AU yêu cầu Tổng thống Trump xin lỗi vì phát biểu xúc phạm châu Phi
Trong một tuyên bố chung khá cứng rắn, phái đoàn AU tại Liên hợp quốc cho biết tổ chức này rất giận giữ, thất vọng và phẫn nộ vì những bình luận không thích hợp của Tổng thống Mỹ.
AU cũng yêu cầu Tổng thống Mỹ “rút lại bình luận cũng như đưa ra lời xin lỗi, không chỉ với những người châu Phi, mà còn với tất cả những người thuộc dòng máu châu Phi trên toàn cầu."
Tuyên bố chung nói trên đã được đưa ra ngày 12-01 sau khi một cuộc họp khẩn cấp của phái đoàn AU được tổ chức để giải quyết vấn đề trên.
Phái đoàn AU tại Liên hợp quốc cho biết, họ đã “vô cùng kinh ngạc và mạnh mẽ lên án những phát biểu thái quá, mang đậm tính phân biệt chủng tộc và bài ngoại của Tổng thống Mỹ." Đồng thời, AU cũng thể hiện sự quan tâm đến xu hướng thời gian tới của chính quyền Mỹ đối với châu Phi và người gốc Phi.
Viện dẫn những bình luận có ý xúc phạm của Tổng thống Mỹ đối với Haiti, các đại sứ đã bày tỏ tình đoàn kết với nhân dân Haiti và “những người khác đã bị bôi nhọ tương tự."
Tuy vậy, tuyên bố chung cũng gửi lời cảm ơn đến người dân Mỹ thuộc mọi tầng lớp xã hội - những người đã lên án bình luận của Tổng thống Mỹ, và khẳng định lại cam kết với các giá trị và nguyên tắc của đa phương, đa dạng và sự bình đẳng của các quốc gia.
Người dân châu Phi đã rất tức giận về những bình luận được Tổng thống Donald Trump đưa ra trong cuộc họp của Nhà Trắng về tình trạng nhập cư. Theo các chuyên gia và các nhà ngoại giao, bình luận của Tổng thống Mỹ có thể sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến các công ty của Mỹ đang hoạt động tại một trong những khu vực có tốc độ tăng trưởng cao nhất thế giới, làm phức tạp thêm những nỗ lực chống khủng bố và hợp tác an ninh của Bộ Quốc phòng Mỹ tại châu lục này.
Mỹ hiện có khoảng hơn 6.000 binh sỹ đang được triển khai tại 53 nước châu Phi, nơi họ đang tập trung ngăn chặn các nhóm cực đoan và những hoạt động bất hợp pháp, cũng như gìn giữ hòa bình, viện trợ nhân đạo và ứng phó với thảm họa. Một phần trong số những binh sỹ này đồn trú tại căn cứ quân sự của Mỹ ở Djibouti. Quân đội Mỹ cũng tham gia vào công tác đào tạo và tư vấn ở các nước châu Phi khác./.
Những thách thức của OPEC trong năm 2018  (13/01/2018)
Năm 2018, ngành du lịch phấn đấu đón 15 - 17 triệu lượt khách quốc tế  (13/01/2018)
Tổng thống Mỹ tiếp tục muốn sửa đổi thỏa thuận hạt nhân Iran  (13/01/2018)
Những ưu tiên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc trong năm 2018  (13/01/2018)
Tháo ngòi khủng hoảng chính trị tại Đức  (13/01/2018)
Việt Nam kêu gọi ASEAN sẵn sàng cùng nhau thúc đẩy phát triển sáng tạo  (13/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên