Hội nghị Tham tán thương mại năm 2018
TCCSĐT - Sáng 07-02-2018, tại Hà Nội, Bộ Công Thương tổ chức Hội nghị Tham tán thương mại năm 2018. Ủy viên Bộ Chính trị, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đến dự và phát biểu chỉ đạo.
Cùng dự Hội nghị, có lãnh đạo một số bộ, ngành, đông đảo các tham tán Việt Nam tại 57 thương vụ và 7 chi nhánh thương vụ Việt Nam tại nước ngoài, đông đảo đại diện các doanh nghiệp và ngành hàng.
Theo Bộ Công Thương, Việt Nam hiện có 57 thương vụ (Thương vụ Venezuela tạm thời đóng cửa) và 7 chi nhánh thương vụ tại nước ngoài. Trong đó, khu vực châu Á - Thái Bình Dương có 15 thương vụ và 4 chi nhánh; khu vực châu Phi - Tây Nam Á có 13 thương vụ; khu vực châu Âu có 20 thương vụ và 1 chi nhánh (bao gồm cả Phòng WTO tại Geneva); khu vực châu Mỹ có 9 thương vụ và 2 chi nhánh.
Trong hai năm 2016 - 2017, các thương vụ đã tổ chức hơn 500 hoạt động xúc tiến thương mại theo chương trình xúc tiến thương mại quốc gia; hỗ trợ các doanh nghiệp trong và ngoài nước tìm hiểu thông tin về thị trường, cập nhật các quy định về xuất, nhập khẩu, kết nối giao thương… Công tác xúc tiến thương mại của các thương vụ đổi mới theo hướng tập trung vào một số mặt hàng cụ thể mà Việt Nam có thế mạnh, giảm các hoạt động xúc tiến thương mại chung chung.
Các thương vụ cũng đã tích cực phối hợp với Cục Phòng vệ Thương mại trong việc ứng phó với các biện pháp phòng vệ thương mại, như chống bán phá giá, chống trợ cấp mà nước nhập khẩu hàng hóa Việt Nam áp dụng. Cụ thể, các thương vụ đã cung cấp thông tin và phối hợp xử lý 12 vụ trong năm 2016, 13 vụ trong năm 2017 và hàng chục vụ việc chống bán phá giá phát sinh từ những năm trước.
Phát biểu ý kiến chỉ đạo tại Hội nghị, Thủ tướng đánh giá cao những đóng góp của ngành công thương và các tham tán, thương vụ Việt Nam đối với sự phát triển của đất nước trong thời gian qua. Trong đó, phải kể đến các kỷ lục, như kim ngạch thương mại năm 2017 là 425 tỷ USD, xuất khẩu của Việt Nam đạt 214 tỷ USD. Các chỉ số kinh tế vĩ mô tốt hơn, có lợi cho nhà đầu tư và xuất khẩu. Đời sống nhân dân ngày càng được cải thiện và riêng thưởng Tết năm nay đối với người lao động đã tăng khoảng 13%.
Thủ tướng cho biết, Chính phủ luôn lắng nghe ý kiến đóng góp của các thương vụ thông qua Bộ Công Thương, Bộ Ngoại giao và các bộ, ngành liên quan khác để xem “nước sở tại họ cần gì, loại sản phẩm nào, tiêu chuẩn làm sao…” để chúng ta có thị trường ổn định cho các sản phẩm Việt Nam có thế mạnh, lợi thế so sánh. Do đó, Thủ tướng đề nghị Bộ trưởng Bộ Công Thương có hình thức khen thưởng, động viên xứng đáng đối với những thương vụ, tham tán làm việc tích cực trong năm qua, nhất là tại các thị trường đạt kim ngạch xuất khẩu cao hơn mức tăng xuất khẩu bình quân của cả nước.
Thủ tướng nhấn mạnh, trong bối cảnh tình hình kinh tế - xã hội thế giới có những chuyển biến nhanh, khó lường, kinh tế số, kinh tế công nghệ đã vươn lên mạnh mẽ, cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra với nhịp độ nhanh, đòi hỏi mỗi cá nhân, mỗi thương vụ phải chủ động, sáng tạo và quyết liệt thực hiện các nhiệm vụ được giao./.
Theo báo cáo của Bộ Công Thương, kim ngạch xuất khẩu 2 năm 2016 - 2017 giữ được đà tăng trưởng mạnh mẽ, đạt mức trung bình 15%/năm. Riêng năm 2017, kim ngạch xuất khẩu lần đầu vượt ngưỡng 200 tỷ USD, ước đạt 213,8 tỷ USD, tăng 21,1% so với năm 2016, mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, kết thúc năm 2017, thị trường xuất khẩu và cơ cấu hàng hóa xuất khẩu cả nước ghi nhận nhiều chuyển biến tích cực, thể hiện ở thị trường xuất khẩu tiếp tục được duy trì và mở rộng. Việt Nam có 29 thị trường xuất khẩu đạt kim ngạch trên 1 tỷ USD, trong đó có 4 thị trường đạt kim ngạch trên 10 tỷ USD.
Kinh tế Việt Nam tăng trưởng ổn định trong năm 2018  (07/02/2018)
Tăng cường tình hữu nghị giữa các địa phương Việt Nam - Campuchia  (07/02/2018)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Phu nhân dâng hương tưởng nhớ Bác Hồ  (07/02/2018)
Gắn phong trào thi đua với việc làm thiết thực  (07/02/2018)
Các địa phương tăng cường bảo đảm an toàn giao thông dịp Tết Nguyên đán  (07/02/2018)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên