Thành công bước đầu của các nước tham gia Hiệp định TPP bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017
10:17, ngày 12-11-2017
TCCSĐT - Trưa 11-11-2017, tại trung tâm báo chí quốc tế APEC, thành phố Đà Nẵng, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi đồng chủ trì cuộc họp báo, thông báo về kết quả đàm phán bên lề Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 của các Bộ trưởng kinh tế các nước tham gia Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP).
Tại cuộc báo, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng tái thiết Kinh tế Nhật Bản Toshimitsu Motegi cho biết, sau ba ngày, từ ngày 08 đến ngày 10-11-2017, tích cực thảo luận và đàm phán, các Bộ trưởng kinh tế 11 nước tham gia TPP, gồm Ố-xtrây-lia, Pê-ru, Bru-nây, Ca-na-đa, Chi-lê, Nhật Bản, Ma-lai-xi-a, Mê-hi-cô, Niu-Di-lân, Xin-ga-po và Việt Nam đã đi đến thống nhất một số nội dung cơ bản trong Hiệp định với tên gọi mới là Hiệp định Đối tác toàn diện và tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (Hiệp định CPTPP), đồng thời ra Tuyên bố Bộ trưởng các nước tham gia Hiệp định TPP. Các Bộ trưởng cũng nhất trí duy trì các nội dung của Hiệp định TPP với việc cho phép các nước thành viên tạm hoãn một số lượng hạn chế các nghĩa vụ của mình. Ngoài ra, các Bộ trưởng cũng nhất trí danh mục gồm 4 vấn đề cụ thể mà các nước đã đạt được tiến bộ quan trọng nhưng cần thêm sự đồng thuận trước khi ký kết Hiệp định.
Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, các Bộ trưởng đều nhất trí, Hiệp định CPTPP phải duy trì được tiêu chuẩn cao, có sự cân bằng tổng thể và bảo đảm tính toàn vẹn của Hiệp định TPP trong khi vẫn phải đảm bảo lợi ích về thương mại và các lợi ích khác của tất cả các nước tham gia. Ngoài ra, Hiệp định này cũng cần phải đảm bảo quyền, sự linh hoạt của các nước tham gia trong việc xây dựng và điều hành chính sách của mình. Các Bộ trưởng khẳng định mỗi nước đều có quyền bảo tồn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hóa cũng như yêu cầu Hiệp định CPTPP phản ánh mong muốn của các nước trong việc thực thi kết quả của Hiệp định TPP giữa các bên.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản còn cho biết, các Bộ trưởng đều xác nhận rằng văn kiện pháp lý của Hiệp định CPTPP cho phép các nước tham gia được hành động dứt khoát và kịp thời trong việc thúc đẩy các mục tiêu chung của mình. Đồng thời, các Bộ trưởng cũng tái khẳng định, Hiệp định CPTPP thể hiện cam kết vững chắc đối với việc mở cửa thị trường, đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Liên quan đến các điều khoản của Hiệp định, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, các Bộ trưởng chia sẻ quan điểm, các nước có thể mở rộng việc rà soát tới cả những đề xuất sửa đổi Hiệp định CPTPP để phản ảnh tình trạng của Hiệp định. Thêm vào đó, các Bộ trưởng quyết định rằng tất cả các thư song phương được ký kết giữa 11 nước TPP về nguyên tắc sẽ tiếp tục được duy trì trừ khi các bên liên quan quyết định khác. Các Bộ trưởng nhất trí giao cho cấp kỹ thuật tiếp tục triển khai các công việc kỹ thuật, kể cả việc tiếp tục hoàn tất các vấn đề chưa đạt được đồng thuận cũng như rà soát pháp lý lời văn bằng tiếng Anh và các bản dịch, nhằm chuẩn bị văn bản cuối cùng cho việc ký kết Hiệp định.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc thống nhất các nhân tố cốt lõi với tên gọi mới là Hiệp định CPTPP là sự nỗ lực rất lớn của các nước tham gia TPP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, tạo cơ hội việc làm mới cho người dân, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống./.
Theo Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh, các Bộ trưởng đều nhất trí, Hiệp định CPTPP phải duy trì được tiêu chuẩn cao, có sự cân bằng tổng thể và bảo đảm tính toàn vẹn của Hiệp định TPP trong khi vẫn phải đảm bảo lợi ích về thương mại và các lợi ích khác của tất cả các nước tham gia. Ngoài ra, Hiệp định này cũng cần phải đảm bảo quyền, sự linh hoạt của các nước tham gia trong việc xây dựng và điều hành chính sách của mình. Các Bộ trưởng khẳng định mỗi nước đều có quyền bảo tồn, phát triển và thực thi các chính sách về văn hóa cũng như yêu cầu Hiệp định CPTPP phản ánh mong muốn của các nước trong việc thực thi kết quả của Hiệp định TPP giữa các bên.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh và Bộ trưởng Tái thiết Kinh tế Nhật Bản còn cho biết, các Bộ trưởng đều xác nhận rằng văn kiện pháp lý của Hiệp định CPTPP cho phép các nước tham gia được hành động dứt khoát và kịp thời trong việc thúc đẩy các mục tiêu chung của mình. Đồng thời, các Bộ trưởng cũng tái khẳng định, Hiệp định CPTPP thể hiện cam kết vững chắc đối với việc mở cửa thị trường, đấu tranh chống lại chủ nghĩa bảo hộ và thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực.
Liên quan đến các điều khoản của Hiệp định, Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh cho biết, các Bộ trưởng chia sẻ quan điểm, các nước có thể mở rộng việc rà soát tới cả những đề xuất sửa đổi Hiệp định CPTPP để phản ảnh tình trạng của Hiệp định. Thêm vào đó, các Bộ trưởng quyết định rằng tất cả các thư song phương được ký kết giữa 11 nước TPP về nguyên tắc sẽ tiếp tục được duy trì trừ khi các bên liên quan quyết định khác. Các Bộ trưởng nhất trí giao cho cấp kỹ thuật tiếp tục triển khai các công việc kỹ thuật, kể cả việc tiếp tục hoàn tất các vấn đề chưa đạt được đồng thuận cũng như rà soát pháp lý lời văn bằng tiếng Anh và các bản dịch, nhằm chuẩn bị văn bản cuối cùng cho việc ký kết Hiệp định.
Bộ trưởng Công Thương Trần Tuấn Anh khẳng định, việc thống nhất các nhân tố cốt lõi với tên gọi mới là Hiệp định CPTPP là sự nỗ lực rất lớn của các nước tham gia TPP nhằm thúc đẩy hội nhập kinh tế khu vực, đóng góp cho tăng trưởng kinh tế của các nước thành viên, tạo cơ hội việc làm mới cho người dân, tăng thu nhập, ổn định và nâng cao chất lượng cuộc sống./.
Việt Nam được đánh giá là mô hình phát triển thành công  (12/11/2017)
Bài phát biểu của Chủ tịch nước tại Hội nghị Cấp cao APEC lần thứ 25  (11/11/2017)
Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 100 năm trường THCS Trưng Vương  (11/11/2017)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình  (11/11/2017)
Thủ tướng Campuchia đánh giá cao Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2017  (11/11/2017)
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc  (11/11/2017)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên