Chủ tịch Quốc hội dự lễ kỷ niệm 100 năm trường THCS Trưng Vương
22:32, ngày 11-11-2017
Sáng 11-11, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã dự Lễ kỷ niệm 100 năm thành lập và đón nhận Huân chương Độc lập hạng Nhất tại Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, quận Hoàn Kiếm, Hà Nội.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi lẵng hoa chúc mừng.
Trường trung học cơ sở Trưng Vương được xây dựng từ năm 1897. Năm 1917, trường được thành lập để đào tạo giáo viên và nữ sinh người Việt Nam, được đặt tên là Trường nữ học Đồng Khánh.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường được đổi tên thành Trường trung học cơ sở Trưng Vương, vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trường là nơi được lựa chọn để đặt trụ sở Bộ Quốc phòng, trở thành chiến lũy vững chắc trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong suốt những năm tháng cả dân tộc trường kỳ kháng chiến, từ Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, rất nhiều thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường đã xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc, với những tấm gương ngời sáng của những nữ sinh Đỗ Thị Hồng Phấn, Nguyễn Hạc Đạm Thư, Dương Thị Cương, Vũ Bội Trâm, Vương Thị Thái, nữ nhà văn-liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý, nghệ sỹ Ưu tú-liệt sỹ Võ Thị Phương Thảo, Mai Trọng Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và trò chuyện với thầy trò Trường trung học cơ sở Trưng Vương năm lần, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước nói chung và Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng với ngôi trường giàu truyền thống này.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của các thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường, Trường trung học cơ sở Trưng Vương đã đóng góp rất nhiều thành tích đáng tự hào cho nền giáo dục nước nhà.
Học sinh Hoàng Lê Minh của trường tham gia thi Olympic Toán quốc tế và trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên giành được huy chương vàng ở cuộc thi này vào năm 1974. Đó là tấm Huy chương vàng “mở màn” cho một loạt các tấm huy chương vàng quốc tế danh giá mà các thế hệ học sinh nhà trường sau này giành được, góp phần đưa Trường trung học cơ sở Trưng Vương trở thành một trong những “địa chỉ đỏ” của nền giáo dục Việt Nam.
Cũng từ ngôi trường này đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi không chỉ có những đóng góp lớn cho công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, mà còn có những đóng góp cho nền khoa học quốc tế như giáo sư Hoàng Xuân Sính, giáo sư-bác sỹ Tôn Thất Bách; cùng các vị lãnh đạo như nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Ngô Thị Doãn Thanh.
Trong các phong trào của ngành giáo dục, từ phong trào hoạt động xã hội cho đến các phong trào về chuyên môn, Trường trung học cơ sở Trưng Vương luôn ghi tên mình với nhiều thành tích nổi bật.
Với những thành tích lớn đóng góp cho nền giáo dục nói riêng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, Trường trung học cơ sở Trưng Vương đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, gồm: Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhì; Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng thầy và trò nhà trường, ghi nhận những đóng góp to lớn của Trường trung học cơ sở Trưng Vương trong giai đoạn hiện nay với nền giáo dục Thủ đô nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung.
Nhân dịp này, bộ tem “Trường Đồng Khánh-Trưng Vương (Hà Nội)” chính thức được phát hành.
Đây là bộ tem ghi lại hình ảnh về mái trường và hoạt động của Trường Đồng Khánh-Trưng Vương lịch sử, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với học sinh Trường trung học cơ sở Trưng Vương, đưa hình ảnh của nhà trường đến với 192 nước trên thế giới./.
Trường trung học cơ sở Trưng Vương được xây dựng từ năm 1897. Năm 1917, trường được thành lập để đào tạo giáo viên và nữ sinh người Việt Nam, được đặt tên là Trường nữ học Đồng Khánh.
Sau Cách mạng Tháng Tám năm 1945, trường được đổi tên thành Trường trung học cơ sở Trưng Vương, vị nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử chống giặc ngoại xâm của dân tộc Việt Nam. Thời kỳ kháng chiến chống Pháp, trường là nơi được lựa chọn để đặt trụ sở Bộ Quốc phòng, trở thành chiến lũy vững chắc trong cuộc chiến đấu giành độc lập, tự do cho dân tộc.
Trong suốt những năm tháng cả dân tộc trường kỳ kháng chiến, từ Trường Trung học cơ sở Trưng Vương, rất nhiều thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường đã xếp bút nghiên lên đường bảo vệ Tổ quốc, với những tấm gương ngời sáng của những nữ sinh Đỗ Thị Hồng Phấn, Nguyễn Hạc Đạm Thư, Dương Thị Cương, Vũ Bội Trâm, Vương Thị Thái, nữ nhà văn-liệt sỹ Dương Thị Xuân Quý, nghệ sỹ Ưu tú-liệt sỹ Võ Thị Phương Thảo, Mai Trọng Minh.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã về thăm và trò chuyện với thầy trò Trường trung học cơ sở Trưng Vương năm lần, thể hiện sự quan tâm đặc biệt của Đảng, Nhà nước nói chung và Chủ tịch Hồ Chí Minh nói riêng với ngôi trường giàu truyền thống này.
Cùng với sự quan tâm của Đảng, Nhà nước, sự nỗ lực, cố gắng của các thế hệ giáo viên, học sinh nhà trường, Trường trung học cơ sở Trưng Vương đã đóng góp rất nhiều thành tích đáng tự hào cho nền giáo dục nước nhà.
Học sinh Hoàng Lê Minh của trường tham gia thi Olympic Toán quốc tế và trở thành học sinh Việt Nam đầu tiên giành được huy chương vàng ở cuộc thi này vào năm 1974. Đó là tấm Huy chương vàng “mở màn” cho một loạt các tấm huy chương vàng quốc tế danh giá mà các thế hệ học sinh nhà trường sau này giành được, góp phần đưa Trường trung học cơ sở Trưng Vương trở thành một trong những “địa chỉ đỏ” của nền giáo dục Việt Nam.
Cũng từ ngôi trường này đã xuất hiện rất nhiều tên tuổi không chỉ có những đóng góp lớn cho công cuộc xây dựng, kiến thiết đất nước, mà còn có những đóng góp cho nền khoa học quốc tế như giáo sư Hoàng Xuân Sính, giáo sư-bác sỹ Tôn Thất Bách; cùng các vị lãnh đạo như nguyên Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Gia Khiêm; Phó Trưởng Ban Dân vận Trung ương Ngô Thị Doãn Thanh.
Trong các phong trào của ngành giáo dục, từ phong trào hoạt động xã hội cho đến các phong trào về chuyên môn, Trường trung học cơ sở Trưng Vương luôn ghi tên mình với nhiều thành tích nổi bật.
Với những thành tích lớn đóng góp cho nền giáo dục nói riêng, cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung, Trường trung học cơ sở Trưng Vương đã vinh dự được Đảng, Nhà nước tặng thưởng nhiều phần thưởng cao quý, gồm: Huân chương Lao động hạng Nhất; Huân chương Độc lập hạng Ba, Huân chương Độc lập hạng Nhì; Anh hùng Lao động thời kỳ đổi mới.
Đặc biệt, nhân dịp kỷ niệm 100 năm thành lập, thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã trao Huân chương Độc lập hạng Nhất tặng thầy và trò nhà trường, ghi nhận những đóng góp to lớn của Trường trung học cơ sở Trưng Vương trong giai đoạn hiện nay với nền giáo dục Thủ đô nói riêng và nền giáo dục nước nhà nói chung.
Nhân dịp này, bộ tem “Trường Đồng Khánh-Trưng Vương (Hà Nội)” chính thức được phát hành.
Đây là bộ tem ghi lại hình ảnh về mái trường và hoạt động của Trường Đồng Khánh-Trưng Vương lịch sử, hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh với học sinh Trường trung học cơ sở Trưng Vương, đưa hình ảnh của nhà trường đến với 192 nước trên thế giới./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình  (11/11/2017)
Thủ tướng Campuchia đánh giá cao Việt Nam đăng cai tổ chức APEC 2017  (11/11/2017)
Chủ tịch nước gặp lãnh đạo Lào, Campuchia và Hàn Quốc  (11/11/2017)
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Phạm Bình Minh gặp Ngoại trưởng Hoa Kỳ  (11/11/2017)
Việt Nam - Australia nhất trí nâng quan hệ lên tầm đối tác chiến lược  (11/11/2017)
Hội nghị các nhà lãnh đạo kinh tế APEC thông qua Tuyên bố Đà Nẵng  (11/11/2017)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển