Việt Nam và Phần Lan tăng cường hợp tác trên mọi lĩnh vực
23:11, ngày 18-10-2017
Tiếp tục chuyến thăm chính thức Phần Lan diễn ra từ ngày 16 đến 19-10, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã có các buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan Kai Mykkanen; Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Sanni Grahn-Laasonen và Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Kone; thăm Quỹ Công nghệ và Đổi mới sang tạo (Tekes), Viện Khí tượng Phần Lan và công ty Nokia.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Ngoại thương và Phát triển Phần Lan (ngày 17-10), ông Kai Mykkanen, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh thông báo những thành tựu kinh tế - xã hội của Việt Nam trong thời gian qua; cho biết Chính phủ Việt Nam đang đẩy mạnh tái cơ cấu nền kinh tế, cổ phần hóa các doanh nghiệp nhà nước, thúc đẩy liên kết kinh tế thông qua các hiệp định thương mại tự do song phương và đa phương để thu hút, tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài tham gia sở hữu và quản lý các công ty lớn của Việt Nam trong nhiều lĩnh vực.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cảm ơn Chính phủ Phần Lan đã cung cấp nguồn viện trợ ODA hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong những năm qua, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đề nghị Chính phủ Phần Lan xem xét tiếp tục các hình thức hỗ trợ cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của hai nước.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ mong muốn bên cạnh lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục-đào tạo, thế mạnh của Phần Lan, hai bên cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Bộ trưởng Kai Mykkanen nhấn mạnh Việt Nam là điểm sáng về xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân, công nghiệp hóa đất nước; đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Phần Lan; bày tỏ vui mừng trước những tiến triển hợp tác trong quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), nhất là việc hai bên đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, cho rằng việc ký kết Hiệp định sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi tăng cường thương mại đầu tư với EU nói chung và Phần Lan nói riêng. Về hợp tác phát triển, Bộ trưởng Kai Mykkanen cho biết Việt Nam là ví dụ điển hình cho mô hình hợp tác phát triển của Phần Lan với các nước khác.
Trong giai đoạn hợp tác mới, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Phần Lan sẽ chuyển sang mô hình vay ưu đãi, đầu tư công. Thời gian tới, Phần Lan ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, do đó đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Phần Lan đầu tư, chuyển giao công nghệ, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Phần Lan như công nghệ sạch, công nghệ thông tin-truyền thông, quản lý nước, nông nghiệp, lâm nghiệp...
Hai bên hoan nghênh hiệu quả triển khai Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 (IPP 2) và việc ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam và Quỹ TEKES Phần Lan (tháng 3-2016) nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các dự án hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và Viện nghiên cứu hai nước; nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ thông tin, giáo dục-đào tạo, tài chính, du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Sanni Grahn-Laasonen (ngày 18-10), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ hài lòng trước những tiến triển tích cực của quan hệ hợp tác Việt Nam - Phần Lan, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo với việc hai bên đã ký được 17 Bản ghi nhớ hợp tác giữa các trường đại học của hai bên.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định tiềm năng hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo giữa hai nước còn rất lớn và mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ có thêm nhiều hợp tác hơn nữa và đề nghị Phần Lan tăng thêm học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam; tăng cường các chương trình đào tạo liên kết giữa các cơ sở giáo dục và hỗ trợ, nâng cao chất lượng giảng, dạy cho ngành giáo dục Việt Nam.
Bộ trưởng Giáo dục và Văn hoá Sanni Grahn-Laasonen đánh giá cao hợp tác giáo dục-đào tạo giữa hai bên; khẳng định hợp tác giáo dục-đào tạo sẽ tiếp tục là ưu tiên của Chính phủ Phần Lan với Việt Nam trong thời gian tới; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên đạt được những tiến triển mới và hứa sẽ xem xét, tạo điều kiện đáp ứng các đề xuất của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã có buổi tiếp các cơ quan doanh nghiệp của Phần Lan. Lãnh đạo Quỹ Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Tekes, cơ quan trực thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo và cạnh tranh toàn cầu. Lãnh đạo Viện Khí tượng và Thủy văn, trực thuộc Bộ Giao thông và Truyền thông Phần Lan nhất trí sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực nghiên cứu, theo dõi khí hậu, cải tiến công tác dự báo và đào tạo nguồn nhân lực.
Tại buổi tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Lãnh đạo tập đoàn Kone - tập đoàn sản xuất thang máy, thang cuốn, cửa tự động; và lãnh đạo công ty Nokia - công ty đã từng gặt hái nhiều thành công tại thị trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Kone, ông Antti Herlin khẳng định các doanh nghiệp Phần Lan, trong đó có tập đoàn Kone sẽ nỗ lực góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Phần Lan nói chung và quan hệ đầu tư-thương mại giữa hai nước nói riêng, ngày càng phát triển.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những thành công của tập đoàn Kone và công ty Nokia tại thị trường Việt Nam; khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và mong muốn các công ty tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước./.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cảm ơn Chính phủ Phần Lan đã cung cấp nguồn viện trợ ODA hỗ trợ phát triển cho Việt Nam trong những năm qua, góp phần quan trọng vào công cuộc phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế của Việt Nam; đề nghị Chính phủ Phần Lan xem xét tiếp tục các hình thức hỗ trợ cho Việt Nam, tập trung vào các lĩnh vực ưu tiên của hai nước.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ mong muốn bên cạnh lĩnh vực công nghệ thông tin, giáo dục-đào tạo, thế mạnh của Phần Lan, hai bên cần tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực tài chính, du lịch, hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa...
Bộ trưởng Kai Mykkanen nhấn mạnh Việt Nam là điểm sáng về xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống người dân, công nghiệp hóa đất nước; đánh giá cao quan hệ hợp tác tốt đẹp giữa Việt Nam và Phần Lan; bày tỏ vui mừng trước những tiến triển hợp tác trong quan hệ Việt Nam-Liên minh châu Âu (EU), nhất là việc hai bên đã kết thúc đàm phán Hiệp định Thương mại tự do Việt Nam - EU, cho rằng việc ký kết Hiệp định sẽ tạo cơ sở pháp lý thuận lợi tăng cường thương mại đầu tư với EU nói chung và Phần Lan nói riêng. Về hợp tác phát triển, Bộ trưởng Kai Mykkanen cho biết Việt Nam là ví dụ điển hình cho mô hình hợp tác phát triển của Phần Lan với các nước khác.
Trong giai đoạn hợp tác mới, hợp tác phát triển giữa Việt Nam và Phần Lan sẽ chuyển sang mô hình vay ưu đãi, đầu tư công. Thời gian tới, Phần Lan ưu tiên hợp tác với Việt Nam trong các lĩnh vực kinh tế-thương mại, do đó đề nghị Việt Nam tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Phần Lan đầu tư, chuyển giao công nghệ, kinh doanh lâu dài tại Việt Nam, nhất là trong các lĩnh vực thế mạnh của Phần Lan như công nghệ sạch, công nghệ thông tin-truyền thông, quản lý nước, nông nghiệp, lâm nghiệp...
Hai bên hoan nghênh hiệu quả triển khai Chương trình Đối tác Đổi mới Sáng tạo Việt Nam - Phần Lan giai đoạn 2 (IPP 2) và việc ký kết Bản ghi nhớ (MOU) về hợp tác giữa Bộ Khoa học Công nghệ Việt Nam và Quỹ TEKES Phần Lan (tháng 3-2016) nhằm hỗ trợ và thúc đẩy các dự án hợp tác nghiên cứu chung, chuyển giao công nghệ và thương mại hóa các kết quả nghiên cứu giữa các doanh nghiệp và Viện nghiên cứu hai nước; nhất trí tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm trong lĩnh vực công nghệ sạch, công nghệ thông tin, giáo dục-đào tạo, tài chính, du lịch và hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.
Tại buổi tiếp Bộ trưởng Giáo dục và Văn hóa Sanni Grahn-Laasonen (ngày 18-10), Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh bày tỏ hài lòng trước những tiến triển tích cực của quan hệ hợp tác Việt Nam - Phần Lan, đặc biệt trong lĩnh vực giáo dục-đào tạo với việc hai bên đã ký được 17 Bản ghi nhớ hợp tác giữa các trường đại học của hai bên.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh khẳng định tiềm năng hợp tác văn hóa, giáo dục-đào tạo giữa hai nước còn rất lớn và mong muốn trong thời gian tới, hai bên sẽ có thêm nhiều hợp tác hơn nữa và đề nghị Phần Lan tăng thêm học bổng cho nghiên cứu sinh Việt Nam; tăng cường các chương trình đào tạo liên kết giữa các cơ sở giáo dục và hỗ trợ, nâng cao chất lượng giảng, dạy cho ngành giáo dục Việt Nam.
Bộ trưởng Giáo dục và Văn hoá Sanni Grahn-Laasonen đánh giá cao hợp tác giáo dục-đào tạo giữa hai bên; khẳng định hợp tác giáo dục-đào tạo sẽ tiếp tục là ưu tiên của Chính phủ Phần Lan với Việt Nam trong thời gian tới; bày tỏ tin tưởng chuyến thăm của Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh sẽ thúc đẩy quan hệ hợp tác hai bên đạt được những tiến triển mới và hứa sẽ xem xét, tạo điều kiện đáp ứng các đề xuất của Việt Nam.
Trong khuôn khổ chuyến thăm, Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh cũng đã có buổi tiếp các cơ quan doanh nghiệp của Phần Lan. Lãnh đạo Quỹ Công nghệ và Đổi mới sáng tạo Tekes, cơ quan trực thuộc Bộ Kinh tế và Việc làm Phần Lan, cho biết sẽ hỗ trợ Việt Nam nâng cao năng lực hệ thống đổi mới sáng tạo quốc gia, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế và cải thiện vị trí xếp hạng của Việt Nam trong chỉ số đổi mới sáng tạo và cạnh tranh toàn cầu. Lãnh đạo Viện Khí tượng và Thủy văn, trực thuộc Bộ Giao thông và Truyền thông Phần Lan nhất trí sẽ tiếp tục hỗ trợ Việt Nam tăng cường năng lực nghiên cứu, theo dõi khí hậu, cải tiến công tác dự báo và đào tạo nguồn nhân lực.
Tại buổi tiếp kiến Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh, Lãnh đạo tập đoàn Kone - tập đoàn sản xuất thang máy, thang cuốn, cửa tự động; và lãnh đạo công ty Nokia - công ty đã từng gặt hái nhiều thành công tại thị trường Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng quản trị tập đoàn Kone, ông Antti Herlin khẳng định các doanh nghiệp Phần Lan, trong đó có tập đoàn Kone sẽ nỗ lực góp phần thúc đẩy quan hệ hợp tác Việt Nam - Phần Lan nói chung và quan hệ đầu tư-thương mại giữa hai nước nói riêng, ngày càng phát triển.
Phó Chủ tịch nước Đặng Thị Ngọc Thịnh đánh giá cao những thành công của tập đoàn Kone và công ty Nokia tại thị trường Việt Nam; khẳng định Chính phủ Việt Nam luôn tạo môi trường kinh doanh thuận lợi cho các nhà đầu tư nước ngoài và mong muốn các công ty tăng cường đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam, góp phần tăng cường quan hệ kinh tế-thương mại giữa hai nước./.
Bắc Ninh xin được chấp thuận gộp Samsung Display thành 1 dự án  (18/10/2017)
Công tác phòng, chống tham nhũng trên địa bàn Yên Bái còn hạn chế  (18/10/2017)
Đoàn kiểm tra của Ban Bí thư làm việc với Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (18/10/2017)
Thủ tướng Chính phủ làm việc với Học viện Hành chính quốc gia  (18/10/2017)
Hoàn thiện Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN  (18/10/2017)
Hoàn thiện Điều lệ tổ chức và hoạt động của PVN  (18/10/2017)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên