Thủ tướng kết thúc chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33
22:42, ngày 16-11-2018
TCCSĐT - Tối 15-11, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc và Phu nhân cùng Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã về đến Hà Nội, kết thúc tốt đẹp chuyến tham dự Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan theo lời mời của Thủ tướng Singapore Lý Hiển Long.
Theo đặc phái viên TTXVN, diễn ra từ ngày 13 đến 15-11-2018, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan là sự kiện quan trọng nhất trong năm của ASEAN với sự tham gia của lãnh đạo 10 nước ASEAN và các nguyên thủ và lãnh đạo của Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Australia cùng với Canada (Chủ tịch G7), Chile (Chủ tịch G20) và Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF).
Trong thời gian 3 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc phong phú và khẩn trương với nhiều hoạt động đa dạng, cả song phương và đa phương, các cuộc ăn sáng, trưa, tối đều là các cuộc làm việc, bao gồm: Dự, phát biểu tại 18 hội nghị, phiên họp; có cuộc tiếp, làm việc với Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Chile, Hàn Quốc, Thủ tướng Australia, Malaysia, Quốc vương Brunei và các cuộc trao đổi quan trọng bên lề Hội nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen để thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương; tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp, một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào Việt Nam với 9 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với nguyên Thủ tướng, Bộ trưởng cấp cao Goh Chok Tong cắt băng khai trương “Tuần lễ hàng Việt Nam” tại Singapore - sự kiện đặc biệt quảng bá hàng Việt Nam tại Singapore. Việt Nam là nước duy nhất tổ chức sự kiện như vậy trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các phát biểu quan trọng, đưa ra nhiều đề xuất, biện pháp, đóng góp vào nhiều văn kiện, thỏa thuận được thông qua tại Hội nghị, phản ánh nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân các quốc gia ASEAN.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua 20 văn kiện chính và 30 văn kiện chuyên đề trên các lĩnh vực, trong đó có Tuyên bố chung về đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố 45 năm kỷ niệm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản; thông qua Tầm nhìn Đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc 2030, Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về Khoa học công nghệ và sáng tạo; thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Nga về Đối tác chiến lược, Tuyên bố ASEAN - Nga về Hợp tác trong lĩnh vực An ninh sử dụng Công nghệ thông tin và liên lạc, chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ giữa ASEAN và Uỷ ban Kinh tế Á - Âu (EEC); thông qua Tuyên bố các Lãnh đạo ASEAN+3 về hợp tác chống kháng thuốc kháng sinh vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân; Tuyên bố về chống rác thải nhựa trên biển...
Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trên nền tảng đà thuận lợi có được của năm 2018, phát huy tinh thần tự cường và sáng tạo, cần tiếp tục được đẩy mạnh trong các năm tiếp theo. Theo đó, đoàn kết, thống nhất ASEAN phải tiếp tục là nhân tố then chốt trong tư tưởng và hành động vì một Cộng đồng ASEAN vững vàng, tự cường và liên kết chặt chẽ trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ ASEAN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin, đề cao luật pháp quốc tế và ủng hộ một hệ thống quốc tế đa phương dựa trên luật lệ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo để tận dụng tối đa cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam về kết nối nền tảng dữ liệu số, hài hòa giá cước di động, lập Đại học Công nghệ ASEAN và xây dựng mạng lưới thông tin cảnh báo sớm thiên tai ở khu vực…
Bày tỏ quan ngại về những thách thức hiện nay trong phát triển kinh tế quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, lợi ích cục bộ, nguồn gốc của chủ nghĩa bảo hộ, cùng với xung đột thương mại đang đặt ra những thách thức lớn. Nếu kéo dài hơn, thế giới và khu vực sẽ phải hứng chịu những hệ lụy, tổn thất to lớn khó có thể lường trước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp thuận lợi hoá thương mại-đầu tư, giảm thiểu nguy cơ từ bảo hộ và tư duy thương mại vị kỷ. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phối hợp chặt chẽ cần trở thành nếp quen và trao đổi, đối thoại là chìa khóa cho hợp tác, là tiền đề của hữu nghị. Với sự đa dạng của các quốc gia và để đạt được thành công, kết nối trên nền tảng lòng tin phải là hoạt động xuyên suốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là thời điểm để nỗ lực kết thúc đàm phán RCEP. Việt Nam sẵn sàng cùng các nước tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp hướng tới mục tiêu chung; thúc đẩy xây dựng Hiệp định RCEP thực sự trở thành một hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích, trong có tính đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên. ASEAN cần đi đầu, ủng hộ tự do thương mại và liên kết khu vực. Việc Việt Nam đã ký Hiệp định FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu và đặc biệt Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định CPTTP đã tạo vị thế của Việt Nam trong khu vực về tinh thần chủ động hội nhập.
Trong thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ quan điểm, lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhấn mạnh môi trường ổn định, hoà bình bền vững có ý nghĩa tiên quyết với hợp tác phát triển. Phấn đấu vì mục tiêu này là trách nhiệm chung của các nước. Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực.
Thủ tướng nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đa số các nước đối tác ASEAN đều khẳng định cùng chung tay nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, để Biển Đông trở thành vùng biển của hòa bình, hợp tác và phát triển, trong đó có việc đàm phán COC phải đạt hiệu quả và thực chất dựa trên luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nêu ý kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông.
Tại các hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định yêu cầu tiên quyết cần duy trì đoàn kết, thống nhất, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố một cấu trúc hợp tác khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm kết thúc đàm phán RCEP để đạt được một hiệp định thương mại tự do hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong năm 2019.
Trong thảo luận, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác đã nêu các ý kiến về sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cần tiếp tục làm rõ nội hàm và cần bảo đảm các nguyên tắc, giá trị chung về tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, cơ chế hợp tác mở, dung nạp, với ASEAN giữ vai trò trung tâm, bảo đảm tự do hàng không, hàng hải, tự do giao thương, hợp tác cùng có lợi, vì hòa bình, thịnh vượng.
Có thể nói, với hơn 25 hoạt động song phương và đa phương tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết thúc tốt đẹp, tiếp tục truyền đi thông điệp về một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường, sáng tạo; đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả với các đối tác; các hoạt động phong phú và phát biểu quan trọng của Thủ tướng đã làm nổi bật hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong khu vực và trên thế giới.
Trong thời gian 3 ngày, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có chương trình làm việc phong phú và khẩn trương với nhiều hoạt động đa dạng, cả song phương và đa phương, các cuộc ăn sáng, trưa, tối đều là các cuộc làm việc, bao gồm: Dự, phát biểu tại 18 hội nghị, phiên họp; có cuộc tiếp, làm việc với Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Chile, Hàn Quốc, Thủ tướng Australia, Malaysia, Quốc vương Brunei và các cuộc trao đổi quan trọng bên lề Hội nghị với Tổng thống Nga Vladimir Putin, Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Canada Justin Trudeau, Thủ tướng Thái Lan Prayut Chan-o-cha, Thủ tướng Lào Thongloun Sisoulith, Thủ tướng Campuchia Samdech Hun Sen để thảo luận các biện pháp thúc đẩy quan hệ song phương; tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp, một trong những doanh nghiệp tiên phong đầu tư vào Việt Nam với 9 Khu công nghiệp Việt Nam - Singapore (VSIP).
Nhân dịp này, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã cùng với nguyên Thủ tướng, Bộ trưởng cấp cao Goh Chok Tong cắt băng khai trương “Tuần lễ hàng Việt Nam” tại Singapore - sự kiện đặc biệt quảng bá hàng Việt Nam tại Singapore. Việt Nam là nước duy nhất tổ chức sự kiện như vậy trong suốt thời gian diễn ra Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33.
Trong khuôn khổ Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có các phát biểu quan trọng, đưa ra nhiều đề xuất, biện pháp, đóng góp vào nhiều văn kiện, thỏa thuận được thông qua tại Hội nghị, phản ánh nội dung hợp tác trên nhiều lĩnh vực, nhất là liên quan trực tiếp đến lợi ích người dân các quốc gia ASEAN.
Cụ thể, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc và các nhà lãnh đạo đã nhất trí thông qua 20 văn kiện chính và 30 văn kiện chuyên đề trên các lĩnh vực, trong đó có Tuyên bố chung về đàm phán Hiệp định đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố 45 năm kỷ niệm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản; thông qua Tầm nhìn Đối tác chiến lược ASEAN - Trung Quốc 2030, Tuyên bố chung ASEAN - Trung Quốc về Khoa học công nghệ và sáng tạo; thông qua Tuyên bố chung ASEAN - Nga về Đối tác chiến lược, Tuyên bố ASEAN - Nga về Hợp tác trong lĩnh vực An ninh sử dụng Công nghệ thông tin và liên lạc, chứng kiến lễ ký Bản ghi nhớ giữa ASEAN và Uỷ ban Kinh tế Á - Âu (EEC); thông qua Tuyên bố các Lãnh đạo ASEAN+3 về hợp tác chống kháng thuốc kháng sinh vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân; Tuyên bố về chống rác thải nhựa trên biển...
Phát biểu tại các Hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh trên nền tảng đà thuận lợi có được của năm 2018, phát huy tinh thần tự cường và sáng tạo, cần tiếp tục được đẩy mạnh trong các năm tiếp theo. Theo đó, đoàn kết, thống nhất ASEAN phải tiếp tục là nhân tố then chốt trong tư tưởng và hành động vì một Cộng đồng ASEAN vững vàng, tự cường và liên kết chặt chẽ trong bối cảnh quốc tế, khu vực có nhiều biến động.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc ủng hộ ASEAN tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin, đề cao luật pháp quốc tế và ủng hộ một hệ thống quốc tế đa phương dựa trên luật lệ, tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo để tận dụng tối đa cơ hội từ cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Nhân dịp này, Thủ tướng cũng chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam về kết nối nền tảng dữ liệu số, hài hòa giá cước di động, lập Đại học Công nghệ ASEAN và xây dựng mạng lưới thông tin cảnh báo sớm thiên tai ở khu vực…
Bày tỏ quan ngại về những thách thức hiện nay trong phát triển kinh tế quốc tế, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng, lợi ích cục bộ, nguồn gốc của chủ nghĩa bảo hộ, cùng với xung đột thương mại đang đặt ra những thách thức lớn. Nếu kéo dài hơn, thế giới và khu vực sẽ phải hứng chịu những hệ lụy, tổn thất to lớn khó có thể lường trước. Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh cần tiếp tục đẩy mạnh các biện pháp thuận lợi hoá thương mại-đầu tư, giảm thiểu nguy cơ từ bảo hộ và tư duy thương mại vị kỷ. Theo Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, phối hợp chặt chẽ cần trở thành nếp quen và trao đổi, đối thoại là chìa khóa cho hợp tác, là tiền đề của hữu nghị. Với sự đa dạng của các quốc gia và để đạt được thành công, kết nối trên nền tảng lòng tin phải là hoạt động xuyên suốt.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cho rằng đây là thời điểm để nỗ lực kết thúc đàm phán RCEP. Việt Nam sẵn sàng cùng các nước tìm kiếm các giải pháp sáng tạo, linh hoạt phù hợp hướng tới mục tiêu chung; thúc đẩy xây dựng Hiệp định RCEP thực sự trở thành một hiệp định thương mại tự do toàn diện, chất lượng cao, cân bằng về lợi ích, trong có tính đến sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa các thành viên. ASEAN cần đi đầu, ủng hộ tự do thương mại và liên kết khu vực. Việc Việt Nam đã ký Hiệp định FTA với Liên minh kinh tế Á-Âu và đặc biệt Quốc hội Việt Nam vừa phê chuẩn Hiệp định CPTTP đã tạo vị thế của Việt Nam trong khu vực về tinh thần chủ động hội nhập.
Trong thảo luận, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã chia sẻ quan điểm, lập trường của Việt Nam về các vấn đề khu vực và quốc tế cùng quan tâm; nhấn mạnh môi trường ổn định, hoà bình bền vững có ý nghĩa tiên quyết với hợp tác phát triển. Phấn đấu vì mục tiêu này là trách nhiệm chung của các nước. Về vấn đề Biển Đông, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chia sẻ và được nhiều nước đồng tình về tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực.
Thủ tướng nhấn mạnh các nguyên tắc đã được nhất trí trong ASEAN về đề cao luật pháp quốc tế và Công ước Luật biển 1982 (UNCLOS) trong giải quyết hòa bình các tranh chấp, kiềm chế, không sử dụng hoặc đe dọa sử dụng vũ lực, không quân sự hóa, không làm phức tạp tình hình, tăng cường lòng tin, tích cực xây dựng một Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC) hiệu quả, thực chất và thực hiện nghiêm túc, đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).
Đa số các nước đối tác ASEAN đều khẳng định cùng chung tay nỗ lực tạo dựng môi trường thuận lợi cho đối thoại, hợp tác và xây dựng lòng tin, để Biển Đông trở thành vùng biển của hòa bình, hợp tác và phát triển, trong đó có việc đàm phán COC phải đạt hiệu quả và thực chất dựa trên luật pháp quốc tế, UNCLOS 1982. Tại Hội nghị, Thủ tướng Trung Quốc Lý Khắc Cường nêu ý kiến Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất Bộ quy tắc COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ Tuyên bố DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông.
Tại các hội nghị, các nhà lãnh đạo ASEAN tái khẳng định yêu cầu tiên quyết cần duy trì đoàn kết, thống nhất, giữ vững vai trò trung tâm của ASEAN và củng cố một cấu trúc hợp tác khu vực rộng mở, minh bạch, dựa trên luật lệ. Các nhà lãnh đạo tái khẳng định quyết tâm kết thúc đàm phán RCEP để đạt được một hiệp định thương mại tự do hiện đại, toàn diện, chất lượng cao và mang lại lợi ích cho tất cả các bên trong năm 2019.
Trong thảo luận, các nhà lãnh đạo ASEAN và các đối tác đã nêu các ý kiến về sáng kiến Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương tự do và rộng mở, cần tiếp tục làm rõ nội hàm và cần bảo đảm các nguyên tắc, giá trị chung về tuân thủ luật pháp quốc tế, bảo đảm chủ quyền lãnh thổ, cơ chế hợp tác mở, dung nạp, với ASEAN giữ vai trò trung tâm, bảo đảm tự do hàng không, hàng hải, tự do giao thương, hợp tác cùng có lợi, vì hòa bình, thịnh vượng.
Có thể nói, với hơn 25 hoạt động song phương và đa phương tham dự Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã kết thúc tốt đẹp, tiếp tục truyền đi thông điệp về một ASEAN hòa bình, ổn định và tự cường, sáng tạo; đồng thời thúc đẩy hợp tác toàn diện, thực chất, hiệu quả với các đối tác; các hoạt động phong phú và phát biểu quan trọng của Thủ tướng đã làm nổi bật hình ảnh đất nước Việt Nam đổi mới, chủ động hội nhập quốc tế, là thành viên có trách nhiệm trong khu vực và trên thế giới.
Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị cấp cao liên quan được đánh giá là một trong những kỳ hội nghị thành công nhất của ASEAN. Hội nghị đã khẳng định vai trò của quốc gia Chủ tịch ASEAN 2018 - Singapore với 63 văn kiện được thông qua mà điểm nhấn quan trọng là các nước ASEAN, Trung Quốc và nhiều đối tác đều nhất trí tiến tới sớm hoàn tất Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông (COC).
63 văn kiện được thông qua
Với sự góp mặt của các đối tác lớn gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Australia, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị liên quan là sự kiện lớn nhất trong năm của ASEAN.
Bên cạnh việc tham dự và phát biểu tại các hoạt động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Chile, Hàn Quốc, Thủ tướng Australia, Canada, Malaysia, Quốc vương Brunei; tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp, tập đoàn là chủ đầu tư của 9 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại Việt Nam.
Thủ tướng cũng đã dành thời gian đến dự buổi khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam, sự kiện duy nhất chỉ Việt Nam triển khai vào dịp này để quảng bá hàng hóa của Việt Nam.
Kết thúc các hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Nhà Lãnh đạo đã thông qua 63 văn kiện làm nền tảng cho hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong các năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.
Trong số đó, một số văn kiện quan trọng như: Tuyên bố chung về đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố 45 năm kỷ niệm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản; Tầm nhìn Đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc 2030; Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về Khoa học công nghệ và sáng tạo; Tuyên bố chung ASEAN-Nga về Đối tác chiến lược; Tuyên bố ASEAN-Nga về Hợp tác trong lĩnh vực An ninh sử dụng Công nghệ thông tin và liên lạc; Bản ghi nhớ giữa ASEAN và Ủy ban Kinh tế Á-Âu (EEC); Tuyên bố các Lãnh đạo ASEAN+3 về hợp tác chống kháng thuốc kháng sinh vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân...
Trong các bài phát biểu tại các hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tự cường và sáng tạo ASEAN cần tiếp tục được đẩy mạnh; đồng thời nhấn mạnh đoàn kết, thống nhất ASEAN phải tiếp tục là nhân tố then chốt trong tư tưởng và hành động, vì một Cộng đồng ASEAN vững vàng, tự cường và liên kết chặt chẽ. ASEAN cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin; đề cao luật pháp quốc tế và ủng hộ một hệ thống quốc tế đa phương dựa trên luật lệ; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo để tận dụng tối đa cơ hội từ cách mạng 4.0.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam về kết nối nền tảng dữ liệu số, hài hòa giá cước di động, lập Đại học công nghệ ASEAN và xây dựng mạng lưới thông tin cảnh báo sớm thiên tai ở khu vực.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Thủ tướng nêu sáng kiến xây dựng Cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực, nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó của các nền kinh tế.
Nỗ lực cho đàm phán RCEP
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, các nước tham dự hội nghị đều ủng hộ tự do hóa thương mại, chống chủ nghĩa đơn phương, vì vậy đã có nhiều nỗ lực trong đàm phán về Hiệp định RCEP.
Mặc dù chưa thể kết thúc đàm phán năm nay nhưng các Nhà Lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm rất cao, kêu gọi các nước nâng cao ý chí chính trị, dung hòa lợi ích để hoàn thành đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định này trong năm 2019.
Theo ông Dũng, quyết tâm chính trị và tiến bộ đàm phán RCEP rất có ý nghĩa, như một thông điệp khẳng định ASEAN và các đối tác không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ mở cửa thương mại trên cơ sở quan tâm đến lợi ích của các nước ở các trình độ phát triển khác nhau.
Đây cũng chính là quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, ủng hộ tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho thương mại phát triển, đồng thời cần quan tâm đến lợi ích chính đáng của các thành viên, trong đó các thành viên phát triển sau cần được hưởng một số ưu đãi để có thể hội nhập tốt với các thành viên phát triển hơn.
Sớm đạt được COC hiệu quả và thực chất
Một thành công mang tính điểm nhấn của kỳ hội nghị lần này chính là việc các nước ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất sớm nỗ lực đạt được COC hiệu quả và thực chất.
Không chỉ tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc mà ở các hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nhấn mạnh đến vấn đề biển Đông.
Tuy nhiên, Thủ tướng chia sẻ tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục đề cao các nguyên tắc đã nhất trí về thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế, xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực ứng xử chung, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, triển khai đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng một COC hiệu quả và thực chất.
Những thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN và các đối tác trong vấn đề này.
Các nước ASEAN và đối tác đều nhất trí ASEAN cần tiếp tục hợp tác và xây dựng lòng tin, trong đó có đàm phán COC hiệu quả và thực chất, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, song song với việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC.
Nêu quan điểm của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông.
Tại nhiều hội nghị, các đối tác ASEAN cũng nhất trí việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence khẳng định tiếp tục duy trì hiện diện và đóng góp đảm bảo hoà bình, an ninh, ổn định tự do và an toàn hàng hải, không quân sự hoá trên Biển Đông, tránh đối đầu, khuyến khích các bên liên quan thực hiện đầy đủ DOC, hướng tới sớm hoàn tất đàm phán COC hiệu quả và ràng buộc.
Quan điểm này cũng được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Scott Morrison nêu ra trong các hội nghị và thể hiện sự ủng hộ lập trường của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh, tự do an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, các bên tham gia đều mong sớm có văn kiện đó, nhưng có đạt được hay không còn tùy thuộc vào quá trình đàm phán. Thương lượng COC cần một môi trường thuận lợi và điều quan trọng nhất là cần đạt được một văn bản COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, đóng góp hữu hiệu vào hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông nói riêng và cả khu vực nói chung.
Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 một lần nữa khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN - một đối tác quan trọng thu hút được sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
Trong thành công của hội nghị lần này, sự đóng góp của Việt Nam là rất chủ động, tích cực, cụ thể và thiết thực, vừa góp phần nâng vị thế, vai trò của ASEAN, vừa làm nổi bật hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.
63 văn kiện được thông qua
Với sự góp mặt của các đối tác lớn gồm Trung Quốc, Nhật Bản, Hàn Quốc, Hoa Kỳ, Nga, Ấn Độ, Australia, Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 33 và các hội nghị liên quan là sự kiện lớn nhất trong năm của ASEAN.
Bên cạnh việc tham dự và phát biểu tại các hoạt động, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đã có nhiều cuộc tiếp xúc song phương với Phó Tổng thống Hoa Kỳ, Tổng thống Chile, Hàn Quốc, Thủ tướng Australia, Canada, Malaysia, Quốc vương Brunei; tiếp lãnh đạo Tập đoàn Sembcorp, tập đoàn là chủ đầu tư của 9 Khu công nghiệp Việt Nam-Singapore (VSIP) tại Việt Nam.
Thủ tướng cũng đã dành thời gian đến dự buổi khai trương Tuần lễ hàng Việt Nam, sự kiện duy nhất chỉ Việt Nam triển khai vào dịp này để quảng bá hàng hóa của Việt Nam.
Kết thúc các hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc cùng các Nhà Lãnh đạo đã thông qua 63 văn kiện làm nền tảng cho hợp tác của ASEAN và giữa ASEAN với các đối tác trong các năm tiếp theo trên tất cả các lĩnh vực chính trị-an ninh, kinh tế và văn hóa-xã hội.
Trong số đó, một số văn kiện quan trọng như: Tuyên bố chung về đàm phán Hiệp định Đối tác kinh tế toàn diện khu vực (RCEP); Tuyên bố 45 năm kỷ niệm Quan hệ Hữu nghị và Hợp tác ASEAN-Nhật Bản; Tầm nhìn Đối tác chiến lược ASEAN-Trung Quốc 2030; Tuyên bố chung ASEAN-Trung Quốc về Khoa học công nghệ và sáng tạo; Tuyên bố chung ASEAN-Nga về Đối tác chiến lược; Tuyên bố ASEAN-Nga về Hợp tác trong lĩnh vực An ninh sử dụng Công nghệ thông tin và liên lạc; Bản ghi nhớ giữa ASEAN và Ủy ban Kinh tế Á-Âu (EEC); Tuyên bố các Lãnh đạo ASEAN+3 về hợp tác chống kháng thuốc kháng sinh vì cuộc sống tốt đẹp hơn cho người dân...
Trong các bài phát biểu tại các hội nghị, Thủ tướng nhấn mạnh tinh thần tự cường và sáng tạo ASEAN cần tiếp tục được đẩy mạnh; đồng thời nhấn mạnh đoàn kết, thống nhất ASEAN phải tiếp tục là nhân tố then chốt trong tư tưởng và hành động, vì một Cộng đồng ASEAN vững vàng, tự cường và liên kết chặt chẽ. ASEAN cần tiếp tục đẩy mạnh hợp tác và đối thoại xây dựng lòng tin; đề cao luật pháp quốc tế và ủng hộ một hệ thống quốc tế đa phương dựa trên luật lệ; tăng cường hợp tác trên các lĩnh vực đổi mới sáng tạo để tận dụng tối đa cơ hội từ cách mạng 4.0.
Trên tinh thần đó, Thủ tướng đã chia sẻ các sáng kiến của Việt Nam về kết nối nền tảng dữ liệu số, hài hòa giá cước di động, lập Đại học công nghệ ASEAN và xây dựng mạng lưới thông tin cảnh báo sớm thiên tai ở khu vực.
Tại Hội nghị Cấp cao ASEAN+3, Thủ tướng nêu sáng kiến xây dựng Cơ chế cảnh báo rủi ro kinh tế vĩ mô khu vực, nâng cao khả năng sẵn sàng ứng phó của các nền kinh tế.
Nỗ lực cho đàm phán RCEP
Theo Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Nguyễn Quốc Dũng, các nước tham dự hội nghị đều ủng hộ tự do hóa thương mại, chống chủ nghĩa đơn phương, vì vậy đã có nhiều nỗ lực trong đàm phán về Hiệp định RCEP.
Mặc dù chưa thể kết thúc đàm phán năm nay nhưng các Nhà Lãnh đạo đã thể hiện quyết tâm rất cao, kêu gọi các nước nâng cao ý chí chính trị, dung hòa lợi ích để hoàn thành đàm phán và đi đến ký kết Hiệp định này trong năm 2019.
Theo ông Dũng, quyết tâm chính trị và tiến bộ đàm phán RCEP rất có ý nghĩa, như một thông điệp khẳng định ASEAN và các đối tác không ủng hộ chủ nghĩa bảo hộ, ủng hộ mở cửa thương mại trên cơ sở quan tâm đến lợi ích của các nước ở các trình độ phát triển khác nhau.
Đây cũng chính là quan điểm của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, ủng hộ chủ nghĩa đa phương, ủng hộ tự do hóa thương mại, tạo điều kiện cho thương mại phát triển, đồng thời cần quan tâm đến lợi ích chính đáng của các thành viên, trong đó các thành viên phát triển sau cần được hưởng một số ưu đãi để có thể hội nhập tốt với các thành viên phát triển hơn.
Sớm đạt được COC hiệu quả và thực chất
Một thành công mang tính điểm nhấn của kỳ hội nghị lần này chính là việc các nước ASEAN và Trung Quốc đã thống nhất sớm nỗ lực đạt được COC hiệu quả và thực chất.
Không chỉ tại Hội nghị cấp cao ASEAN - Trung Quốc mà ở các hội nghị trong khuôn khổ Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đều nhấn mạnh đến vấn đề biển Đông.
Tuy nhiên, Thủ tướng chia sẻ tình hình trên thực địa còn diễn biến phức tạp, gây quan ngại cho tất cả các bên và có thể tác động không có lợi cho ổn định ở khu vực.
Do đó, Thủ tướng nhấn mạnh ASEAN và Trung Quốc cần tiếp tục đề cao các nguyên tắc đã nhất trí về thúc đẩy đối thoại, xây dựng lòng tin, tôn trọng luật pháp quốc tế, xây dựng và tuân thủ các chuẩn mực ứng xử chung, giải quyết hòa bình các tranh chấp trên cơ sở luật pháp quốc tế và Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển 1982 (UNCLOS 1982), không quân sự hóa, không có hành động làm phức tạp tình hình, triển khai đầy đủ Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC) và xây dựng một COC hiệu quả và thực chất.
Những thông điệp của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp tục thúc đẩy sự đồng thuận của ASEAN và các đối tác trong vấn đề này.
Các nước ASEAN và đối tác đều nhất trí ASEAN cần tiếp tục hợp tác và xây dựng lòng tin, trong đó có đàm phán COC hiệu quả và thực chất, giải quyết hòa bình các tranh chấp dựa trên luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, song song với việc thực hiện đầy đủ và hiệu quả DOC.
Nêu quan điểm của Trung Quốc, Thủ tướng Lý Khắc Cường khẳng định Trung Quốc sẽ tiếp tục nỗ lực cùng ASEAN hoàn tất COC trong vòng 3 năm tới, thực hiện đầy đủ DOC, đóng góp cho hòa bình, ổn định, tự do an toàn, hàng hải và hàng không, tự do thương mại ở Biển Đông.
Tại nhiều hội nghị, các đối tác ASEAN cũng nhất trí việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải, hàng không ở Biển Đông.
Phó Tổng thống Hoa Kỳ Mike Pence khẳng định tiếp tục duy trì hiện diện và đóng góp đảm bảo hoà bình, an ninh, ổn định tự do và an toàn hàng hải, không quân sự hoá trên Biển Đông, tránh đối đầu, khuyến khích các bên liên quan thực hiện đầy đủ DOC, hướng tới sớm hoàn tất đàm phán COC hiệu quả và ràng buộc.
Quan điểm này cũng được Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe, Thủ tướng Australia Scott Morrison nêu ra trong các hội nghị và thể hiện sự ủng hộ lập trường của ASEAN trong việc duy trì hòa bình, ổn định và an ninh, tự do an toàn hàng hải và hàng không trên Biển Đông.
Theo Thứ trưởng Nguyễn Quốc Dũng, các bên tham gia đều mong sớm có văn kiện đó, nhưng có đạt được hay không còn tùy thuộc vào quá trình đàm phán. Thương lượng COC cần một môi trường thuận lợi và điều quan trọng nhất là cần đạt được một văn bản COC thực chất, hiệu quả, phù hợp với luật pháp quốc tế và UNCLOS 1982, đóng góp hữu hiệu vào hòa bình, ổn định và an ninh ở Biển Đông nói riêng và cả khu vực nói chung.
Thành công của Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 33 một lần nữa khẳng định vai trò trung tâm của ASEAN - một đối tác quan trọng thu hút được sự quan tâm của các đối tác quốc tế.
Trong thành công của hội nghị lần này, sự đóng góp của Việt Nam là rất chủ động, tích cực, cụ thể và thiết thực, vừa góp phần nâng vị thế, vai trò của ASEAN, vừa làm nổi bật hình ảnh, uy tín của Việt Nam trên trường quốc tế./.
Quan hệ Việt Nam - Nga tiếp tục phát triển thực chất, bền vững  (16/11/2018)
Nguyên nhân của việc chậm trễ trong tiến trình phi hạt nhân hóa bán đảo Triều Tiên  (16/11/2018)
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài: Cần cách tiếp cận mới  (16/11/2018)
Say đắm thưởng ngoạn “lâu đài ánh sáng” chốn thiên đường hang động  (16/11/2018)
Lựa chọn “Hành trình mùa Thu” Vinpeal Discovery cho kỳ nghỉ  (16/11/2018)
Làm sao để vừa ăn ngon mà vẫn vừa giữ dáng và trẻ khoẻ  (16/11/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên