Thành lập đoàn kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại
21:57, ngày 30-09-2017
Thực hiện chỉ đạo của Lãnh đạo Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường (Bộ Công Thương) đã thành lập đoàn công tác kiểm tra, đôn đốc triển khai công tác phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đoàn công tác làm việc với Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh, An Giang và Long An, tập trung vào các nội dung đánh giá thực trạng tình hình, phương thức, thủ đoạn của các đối tượng buôn lậu, gian lận thương mại, hàng giả, vi phạm an toàn thực phẩm.
Đặc biệt, đoàn chú trọng kiểm tra kiểm soát với các mặt hàng trọng điểm như thuốc lá, đường. Mặt khác, theo dõi công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường. Cùng đó, kiểm tra, khảo sát, đánh giá công tác quản lý in, cấp phát, sử dụng, giao nhận, thanh toán, tiêu hủy ấn chỉ và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Hơn nữa, không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm và kế hoạch triển khai trong thời gian tới, nhất là các dịp cao điểm, dịp lễ, Tết.
Theo đánh giá của đoàn công tác, các Chi cục đã nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đơn cử như Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14-3-2017 về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28-3-2017 phê duyệt Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020.
Thống kê cho thấy trong chín tháng năm 2017, Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 4.585 vụ, tổng số vụ vi phạm: 4.108 vụ; tổng số hành vi vi phạm: 5.499 hành vi. Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra 1.240 vụ, số vụ vi phạm là 777 vụ, thu nộp ngân sách là 7.624,3 triệu đồng; Chi Cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra 2.252 vụ, số vụ vi phạm là 1.102 vụ, tổng giá trị hàng hoá vi phạm là 10,68 tỷ đồng, tổng số tiền thu ngân sách nhà nước là 8,78 tỷ đồng.
Đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu, ba Chi cục đã kiểm tra, phát hiện 961 vụ vi phạm, trong đó chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 558 vụ, tạm giữ 151.080 bao thuốc lá nhập lậu; Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra phát hiện 193 vụ vi phạm, tịch thu 134.335 gói thuốc lá ngoại; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 210 vụ, thu giữ 62.933 gói thuốc lá điếu.
Đối với mặt hàng đường cát, ba Chi cục quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện 69 vụ vi phạm, trong đó chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 32 vụ vi phạm, tạm giữ 157.504kg đường cát. Chi cục quản lý thị trường Long An đã kiểm tra và phát hiện năm vụ vi phạm, tịch thu 17.800kg đường cát do nước ngoài sản xuất; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 32 vụ vi phạm, tạm giữ 77.900kg đường cát Thái Lan.
Trước tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, không nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường.
Ngoài ra, chi cục quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như vũ khí, ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, tài liệu phản động, động vật, thực vật hoang dã, nhóm mặt hàng thiết yếu hàng may mặc, rượu, bia, nước giải khát, mứt, bánh, kẹo, thuốc lá điếu, xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp trong thời gian tới./.
Đặc biệt, đoàn chú trọng kiểm tra kiểm soát với các mặt hàng trọng điểm như thuốc lá, đường. Mặt khác, theo dõi công tác chỉ đạo, điều hành và kết quả tổ chức thực hiện các nhiệm vụ của Chính phủ, Ban chỉ đạo 389 Quốc gia, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường. Cùng đó, kiểm tra, khảo sát, đánh giá công tác quản lý in, cấp phát, sử dụng, giao nhận, thanh toán, tiêu hủy ấn chỉ và công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, ký cam kết không kinh doanh hàng hóa nhập lậu.
Hơn nữa, không sản xuất, tàng trữ, buôn bán hàng cấm hàng giả, hàng xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ, hàng hóa không đảm bảo chất lượng và hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm và kế hoạch triển khai trong thời gian tới, nhất là các dịp cao điểm, dịp lễ, Tết.
Theo đánh giá của đoàn công tác, các Chi cục đã nghiêm túc thực hiện các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng cục Quản lý thị trường về đẩy mạnh công tác đấu tranh chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả.
Đơn cử như Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 30-9-2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác đấu tranh chống buôn lậu thuốc lá; Chỉ thị số 13/CT-TTg ngày 09-5-2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước về an toàn thực phẩm; Chỉ thị số 02/CT-BCT ngày 14-3-2017 về việc tăng cường quản lý an toàn thực phẩm đối với sản xuất, kinh doanh rượu; Quyết định số 1059/QĐ-BCT ngày 28-3-2017 phê duyệt Đề án phòng, chống buôn lậu, gian lận thương mại và hàng giả tại các địa bàn, lĩnh vực trọng điểm đến năm 2020.
Thống kê cho thấy trong chín tháng năm 2017, Chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 4.585 vụ, tổng số vụ vi phạm: 4.108 vụ; tổng số hành vi vi phạm: 5.499 hành vi. Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra 1.240 vụ, số vụ vi phạm là 777 vụ, thu nộp ngân sách là 7.624,3 triệu đồng; Chi Cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra 2.252 vụ, số vụ vi phạm là 1.102 vụ, tổng giá trị hàng hoá vi phạm là 10,68 tỷ đồng, tổng số tiền thu ngân sách nhà nước là 8,78 tỷ đồng.
Đặc biệt đối với mặt hàng thuốc lá điếu, ba Chi cục đã kiểm tra, phát hiện 961 vụ vi phạm, trong đó chi cục Quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh kiểm tra 558 vụ, tạm giữ 151.080 bao thuốc lá nhập lậu; Chi cục quản lý thị trường Long An kiểm tra phát hiện 193 vụ vi phạm, tịch thu 134.335 gói thuốc lá ngoại; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 210 vụ, thu giữ 62.933 gói thuốc lá điếu.
Đối với mặt hàng đường cát, ba Chi cục quản lý thị trường kiểm tra và phát hiện 69 vụ vi phạm, trong đó chi cục quản lý thị trường Thành phố Hồ Chí Minh đã kiểm tra 32 vụ vi phạm, tạm giữ 157.504kg đường cát. Chi cục quản lý thị trường Long An đã kiểm tra và phát hiện năm vụ vi phạm, tịch thu 17.800kg đường cát do nước ngoài sản xuất; Chi cục quản lý thị trường An Giang kiểm tra, phát hiện 32 vụ vi phạm, tạm giữ 77.900kg đường cát Thái Lan.
Trước tình hình sản xuất, kinh doanh hàng hóa nhập lậu, hàng giả, kém chất lượng, hàng hóa không đảm bảo an toàn thực phẩm, không nguồn gốc xuất xứ vẫn diễn biến phức tạp, Tổng cục Quản lý thị trường đề nghị Chi cục quản lý thị trường tỉnh, thành phố tiếp tục thực hiện nghiêm túc các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Bộ Công Thương, Tổng Cục Quản lý thị trường.
Ngoài ra, chi cục quản lý thị trường cần tăng cường công tác kiểm tra các mặt hàng ảnh hưởng đến an ninh trật tự, an toàn xã hội như vũ khí, ma túy, vật liệu nổ, pháo nổ, tài liệu phản động, động vật, thực vật hoang dã, nhóm mặt hàng thiết yếu hàng may mặc, rượu, bia, nước giải khát, mứt, bánh, kẹo, thuốc lá điếu, xăng dầu, thực phẩm, mỹ phẩm, vật tư nông nghiệp trong thời gian tới./.
Thủ tướng đối thoại chính sách với các tập đoàn kinh tế tư nhân lớn  (30/09/2017)
Điện mừng Quốc khánh nước Cộng hòa nhân dân Trung Hoa  (30/09/2017)
Khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017  (30/09/2017)
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong công tác đào tạo nguồn nhân lực  (29/09/2017)
APEC 2017: Kết thúc Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017  (29/09/2017)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay