Du lịch ASEAN năm 2009: Hướng tới thị trường nội khối
Mặc dù gặp những thách thức do khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008 và tình hình chính trị tại một số nước thành viên ASEAN nhưng tổng số khách du lịch quốc tế năm 2008 của khu vực vẫn tăng trưởng đáng khích lệ với con số chưa đầy đủ là hơn 54 triệu lượt khách, cao hơn 7% so với năm 2007.
Lường trước cuộc suy thoái kinh tế toàn cầu 2009, tại phiên họp, đại diện du lịch các nước ASEAN đã thảo luận và nhất trí sang năm 2009 tập trung khai thác thị trường du lịch nội khối ASEAN; đồng thời giao các quan chức du lịch ASEAN phối hợp chặt chẽ với khu vực tư nhân để xây dựng, thiết kế các tour du lịch trọn gói giá thành cạnh tranh cho khách du lịch trong ASEAN và các thị trường nguồn của ASEAN.
Hưởng ứng sáng kiến trên, Du lịch Việt Nam đang triển khai Chiến dịch khuyến mại và giảm giá trọn gói 99 tour du lịch từ 30-50% mang tên “Impressive Vietnam” (Ấn tượng Việt Nam).
Hướng tới thành lập Cộng đồng chung ASEAN vào năm 2015, các nước tái khẳng định cam kết thúc đẩy tiến độ hội nhập và thông qua sáng kiến của Quan chức đứng đầu cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN về việc xây dựng Kế hoạch chiến lược Du lịch ASEAN giai đoạn 2011-2015.
Nhằm tăng cường hơn nữa năng lực cạnh tranh và hội nhập lĩnh vực du lịch ASEAN, các Bộ trưởng đã đánh giá cao việc tổ chức USAID hỗ trợ kỹ thuật cho du lịch ASEAN thông qua Dự án Tăng cường năng lực cạnh tranh (ACE). Việc ACE và Hiệp hội Du lịch ASEAN (ASEANTA) ký Bản ghi nhớ tại Diễn đàn lần này là bước khởi đầu cho việc triển khai Dự án trên thực tiễn nhằm xây dựng chiến lược marketing du lịch ASEAN hiệu quả hơn.
Nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho du lịch đường bộ, các Bộ trưởng cũng đánh giá cao những nỗ lực liên kết hợp tác giữa du lịch và ngành giao thông, nhằm tạo điều kiện hơn nữa cho du lịch đường bộ qua biên giới giữa các nước bằng phương tiện xe buýt và dự án xây dựng biển báo du lịch chung ASEAN.
Về phát triển nguồn nhân lực du lịch, các Bộ trưởng thông qua Thỏa thuận Thừa nhận lẫn nhau về nghề du lịch (MRA). Thỏa thuận này góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhân lực du lịch và tạo điều kiện dịch chuyển lao động du lịch lành nghề trong khu vực. Sau khi Thỏa thuận này được ký kết, Cơ quan Du lịch quốc gia ASEAN sẽ xây dựng các bước tiếp theo của MRA gồm nâng cao năng lực cho các tổ chức liên quan trong khuôn khổ MRA ở cấp khu vực và quốc gia.
Các Bộ trưởng cũng đã ghi nhận các hoạt động xúc tiến phát triển du lịch thanh niên và khẳng định năm 2009-2010 là Năm Du lịch thanh niên đối với các nước ASEAN. Cuối tháng 1-2009 sẽ diễn ra chương trình Đại sứ thanh niên Du lịch ASEAN. Tiếp đó, Hội nghị Thượng đỉnh sinh viên du lịch ASEAN + 3 sẽ diễn ra tại Indonesia vào tháng 6/2009.
Về xúc tiến du lịch chung ASEAN, các Bộ trưởng đánh giá cao các hoạt động do Chi hội xúc tiến du lịch ASEAN tại Xít-ni, Xơ-un và Thượng Hải năm 2008 triển khai bao gồm sản xuất ấn phẩm quảng bá và tham gia các sự kiện du lịch quốc tế tại các thị trường nguồn. Đồng thời, các nước ASEAN đang nghiên cứu khả năng thành lập Hành lang Đầu tư du lịch ASEAN. Việc thành lập Trung tâm ASEAN – Hàn Quốc tại Xơ-un đầu năm 2009 sẽ tăng cường hơn nữa hợp tác du lịch giữa các nước thành viên ASEAN và Hàn Quốc. Bên cạnh đó, hợp tác du lịch giữa ASEAN - Ấn Độ cũng được tăng cường với việc tổ chức thành công Hội thảo ASEAN - Ấn Độ về phát triển du lịch hành hương đạo Phật tại Yangon, Ba-gan và Man-da-lay, Mi-an-ma. Nhằm xúc tiến đầu tư vào du lịch ASEAN, Phi-lip-pin đã tổ chức thành công Diễn đàn Đầu tư du lịch ASEAN lần thứ 3 (ATF) tại Ma-ni-la từ ngày 6 đến 9-7-2008.
Về tiêu chuẩn chất lượng dịch vụ du lịch, các Bộ trưởng ghi nhận nỗ lực của cơ quan du lịch quốc gia trong việc tiêu chuẩn hóa chất lượng du lịch, trước hết là việc trao chứng nhận Khách sạn Xanh cho các khách sạn trong khu vực ASEAN 2 năm 1 lần bắt đầu tại ATF 2008 và sẽ xuất bản danh sách Cơ sở lưu trú homestay ASEAN đạt chuẩn khu vực.
Trong khuôn khổ ATF, Hội chợ Du lịch ASEAN (TRAVEX) cũng được tổ chức tại Trung tâm Triển lãm Hội chợ Việt Nam với sự tham dự của hơn 466 công ty lữ hành quốc tế với tư cách buyers và hơn 590 với tư cách sellers trong ASEAN.
Diễn đàn ATF 2010 sẽ diễn ra tại Bandar Seri Begawan, Bru-nây từ ngày 21 đến 28-1-2010 với chủ đề “ASEAN, trái tim xanh; 10 điểm đến, 1 tầm nhìn bảo tồn”./.
Lựa chọn phát triển sau khi gia nhập WTO và trong điều kiện quốc tế mới  (08/01/2009)
Măng Đen - “Đà Lạt thứ hai” ở miền Trung đang dần thành hiện thực  (08/01/2009)
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế - thực trạng và những vấn đề đặt ra  (08/01/2009)
Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 qua những con số  (08/01/2009)
Kinh tế - xã hội Việt Nam năm 2008 qua những con số  (08/01/2009)
Phát triển văn hóa nghệ thuật trong cơ chế thị trường  (08/01/2009)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên