Khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017
20:19, ngày 30-09-2017
TCCSĐT - Tối 29-9-2017, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 đã khai mạc tại Quảng trường Nguyễn Tất Thành, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang.
Đến dự Lễ khai mạc có các đồng chí: Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội; Hà Thị Khiết, nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Trưởng Ban Dân vận Trung ương và nhiều đồng chí lãnh đạo các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ban, ngành Trung ương, một số tỉnh, thành trong cả nước; một số cơ quan ngoại giao, các tổ chức quốc tế; đại diện lãnh đạo các tỉnh: Luông Pha-băng, Xiêng Khoảng (Lào); Vân Nam (Trung Quốc). Về phía tỉnh Tuyên Quang có đồng chí Chẩu Văn Lâm, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội khóa XIV của tỉnh; các đồng chí lãnh đạo, nguyên lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang.
Đặc biệt, tham gia Ngày hội Văn hóa Dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Tuyên Quang có hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên là đồng bào dân tộc Dao đang sinh sống tại 12 tỉnh, thành phố, gồm các đoàn: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Vĩnh Phúc, Lai Châu và Hà Nội.
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên là đồng bào dân tộc Dao tại 12 tỉnh, thành phố đã hội tụ, đoàn kết về đây để cùng chung vui và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc sắc nhất của dân tộc Dao. Đồng chí khẳng định: “Văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Dao nói riêng là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao”.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây cũng là dịp để đồng bào cả nước nói chung và đồng bào dân tộc Dao nói riêng bày tỏ tình cảm, niềm tin của mình với Đảng, Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm với văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần tiếp tục tập trung và quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tính đa dạng, bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em; bên cạnh đó tiếp tục xây dựng những giá trị văn hóa mới phù hợp với thời đại mới. Các cấp, các ngành, các địa phương cần đề cao và phát huy tối đa vai trò của các chủ thể văn hóa, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số, trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc; tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, đồng chí Phạm Minh Huấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các đại biểu và du khách trong và ngoài nước đã đến tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 được tổ chức tại Tuyên Quang. Đồng chí khẳng định, trong những năm qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, trong đó có giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao được tỉnh Tuyên Quang hết sức quan tâm. Đặc biệt, nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung của người Dao ở Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vinh dự được đăng cai Ngày hội, tỉnh Tuyên Quang sẽ cùng các tỉnh trong cả nước làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và giá trị văn hóa dân tộc Dao nói riêng, để xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng chí hy vọng, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 sẽ để lại trong lòng quý vị đại biểu và du khách gần xa những kỷ niệm khó quên về mảnh đất, con người Tuyên Quang thân thiện, mến khách…
Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 sẽ diễn ra đến ngày 4-10-2017, với nhiều hoạt động phong phú, như liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục nữ truyền thống dân tộc Dao; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Dao; trưng bày, triển lãm “Sắc màu văn hóa dân tộc Dao”; trưng bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc Dao; trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc tỉnh Tuyên Quang và Lễ hội Bia Hà Nội; thi đấu một số môn thể thao; trình diễn trang phục tín ngưỡng thờ Mẫu…
Trong đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017, công chúng được thưởng thức những trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc Dao, như trích đoạn lễ Cấp sắc dân tộc Dao - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; lễ đón dâu của các nhóm: Dao Quần Chẹt; Dao Thanh Y; Dao Đỏ,…
Trong dịp này, một trong những hoạt động đặc sắc nhất là lễ rước hơn 70 mô hình đèn trung thu độc đáo sẽ rước từ Quảng trường Nguyễn Tất Thành qua một số tuyến phố trên địa bàn thành phố Tuyên Quang vào tối ngày 30-9-2017./.
Đặc biệt, tham gia Ngày hội Văn hóa Dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất tổ chức tại Tuyên Quang có hơn 1.000 nghệ nhân, diễn viên, vận động viên là đồng bào dân tộc Dao đang sinh sống tại 12 tỉnh, thành phố, gồm các đoàn: Tuyên Quang, Phú Thọ, Hà Giang, Thái Nguyên, Thanh Hóa, Bắc Kạn, Cao Bằng, Quảng Ninh, Sơn La, Vĩnh Phúc, Lai Châu và Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội phát biểu tại Lễ khai mạc |
Phát biểu tại lễ khai mạc, đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân nhiệt liệt hoan nghênh và biểu dương các nghệ nhân, diễn viên, vận động viên là đồng bào dân tộc Dao tại 12 tỉnh, thành phố đã hội tụ, đoàn kết về đây để cùng chung vui và tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp, đặc sắc nhất của dân tộc Dao. Đồng chí khẳng định: “Văn hóa các dân tộc thiểu số là di sản quý giá, góp phần làm nên sự phong phú, đa dạng của nền văn hóa Việt Nam. Việc giữ gìn bản sắc văn hóa của đồng bào các dân tộc nói chung, đồng bào dân tộc Dao nói riêng là nhiệm vụ chính trị có ý nghĩa rất quan trọng trong thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa và phát triển bền vững đất nước. Việc tổ chức Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất là một hoạt động văn hóa có ý nghĩa to lớn, thiết thực nhằm cụ thể hóa các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước, thể hiện sự quan tâm, chăm lo của các cấp, các ngành, các địa phương đến đời sống tinh thần của đồng bào dân tộc Dao”.
Đồng chí Nguyễn Thị Kim Ngân cho rằng, đây cũng là dịp để đồng bào cả nước nói chung và đồng bào dân tộc Dao nói riêng bày tỏ tình cảm, niềm tin của mình với Đảng, Nhà nước, nâng cao ý thức trách nhiệm với văn hóa truyền thống, củng cố sức mạnh khối đại đoàn kết toàn dân tộc, góp phần giữ vững ổn định chính trị, an ninh, quốc phòng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh, trong giai đoạn phát triển mới của đất nước, cần tiếp tục tập trung và quan tâm hơn nữa đến công tác bảo tồn, giữ gìn và phát huy các giá trị tốt đẹp của văn hóa dân tộc, tính đa dạng, bản sắc văn hóa đặc sắc của các dân tộc anh em; bên cạnh đó tiếp tục xây dựng những giá trị văn hóa mới phù hợp với thời đại mới. Các cấp, các ngành, các địa phương cần đề cao và phát huy tối đa vai trò của các chủ thể văn hóa, nhất là của đồng bào dân tộc thiểu số, trong việc bảo tồn, phát huy văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc; tạo mọi điều kiện tốt nhất nhằm nâng cao mức hưởng thụ và tham gia hoạt động sáng tạo văn hóa của cộng đồng các dân tộc Việt Nam; kết hợp hài hòa việc bảo tồn và phát huy giá trị di sản văn hóa các dân tộc với các hoạt động phát triển kinh tế, du lịch bền vững ở các địa phương, thực hiện có hiệu quả Nghị quyết Đại hội XII của Đảng trong công cuộc xây dựng và phát triển đất nước.
Thay mặt lãnh đạo tỉnh Tuyên Quang, đồng chí Phạm Minh Huấn, Phó Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh nhiệt liệt chào mừng các đồng chí lãnh đạo Đảng và Nhà nước; lãnh đạo các bộ, ban, ngành Trung ương, các đại biểu và du khách trong và ngoài nước đã đến tham dự Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 được tổ chức tại Tuyên Quang. Đồng chí khẳng định, trong những năm qua công tác bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc thiểu số, trong đó có giá trị văn hoá đặc sắc của đồng bào dân tộc Dao được tỉnh Tuyên Quang hết sức quan tâm. Đặc biệt, nghi lễ Cấp sắc và hát Páo dung của người Dao ở Tuyên Quang đã được Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch công nhận là di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia. Vinh dự được đăng cai Ngày hội, tỉnh Tuyên Quang sẽ cùng các tỉnh trong cả nước làm tốt công tác bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của cộng đồng các dân tộc Việt Nam nói chung và giá trị văn hóa dân tộc Dao nói riêng, để xây dựng và phát triển văn hóa con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước. Đồng chí hy vọng, Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 sẽ để lại trong lòng quý vị đại biểu và du khách gần xa những kỷ niệm khó quên về mảnh đất, con người Tuyên Quang thân thiện, mến khách…
Trích đoạn tái hiện nghi lễ Cấp sắc dân tộc Dao - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia trong Lễ khai mạc |
Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017 sẽ diễn ra đến ngày 4-10-2017, với nhiều hoạt động phong phú, như liên hoan văn nghệ quần chúng, trình diễn trang phục nữ truyền thống dân tộc Dao; trình diễn, giới thiệu trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống dân tộc Dao; trưng bày, triển lãm “Sắc màu văn hóa dân tộc Dao”; trưng bày, giới thiệu ẩm thực dân tộc Dao; trưng bày, giới thiệu ẩm thực các dân tộc tỉnh Tuyên Quang và Lễ hội Bia Hà Nội; thi đấu một số môn thể thao; trình diễn trang phục tín ngưỡng thờ Mẫu…
Trong đêm khai mạc Ngày hội Văn hóa dân tộc Dao toàn quốc lần thứ nhất và Lễ hội Thành Tuyên năm 2017, công chúng được thưởng thức những trích đoạn lễ hội, nghi thức sinh hoạt văn hóa truyền thống đặc sắc trong đời sống tinh thần của dân tộc Dao, như trích đoạn lễ Cấp sắc dân tộc Dao - di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia; lễ đón dâu của các nhóm: Dao Quần Chẹt; Dao Thanh Y; Dao Đỏ,…
Trong dịp này, một trong những hoạt động đặc sắc nhất là lễ rước hơn 70 mô hình đèn trung thu độc đáo sẽ rước từ Quảng trường Nguyễn Tất Thành qua một số tuyến phố trên địa bàn thành phố Tuyên Quang vào tối ngày 30-9-2017./.
Việt Nam sẵn sàng hỗ trợ Lào trong công tác đào tạo nguồn nhân lực  (29/09/2017)
APEC 2017: Kết thúc Diễn đàn Phụ nữ và Kinh tế APEC năm 2017  (29/09/2017)
Kỳ họp thứ 18 của Ủy ban Kiểm tra Trung ương  (29/09/2017)
Phát triển Hà Nội văn minh, có bản sắc và phải thượng tôn pháp luật  (29/09/2017)
Tình hình kinh tế - xã hội 9 tháng đầu năm 2017  (29/09/2017)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên