Việt Nam - Liên bang Nga tăng cường trao đổi hoạt động lập pháp
Trong khuôn khổ Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn Nghị viện châu Á - Thái Bình Dương (APPF-26), sáng 18-01, tại Hà Nội, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã tiếp Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga Kosachev Konstantin Iosifovich.
Tại buổi tiếp, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu bày tỏ cảm ơn Nghị viện Liên bang Nga đã cử Đoàn cấp cao tham dự Hội nghị thường niên lần thứ 26 Diễn đàn nghị viện châu Á-Thái Bình Dương, đóng góp quan trọng vào thành công của hội nghị.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu nhấn mạnh, Việt Nam nhất quán coi trọng, ưu tiên củng cố và tăng cường quan hệ đối tác chiến lược toàn diện với Liên bang Nga và mong muốn thúc đẩy hợp tác hiệu quả trên mọi lĩnh vực.
Đánh giá cao việc hai bên hợp tác chặt chẽ và ủng hộ lẫn nhau tại các diễn đàn đa phương, nhất là tại Liên hợp quốc, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đề nghị Quốc hội Nga ủng hộ và hỗ trợ pháp lý cần thiết để hai bên sớm ký kết thỏa thuận về kiểm soát an toàn thực phẩm, tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu sang thị trường Nga các mặt hàng nông, thủy sản; các liên doanh dầu khí của hai nước hoạt động hiệu quả...
Nhấn mạnh sự hợp tác hiệu quả giữa Quốc hội hai nước, Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu khẳng định, Quốc hội Việt Nam luôn ủng hộ, tích cực tham gia các hoạt động hợp tác nghị viện do Nga đăng cai tổ chức và mong muốn Quốc hội hai nước tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ hợp tác nghị viện song phương và đa phương.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga Kosachev Konstantin Iosifovich cảm ơn Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Quốc hội Nguyễn Văn Giàu đã dành thời gian tiếp Đoàn, đánh giá cao Việt Nam là thành viên có trách nhiệm và tích cực, chủ động trong các Diễn đàn liên nghị viện và bày tỏ tin tưởng, APPF-26 sẽ thành công với nhiều kết quả tốt đẹp.
Chủ nhiệm Ủy ban Đối ngoại Hội đồng Liên bang Nga Kosachev Konstantin Iosifovich mong muốn hai bên sẽ tiếp tục hợp tác theo chiều sâu, tăng cường trao đổi đoàn cấp cao, cấp Ủy ban chuyên môn và nhóm nghị sỹ Quốc hội; trao đổi kinh nghiệm hoạt động lập pháp, phối hợp giám sát việc thực hiện các thỏa thuận hợp tác mà cả hai nước đã ký, ủng hộ Chính phủ và địa phương hai nước tăng cường hợp tác vì lợi ích thiết thực của nhân dân hai nước./.
Công tác thi đua khen thưởng phải hướng vào người dân, vào cơ sở  (18/01/2018)
Chính phủ Anh ưu tiên phát triển quan hệ toàn diện với Việt Nam  (18/01/2018)
APPF-26: Vun đắp cộng đồng châu Á - Thái Bình Dương gắn kết và phát triển bền vững  (18/01/2018)
Hội nghị APPF-26 tại Hà Nội bước vào ngày làm việc đầu tiên  (18/01/2018)
“Biệt phủ”, “đi đêm” và sự minh bạch  (18/01/2018)
Xét xử Trịnh Xuân Thanh: Đảm bảo sự nghiêm minh, thượng tôn pháp luật  (18/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên