Trung Quốc ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị APEC
Các quan chức Trung Quốc tại buổi họp báo ngày 03-11 cho biết, chuyến thăm của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam, Lào và tham dự Hội nghị cấp cao Diễn đàn Hợp tác Kinh tế châu Á - Thái Bình Dương (APEC) tại thành phố Đà Nẵng từ ngày 10 đến ngày 14-11 là chuyến công du nước ngoài đầu tiên của nhà lãnh đạo Trung Quốc kể từ sau Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XIX của Đảng Cộng sản Trung Quốc, qua đó sẽ góp phần tăng cường hợp tác trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương và quan hệ với các nước láng giềng.
Theo Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông, sự hiện diện của Chủ tịch Trung Quốc tại Hội nghị cấp cao APEC tại thành phố Đà Nẵng cho thấy sự coi trọng rất lớn của Trung Quốc đối với hợp tác khu vực.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Tập Cận Bình cũng sẽ phát biểu tại Hội nghị Thượng đỉnh Doanh nghiệp APEC, tham dự Đối thoại Cấp cao không chính thức giữa APEC và ASEAN, và gặp gỡ các nhà lãnh đạo của những nền kinh tế APEC khác.
Với vai trò là một thành viên quan trọng của đại gia đình APEC, Trung Quốc kiên định ủng hộ Việt Nam tổ chức thành công hội nghị lần này, đồng thời hy vọng APEC 2017 tại thành phố Đà Nẵng sẽ tiếp tục đi theo xu hướng cởi mở và phát triển chung trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương, khai thác những động lực tăng trưởng mới trong khu vực, tăng cường kết nối và đưa ra quan điểm mới về hợp tác trong tương lai.
Trung Quốc cam kết sẽ phối hợp chặt chẽ với tất cả các bên liên quan nhằm thúc đẩy sự phát triển và thịnh vượng trong khu vực cũng như toàn thế giới.
Về vấn đề kinh tế và thương mại, Thứ trưởng Bộ Thương mại Trung Quốc Vương Thụ Văn hy vọng hội nghị lần này sẽ phê chuẩn “Hiệp định khung về Thương mại điện tử xuyên biên giới APEC”, đồng thời vạch ra “Khuôn khổ giám sát Kế hoạch hành động kết nối các chuỗi cung ứng APEC”.
Bên cạnh đó, APEC 2017 được kỳ vọng sẽ triển khai thêm một bước những kết quả đạt được tại Hội nghị Thượng đỉnh APEC 2014 tại Bắc Kinh, tiếp tục thúc đẩy sự phát triển của Khu vực Thương mại Tự do châu Á - Thái Bình Dương, và hỗ trợ một hệ thống thương mại đa phương.
Về chuyến thăm cấp nhà nước của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình tới Việt Nam và Lào từ ngày 12 đến ngày 14-11 tới, Trợ lý Ngoại trưởng Trung Quốc, Trần Hiểu Đông cho biết, chuyến thăm này sẽ mở ra một chương mới của chính sách ngoại giao láng giềng đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới, đồng thời cũng sẽ là sự khởi đầu của một cấp độ mới trong chính sách ngoại giao láng giềng đặc sắc Trung Quốc trong thời đại mới.
Trong thời gian ở thăm Việt Nam, Chủ tịch Trung Quốc sẽ gặp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng, Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc, và Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân.
Tại những cuộc gặp này, các nhà lãnh đạo của hai nước sẽ bàn thảo về những chính sách quản lý đất nước, chiến lược phát triển, hợp tác kinh tế và giao lưu văn hóa.
Chuyến thăm Lào là chuyến thăm cấp nhà nước đầu tiên của nhà lãnh đạo cao nhất Trung Quốc tới Lào kể từ năm 2006. Trong khuôn khổ của chuyến thăm này, Chủ tịch Tập Cận Bình sẽ gặp Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Nhân dân Cách mạng Lào, Chủ tịch nước Bounnhang Vorachit, Thủ tướng Thongloun Sisoulith và Chủ tịch Quốc hội Pany Yathotu.
Các nhà lãnh đạo của hai nước cũng sẽ tham dự lễ đổ móng dự án sinh kế do Trung Quốc hỗ trợ xây dựng.
Theo ông Trần Hiểu Đông, hai chuyến thăm tới Việt Nam và Lào sẽ mở ra những cơ hội mới và tiếp thêm động lực tích cực cho các mối quan hệ song phương cũng như hợp tác cùng có lợi giữa Trung Quốc với các nước ASEAN./.
Bảo đảm an toàn, tập trung hỗ trợ người dân bị thiệt hại do bão số 12  (04/11/2017)
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình tiếp Thứ trưởng Bộ An ninh Quốc gia Trung Quốc  (04/11/2017)
Ảnh hưởng của cơn bão số 12  (04/11/2017)
Việt Nam là đối tác thương mại lớn nhất của Canada trong khối ASEAN  (04/11/2017)
Mỹ tái định hình tầm nhìn và chính sách tại châu Á  (04/11/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên