tiếp dân và xử lý, giải quyết phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của dân lên cấp ủy và các cơ quan cấp trên.
Về thời gian tiếp dân, mỗi tháng người đứng đầu cấp ủy cấp tỉnh, cấp huyện tiếp dân ít nhất một ngày; người đứng đầu cấp xã tiếp dân ít nhất hai ngày và tiếp đột xuất trong các trường hợp vụ việc phức tạp, nổi cộm, kéo dài hoặc có thể gây hậu quả nghiêm trọng.
Quy định cũng nêu rõ trình tự tiếp nhận, xử lý phản ánh, kiến nghị, khiếu nại, tố cáo của người đứng đầu cấp ủy; thời hạn xử lý, giải quyết cũng như xử lý trách nhiệm người đứng đầu trong những trường hợp thiếu trách nhiệm, vi phạm quy định của Ðảng, Nhà nước về việc tiếp dân./.
Đức nhất trí củng cố và gia tăng nội hàm quan hệ với Việt Nam  (23/02/2019)
Thủ tướng dự Diễn đàn “Ngành công nghiệp chế biến, xuất khẩu gỗ, lâm sản và lễ khánh thành nhà máy sản xuất nước tinh khiết, thảo dược và hoa quả  (23/02/2019)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Tổng Giám đốc Ngân hàng MUFG (Nhật Bản)  (23/02/2019)
Hoạt động của các Phó Thủ tướng Chính phủ ngày 22-02  (23/02/2019)
Thúc đẩy hơn nữa mối quan hệ đặc biệt Việt Nam - Lào  (21/02/2019)
- Các quốc gia tầm trung trong bối cảnh mới và hàm ý chính sách đối với Việt Nam đến năm 2030
- Vai trò của báo chí trong truyền thông chính sách về đa dạng văn hóa
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về con người với việc xây dựng và phát huy nhân tố con người để phát triển đất nước phồn vinh, hạnh phúc trong bối cảnh hội nhập quốc tế hiện nay
- Kinh nghiệm quốc tế về xây dựng nền kinh tế tự chủ trong xu thế hội nhập quốc tế hiện nay và một số gợi ý cho Việt Nam
- Phát triển tài chính toàn diện trên cơ sở mối quan hệ với công nghệ tài chính và hàm ý chính sách cho Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay