“Vốn đầu tư nước ngoài có vai trò quan trọng đối với nền kinh tế Việt Nam”
TCCSĐT - Đó là khẳng định của Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình trong Hội nghị “GateWay to Vietnam 2017” với chủ đề “Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế” do Công ty cổ phẩn Chứng khoán Sài Gòn (SSI) tổ chức sáng 25-10-2017 tại Thành phố Hồ Chí Minh.
Hội nghị đã thu hút sự tham gia của 25 doanh nghiệp đầu ngành tại Việt Nam, cùng gần 200 quỹ đầu tư trong và ngoài nước. Được biết, dù mới được thực hiện lần đầu tiên năm 2009, sau 3 lần tổ chức “Gateway to Vietnam” đã trở thành một cầu nối tin cậy giữa các nhà đầu tư tài chính trong và ngoài nước với những doanh nghiệp, là diễn đàn xúc tiến đầu tư hiệu quả của thị trường tài chính. Theo Ban Tổ chức, sau 3 lần tổ chức thành công, cánh cửa đến Việt Nam - Gateway to Viet Nam lần thứ 4 với chủ đề “Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế” lựa chọn thời điểm cuối năm 2017 để tiếp tục rộng mở, đón những nhà đầu tư trên khắp thế giới. Vì vậy, đây thực sự là thời điểm thuận lợi, cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự thay đổi không chỉ về chất, mà còn về lượng, với quy mô vốn hóa ở mức tương đương các thị trường mới nổi trong khu vực.
Tại Hội nghị, theo ý kiến của nhiều chuyên gia kinh tế, chủ đề “Thị trường vốn - Động lực tăng trưởng mới của nền kinh tế”, trong đó thị trường vốn - thị trường chứng khoán sẽ là kênh huy động vốn trung và dài hạn quan trọng nhất của nền kinh tế Việt Nam. Bởi vì, trong thời gian gần đây, thị trường chứng khoán Việt Nam được biết đến là một thị trường non trẻ nhất, quy mô khiêm tốn nhất, nhưng có tốc độ phát triển nhanh nhất về quy mô và thanh khoản trong khu vực ASEAN và Đông Á. Điển hình trong 10 năm qua, quy mô của thị trường cổ phiếu đã tăng 3 lần, năm 2006 là 22% GDP, năm 2010 là 44% GDP và thời điểm hiện tại là hơn 63% GDP. Năm 2006, trên thị trường này chỉ có 192 doanh nghiệp niêm yết, đăng ký giao dịch và có duy nhất 1 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD thì hiện nay có trên 700 doanh nghiệp niêm yết, 640 doanh nghiệp đăng ký giao dịch, trong đó có 23 doanh nghiệp có giá trị vốn hóa trên 1 tỷ USD. Cùng với thị trường cổ phiếu là thị trường trái phiếu cũng đã có những bước phát triển nhanh, mạnh và ngày 10-8-2017, Việt Nam đã chính thức mở thị trường chứng khoán phái sinh.
Một trong những vấn đề được quan tâm nhất tại Hội nghị, đó là hiện thị trường vốn - thị trường chứng khoán Việt Nam có thể tiếp tục đà tăng trưởng và độ sâu trong thời gian tới hay không? Để làm rõ điều này, nhiều chuyên gia kinh tế cho rằng, trong giai đoạn 2018 - 2020, quá trình tái cơ cấu doanh nghiệp sẽ bước vào giai đoạn “nước rút” cuối cùng. Đối tượng cổ phần hóa trong giai đoạn này hầu hết sẽ là các doanh nghiệp có quy mô lớn, phạm vi hoạt động rộng, kinh doanh đa ngành nghề. Mặt khác, các nhà đầu tư lớn, có tiềm lực tài chính và năng lực quản trị, đầu tư tốt đã có một thời gian dài để chuẩn bị… bởi vậy đây thực sự là thời điểm thuận lợi, cơ hội tốt cho các nhà đầu tư trong bối cảnh thị trường chứng khoán Việt Nam đã có sự thay đổi không chỉ về chất, mà còn về lượng, với quy mô vốn hóa ở mức tương đương các thị trường mới nổi trong khu vực.
Phát biểu tại Hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Trương Hòa Bình cho rằng: Những năm gần đây, môi trường đầu tư tại Việt Nam đã cải thiện đáng kể, dự báo sẽ có bước phát triển đột phá trong các năm tới. Việt Nam sẽ tập trung ổn định vĩ mô để phát triển nhanh và bền vững, phấn đấu đạt mục tiêu tăng trưởng GDP 6,7% cho năm 2017 và duy trì đà tăng trưởng cho những năm tiếp theo, thâm hụt ngân sách dưới 4%, nợ công duy trì dưới 65%, lạm phát dưới 5%, tập trung cải cách hệ thống tài chính tiền tệ trong đó cải cách hệ thống ngân hàng, xử lý nợ xấu, hài hòa giữa chính sách tiền tệ và tài khóa ổn định kinh tế vĩ mô, cải cách hệ thống doanh nghiệp nhà nước, thực thi kiên quyết cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước nhằm giảm thiểu việc Nhà nước can thiệp vào việc kinh doanh, trao vai trò kinh doanh cho tư nhân và coi việc phát triển kinh tế tư nhân là động lực quan trọng của nền kinh tế.
Phó Thủ tướng Thường trực nhấn mạnh: Thực tế cho thấy tầm quan trọng của vốn đầu tư nước ngoài đối với nền kinh tế Việt Nam và Việt Nam có nhiều điều kiện thuận lợi để thu hút đầu tư. Chính vì thế, Chính phủ Việt Nam đã, đang coi trọng phát triển thị trường vốn, thị trường chứng khoán hiệu quả, để thực sự đóng vai trò huy động, phân bổ vốn trung và dài hạn cho nền kinh tế. Thời gian qua, Chính phủ rất hài lòng với tốc độ tăng trưởng và vai trò của thị trường chứng khoán trong hỗ trợ cho hệ thống tín dụng, tạo động lực phát triển và kết nối dòng vốn đầu tư gián tiếp vào Việt Nam. Trong phát triển chung của Việt Nam có sự chung tay đóng góp quan trọng của doanh nghiệp, nhà đầu tư quốc tế./.
Tiếp tục các thông tin về Kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XIV  (25/10/2017)
MekongInvest 2017: Thu hút đầu tư hạ tầng - nền tảng phát triển du lịch đồng bằng sông Cửu Long  (25/10/2017)
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng: "Bộ không làm thì Chính phủ làm"  (25/10/2017)
Sóc Trăng: Phát huy thế mạnh doanh nghiệp trong liên kết vùng, miền  (25/10/2017)
Phó Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone thăm và làm việc tại Bình Dương  (25/10/2017)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên