Tổng thống Mỹ tiếp tục muốn sửa đổi thỏa thuận hạt nhân Iran
Tổng thống Mỹ D. Trump ngày 12-01 cho biết ông sẽ không tái áp đặt các biện pháp trừng phạt hạt nhân đối với Iran, đồng nghĩa với việc thỏa thuận hạt nhân lịch sử đạt được giữa Iran và nhóm P5+1 (gồm Anh, Pháp, Nga, Mỹ, Trung Quốc và Đức) hồi năm 2015 vẫn được duy trì ít nhất tại thời điểm này.
Tuy nhiên, ông vẫn khẳng định quan điểm phải thay thế thỏa thuận này bằng một một thỏa thuận khác cứng rắn hơn. Trong một tuyên bố, nhà lãnh đạo Mỹ cho hay bất chấp việc bản thân phản đối mạnh mẽ Kế hoạch hành động chung toàn diện (JCPOA) nhưng Washington sẽ vẫn cam kết thực hiện thỏa thuận thêm 120 ngày nữa. Trong thời gian đó, ông Trump muốn Quốc hội Mỹ và các đồng minh châu Âu soạn thảo thỏa thuận mới mà không cần thương lượng với Tehran để sửa chữa những điều mà ông cho là “sai lầm thảm họa” trong thỏa thuận hiện nay.
Thỏa thuận mới theo hình dung của ông D. Trump sẽ chỉ có sự tham gia của Mỹ, Anh, Pháp và Đức và sẽ áp đặt các biện pháp kiểm soát cứng rắn hơn đối với Iran nếu tiếp tục nới lỏng các lệnh trừng phạt. Cụ thể, thỏa thuận đó sẽ không bắt đầu hết hiệu lực sau 10 năm giống như thỏa thuận hiện nay mà sẽ áp đặt vĩnh viễn các hạn chế đối với không chỉ các nhà máy hạt nhân của Iran mà cả chương trình tên lửa của nước này. Ông D. Trump cũng nhắc lại chính sách của ông là ngăn chặn mọi ngả đường để Tehran vĩnh viễn không thể sở hữu vũ khí hạt nhân.
Phản ứng ngay sau đó, Ngoại trưởng Iran, Mohammad Javad Zarif cho rằng, các tuyên bố của ông D. Trump là những “mưu toan liều lĩnh nhằm phá hoại một thỏa thuận đa phương vững chắc”. Trên mạng xã hội Twitter, ông Zarif viết: “Không thể đàm phán lại JCPOA. Thay vì thành kiến được lặp đi lặp lại, chính Mỹ phải tuân thủ đầy đủ thỏa thuận này - giống như Iran”.
Hiện chưa có phản ứng từ các nước khác ký JCPOA (Anh, Nga, Pháp, Trung Quốc và Đức) - hay Liên minh châu Âu (EU) vốn là tổ chức giám sát các cuộc đàm phán liên quan. Người phát ngôn Bộ Ngoại giao Đức cho biết Berlin sẽ thảo luận với các đồng minh châu Âu trước khi đưa ra quyết định hành động. Trong khi đó, Tổng thống Pháp E. Macron trong cuộc điện đàm với Tổng thống D. Trump ngày 11-01 nhấn mạnh quyết tâm của Pháp về việc tuân thủ nghiêm túc thỏa thuận này cũng như tầm quan trọng của việc tất cả các bên ký kết phải tôn trọng thỏa thuận./.
Những ưu tiên của Đại Hội đồng Liên hợp quốc trong năm 2018  (13/01/2018)
Tháo ngòi khủng hoảng chính trị tại Đức  (13/01/2018)
Việt Nam kêu gọi ASEAN sẵn sàng cùng nhau thúc đẩy phát triển sáng tạo  (13/01/2018)
Thủ tướng chủ trì cuộc họp Ủy ban Hợp tác Việt Nam - Lào  (13/01/2018)
Cà Mau cần có giải pháp đột phá để bảo đảm phát triển kinh tế bền vững  (13/01/2018)
Thủ tướng chỉ thị triển khai thi hành Bộ luật Hình sự năm 2015  (12/01/2018)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên