Khai mạc Hội nghị 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X
Hội nghị trực tuyến toàn quốc và triển lãm quốc gia tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn khai mạc sáng 27-11, tại Hà Nội. Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc dự và chỉ đạo Hội nghị.
Phát biểu khai mạc Hội nghị, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh từ khi thành lập nước đến nay, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Đảng luôn dành sự quan tâm đặc biệt đối với sự phát triển của nông nghiệp, nông dân, nông thôn; coi đây là những cơ sở, lực lượng quan trọng để phát triển kinh tế - xã hội bền vững, giữ vững ổn định chính trị, bảo đảm an ninh, quốc phòng.
Cách đây 10 năm, xuất phát từ yêu cầu của thực tiễn trong tình hình mới, trên cơ sở tổng kết 20 năm đổi mới, ngày 05-8-2008, Đảng đã ban hành Nghị quyết số 26 Hội nghị Trung ương 7, khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn. Đây là nghị quyết lịch sử đầu tiên của Đảng đề cập toàn diện đến ba lĩnh vực nông nghiệp, nông dân, nông thôn, trong đó khẳng định nông dân là chủ thể, xây dựng nông thôn mới là căn bản, phát triển toàn diện nông nghiệp là then chốt. Giải quyết tốt vấn đề nông nghiệp - nông dân - nông thôn là nhiệm vụ chính trị quan trọng của toàn Đảng, toàn dân, không chỉ đến năm 2020 mà còn cho suốt chặng đường xây dựng, phát triển đất nước.
Sau khi Nghị quyết được ban hành, Chính phủ đã có chương trình hành động gồm ba chương trình mục tiêu quốc gia, chín đề án quy hoạch và 36 đề án chuyên ngành.
Qua 10 năm thực hiện, dưới sự lãnh đạo của Đảng, sự giám sát của Quốc hội, sự điều hành, chỉ đạo kịp thời của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nông nghiệp, nông thôn Việt Nam đã đạt được nhiều thành tựu to lớn, được cộng đồng quốc tế ghi nhận, đánh giá cao; vai trò, vị thế của người nông dân ngày càng được nâng lên.
Tuy nhiên, qua xây dựng báo cáo tổng kết cho thấy bên cạnh những thành tựu đã đạt được, nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam cũng còn nhiều hạn chế lớn cần khắc phục, nhất là về tổ chức sản xuất, chất lượng, hiệu quả, tính bền vững của sản xuất nông nghiệp, kinh tế nông thôn và xây dựng nông thôn mới. Đến năm 2020, một số mục tiêu do Nghị quyết có khả năng không đạt nếu không có những giải pháp đột phá và sự chỉ đạo quyết liệt, kịp thời.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình nhấn mạnh mục tiêu quan trọng nhất của Hội nghị là cung cấp thêm luận cứ để hoàn thiện báo cáo tổng kết, sớm trình Bộ Chính trị ban hành Nghị quyết của Đảng.
Trưởng Ban Kinh tế Trung ương Nguyễn Văn Bình đề nghị các đại biểu tập trung thảo luận, đánh giá, làm rõ về những nhận định, phân tích trong dự thảo báo cáo tóm tắt tổng kết 10 năm thực hiện Nghị quyết; từ kinh nghiệm phát triển nông nghiệp của các nước, địa phương, doanh nghiệp, đề xuất về các mô hình, giải pháp có tính đột phá để phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn Việt Nam trong thời gian tới; đề xuất các giải pháp tăng cường sự lãnh đạo của Đảng, nâng cao năng lực, hiệu lực quản lý nhà nước; phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội, sự tham gia của nhân dân trong phát triển nông nghiệp, nông thôn.
Tại Hội nghị, Phó trưởng Ban Thường trực Ban Kinh tế Trung ương Cao Đức Phát đã báo cáo tóm tắt kết quả 10 năm thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 khóa X về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Trước đó, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc cùng lãnh đạo các bộ, ban, ngành, cơ quan Trung ương đã cắt băng khai mạc Triển lãm quốc gia về nông nghiệp, nông dân, nông thôn.
Triển lãm là hoạt động thiết thực nhằm cụ thể hóa và quảng bá những thành tựu đã đạt được 10 năm thực hiện Nghị quyết tam nông. Với quy mô hơn 100 gian hàng có nội dung hướng đến mô hình phát triển, sản phẩm tiêu biểu, công nghệ khoa học và các dịch vụ tín dụng, Triển lãm được chia thành ba khu vực.
Khu vực 1 gồm các gian hàng về thành tựu, mô hình phát triển nông nghiệp, nông dân, nông thôn văn minh, hiện đại của các bộ, ngành, hội Trung ương, các địa phương tiêu biểu.
Khu vực 2 giới thiệu những sản phẩm nông nghiệp chất lượng của cả nước, trưng bày trong gian hàng của các doanh nghiệp tiêu biểu dẫn đầu trong lĩnh vực nông nghiệp.
Khu vực 3 là nơi kết nối những công nghệ, dịch vụ phát triển nông nghiệp, gồm các ngân hàng thương mại, Quỹ tín dụng nhân dân, tổ chức tài chính vĩ mô tiêu biểu; các doanh nghiệp công nghiệp, doanh nghiệp khoa học - công nghệ phục vụ nông nghiệp; trường đại học tiêu biểu; một số doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo trong nông nghiệp. Đây cũng là khu vực mang nhiều điểm nhấn của triển lãm với những sản phẩm công nghệ mới nhất trong nghiên cứu nông nghiệp, thực hành sản xuất nhằm hỗ trợ nông dân và các doanh nghiệp phát triển bền vững như mô hình máy cơ khí trong nuôi trồng, thu hoạch, chế biến, công nghệ cảm biến (không khí, đất, nhiệt độ ẩm, cây trồng, sức khỏe cơ sở hạ tầng), sinh trắc học chăn nuôi, tự động hóa, máy học, trí tuệ nhân tạo, nông nghiệp chính xác, trang trại kết nối, ứng dụng đám mây.../.
Những chiến sĩ công an khoác trên mình tấm áo blouse trắng  (27/11/2018)
Thông tin kinh tế đáng chú ý trong tuần (từ ngày 19 đến 25-11-2018)  (27/11/2018)
Hoạt động đối ngoại nổi bật tuần qua (từ ngày 19 đến ngày 25-11-2018)  (27/11/2018)
Tạo điều kiện để quan hệ quốc phòng Việt Nam - Cuba tiếp tục phát triển  (26/11/2018)
Trao thưởng cho tổ chức và cá nhân có thành tích xuất sắc về tam nông  (26/11/2018)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển