Tuyên bố chung Việt Nam - Nga về hợp tác bảo đảm an ninh thông tin
Ngày 10-11, nhân dịp Tuần lễ Cấp cao APEC 2017 tại Đà Nẵng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp song phương với Tổng thống Liên bang Nga V. Putin.
Sau cuộc gặp, Chủ tịch nước Trần Đại Quang và Tổng thống V. Putin đã ra Tuyên bố chung về hợp tác trên lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế. TCCSĐT trân trọng giới thiệu toàn văn Tuyên bố chung.
“Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga thừa nhận những tiến bộ đáng kể trong việc phát triển và sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, tạo ra môi trường thông tin toàn cầu, có ảnh hưởng ngày càng lớn đối với cuộc sống hàng ngày của chúng ta.
Đồng thời, người đứng đầu hai nước quan ngại rằng, công nghệ thông tin và truyền thông hiện đại có thể bị sử dụng cho các mục đích không phù hợp với nhiệm vụ duy trì an ninh, ổn định và hòa bình quốc tế; trở thành mối đe dọa trực tiếp tới công dân, xã hội và nhà nước.
Sự gia tăng một cách đáng kể số lượng các vụ, việc sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông liên quan đến thu thập và sử dụng trái phép dữ liệu cá nhân, trực tiếp vi phạm quyền con người và các quyền tự do cơ bản, bao gồm cả quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư.
Hai bên kêu gọi cộng đồng quốc tế thông qua các biện pháp cần thiết để ngăn chặn sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông với mục đích xâm hại độc lập chủ quyền, can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia, cũng như vào mục đích khủng bố và thực hiện các hành vi phạm tội khác, bao gồm truy cập trái phép thông tin máy tính, tạo, sử dụng và phát tán mã độc.
Việc phản ứng nhanh chóng và hiệu quả trước các vấn đề này và những thách thức, mối đe dọa khác trong lĩnh vực thông tin đòi hỏi các nỗ lực chung của cả cộng đồng quốc tế. Chú ý đến tính chất xuyên biên giới trong sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông, người đứng đầu hai nước tin rằng các biện pháp nhằm bảo đảm an ninh thông tin cấp quốc gia cần được bổ sung bằng những hành động thống nhất ở cấp song phương, đa phương, khu vực và toàn cầu trong khuôn khổ Liên hợp quốc.
Để bảo đảm lợi ích quốc gia và quốc tế của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, người đứng đầu hai nước ủng hộ việc ngăn ngừa và giải quyết hòa bình những xung đột giữa các quốc gia có thể phát sinh do hậu quả của việc phá hoại và sử dụng bất hợp pháp công nghệ thông tin và truyền thông.
Trong bối cảnh này, Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Tổng thống Liên bang Nga coi hướng ưu tiên trong hợp tác quốc tế là nhanh chóng xây dựng và thông qua dưới sự bảo trợ của Liên hợp quốc các tiêu chuẩn, quy tắc hoặc nguyên tắc ứng xử có trách nhiệm của các quốc gia trên không gian mạng để có thể thúc đẩy việc bảo đảm an ninh công bằng cho tất cả các quốc gia, bảo đảm chủ quyền quốc gia đối với cơ sở hạ tầng thông tin và truyền thông trên lãnh thổ, cũng như không can thiệp vào công việc nội bộ của các quốc gia.
Hai bên thừa nhận sự cần thiết tăng cường hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga trong Liên hợp quốc và đặc biệt, trong phạm vi Liên minh Viễn thông Quốc tế về các vấn đề quốc tế hóa quản lý mạng thông tin viễn thông internet, bao gồm bảo đảm quyền bình đẳng của các quốc gia tham gia vào quá trình quản lý mạng internet và tăng cường vai trò của Liên minh Viễn thông Quốc tế trong bối cảnh này.
Người đứng đầu hai nước nhất trí đẩy mạnh hợp tác giữa nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga trong lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế theo các hướng chính sau: xây dựng và củng cố lòng tin chung, bảo đảm an ninh thông tin cho các công trình trọng yếu về an ninh quốc gia, phòng chống sử dụng công nghệ thông tin và truyền thông vào mục đích khủng bố và các loại tội phạm khác, cung cấp, chuyển giao công nghệ, hợp tác đào tạo chuyên gia, chia sẻ thông tin, kinh nghiệm trong phòng chống, tội phạm mạng, phối hợp bảo đảm hoạt động an toàn, tương tác ổn định và quốc tế hóa quản lý mạng thông tin viễn thông Internet, thể hiện vị thế gắn bó của Việt Nam và Nga trong các cơ chế và diễn đàn quốc tế.
Để tăng cường hơn nữa mối quan hệ song phương và phối hợp hành động thiết thực giữa hai nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam và Liên bang Nga, hai bên nhất trí thường xuyên tổ chức các cuộc tham vấn liên ngành song phương về vấn đề an ninh thông tin quốc tế, bao gồm chuẩn bị và ký kết thỏa thuận hợp tác song phương trong lĩnh vực bảo đảm an ninh thông tin quốc tế”./.
Mở ra nhiều cơ hội hợp tác giữa Việt Nam và Hoa Kỳ  (10/11/2017)
Thông qua Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2018  (10/11/2017)
Hội nghị APEC 2017: Nhiều cơ hội cho sự hợp tác và phát triển  (10/11/2017)
Đại biểu Quốc hội thảo luận tại tổ về dự án Luật Đo đạc và bản đồ  (10/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên