Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu Xuân Kỷ Hợi 2019
Sáng 12-02, tại Hà Nội, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đánh cồng khai trương phiên giao dịch chứng khoán đầu tiên sau kỳ nghỉ Tết Nguyên đán Kỷ Hợi 2019. Cùng dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Vương Đình Huệ, lãnh đạo một số bộ, ngành và đông đảo nhà đầu tư.
Phát biểu tại phiên giao dịch đầu năm mới, thông tin về những đánh giá tích cực của các tổ chức quốc tế, chuyên gia đối với sự phát triển của Việt Nam, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết Ngân hàng Thế giới dự báo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam tăng trên 6,6%; Standard Charated và ANZ nhận định, kinh tế Việt Nam sẽ tăng trưởng nhanh nhất trong ASEAN và là điểm sáng trong bức tranh kinh tế toàn cầu. Việt Nam có nhiều dư địa để thúc đẩy kinh tế 2019 đạt mức tăng trưởng 7% nhờ tiếp tục thu hút FDI để mở rộng cơ sở sản xuất hàng điện tử và tiêu dùng trong nước. Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia nhận định, tăng trưởng kinh tế Việt Nam 2019 có triển vọng đạt 7%. Thủ tướng cho rằng, các nhận định đó cho thấy niềm tin về phát triển kinh tế Việt Nam tiếp tục tốt đẹp trong năm 2019 và các năm tiếp theo.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc bày tỏ vui mừng về sự phát triển mạnh mẽ của thị trường chứng khoán gần 20 năm qua, đóng góp quan trọng vào phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, Thủ tướng cho biết, mức vốn hóa thị trường cổ phiếu đã tăng gần 17 lần trong vòng 12 năm qua; từ 22,7% GDP năm 2006 lên 72% GDP năm 2018. Huy động vốn của khối doanh nghiệp tư nhân thông qua phát hành trái phiếu, cổ phiếu doanh nghiệp tăng 70% năm 2017 và trên 30% năm 2018, đạt 68 nghìn tỷ đồng; đưa Việt Nam trở thành quốc gia có mức huy động vốn qua sàn chứng khoán thành công nhất Đông Nam Á. Thông qua thị trường chứng khoán, Chính phủ đã huy động được vốn với kỳ hạn 20 đến 30 năm, chủ động tốt hơn nguồn vốn dài hạn cho đầu tư công và cơ cấu lại nợ công.
Tuy vậy, Thủ tướng cũng chỉ ra những hạn chế như quy mô thị trường chứng khoán còn nhỏ, nhất là thị trường trái phiếu doanh nghiệp; tính minh bạch có nhiều cải thiện nhưng chưa cao; tính tuân thủ kỷ luật, kỷ cương còn hạn chế; nhiều doanh nghiệp đã cổ phần hóa nhưng chậm niêm yết trên sàn chứng khoán; thị trường chủ yếu là nhà đầu tư nhỏ lẻ với tâm lý đám đông nên rủi ro lan truyền lớn; khả năng chống chọi với những cú sốc bên ngoài còn hạn chế...
Bước vào năm 2019 với bối cảnh tình hình quốc tế diễn biến phức tạp, thị trường chứng khoán thế giới dự báo tăng yếu ớt, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh, kiên định chính sách ổn định kinh tế vĩ mô, kiên trì đổi mới mô hình tăng trưởng, coi kinh tế tư nhân là một động lực quan trọng để phát triển kinh tế.
Thủ tướng cũng nhấn mạnh, việc tiếp tục phát triển thị trường chứng khoán bền vững và phát huy vai trò của thị trường chứng khoán trong tạo vốn trung dài hạn của nền kinh tế, nâng cao chất lượng tăng trưởng, tăng tính minh bạch của nền kinh tế trong thời gian tới là rất quan trọng.
Thủ tướng chỉ đạo Bộ Tài chính và các cơ quan liên quan hoàn thiện khung khổ pháp lý về chứng khoán và thị trường chứng khoán, trong đó trọng tâm là sửa đổi Luật Chứng khoán để trình Quốc hội thông qua trong năm 2019. Đặc biệt, cần tăng cường thể chế bảo vệ nhà đầu tư thiểu số khi xếp hạng của Ngân hàng Thế giới về chỉ số bảo vệ nhà đầu tư của nước ta chỉ đứng thứ 89/190 quốc gia, vùng lãnh thổ. Cùng với tiếp tục thực hiện chiến lược phát triển thị trường chứng khoán Việt Nam giai đoạn 2011 - 2020, theo Thủ tướng, cần chủ động đề xuất chiến lược phát triển thị trường giai đoạn đến năm 2030. Trong đó, phải tập trung phát triển thị trường chứng khoán phái sinh và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bên cạnh tiếp tục tăng độ sâu tài chính thị trường trái phiếu Chính phủ.
Thủ tướng cũng chỉ đạo triển khai các giải pháp nâng hạng thị trường chứng khoán Việt Nam từ hạng thị trường cận biên lên hạng thị trường mới nổi trên bảng xếp hạng của các tổ chức xếp hạng thị trường; đẩy mạnh ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 vào thị trường chứng khoán, coi đây là giải pháp đột phá của ngành tài chính, chứng khoán cùng với việc phát triển nguồn nhân lực.
Cùng với đó, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cũng yêu cầu tăng cường thanh tra, giám sát, xử lý vi phạm, bảo đảm kỷ cương, kỷ luật trên thị trường chứng khoán, tạo dựng lòng tin cho công chúng, nhà đầu tư, giúp thị trường phát triển ổn định và bền vững; tăng chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các hành vi thao túng giá, giao dịch nội gián; không cung cấp hoặc cung cấp thông tin giao dịch không đúng./.
Xây dựng xã hội học tập nhằm chấn hưng nền giáo dục ở Việt Nam  (12/02/2019)
Hưng Yên: Nhìn lại 05 năm thực hiện Quyết định số 217- QĐ/TW, Quyết định số 218-QĐ/TW của Bộ Chính trị  (12/02/2019)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 04 đến ngày 10-02-2019)  (12/02/2019)
Năm 2018: 5 quốc gia và vùng lãnh thổ tự chủ sản xuất sản phẩm quân sự - quốc phòng  (12/02/2019)
Tuần tin cải cách hành chính từ ngày 04 đến ngày 10-02-2019  (12/02/2019)
Thủ tướng họp Thường trực Chính phủ về tổng kết tình hình Tết Kỷ Hợi  (11/02/2019)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay