Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc
Theo phóng viên TTXVN tại Trung Quốc, từ ngày 12 đến 13-12, tại Bắc Kinh (Trung Quốc) đã diễn ra Đàm phán cấp Chính phủ về biên giới lãnh thổ Việt Nam-Trung Quốc.
Trưởng đoàn Việt Nam là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lê Hoài Trung, Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Việt Nam. Trưởng đoàn Trung Quốc là Thứ trưởng Bộ Ngoại giao Lưu Chấn Dân.
Ngày 13-12, Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã tiếp thân mật Đoàn Việt Nam.
Trong không khí hữu nghị, chân thành và thẳng thắn, hai bên đánh giá những phát triển tích cực trong quan hệ giữa hai nước trong thời gian gần đây, đồng thời đi sâu thảo luận các biện pháp cụ thể nhằm triển khai các thỏa thuận của Lãnh đạo cấp cao hai nước, góp phần thúc đẩy quan hệ hai nước tiếp tục đà phát triển lành mạnh, tốt đẹp và ổn định trong thời gian tới.
Hai bên cũng trao đổi phương hướng quan hệ năm 2017, nhất là trong việc chuẩn bị cho các chuyến thăm của lãnh đạo cấp cao hai nước.
Phía Việt Nam nhấn mạnh tầm quan trọng của vấn đề biên giới lãnh thổ trong quan hệ giữa hai nước; việc xử lý, giải quyết thỏa đáng các vấn đề biên giới lãnh thổ sẽ là nền tảng, tạo cơ sở và góp phần quan trọng cho việc thúc đẩy hơn nữa quan hệ hai nước; khẳng định đường lối chính sách nhất quán của Việt Nam về các vấn đề biên giới lãnh thổ, trong đó có các vấn đề trên biển, bày tỏ lo ngại về những diễn biến phức tạp ở Biển Đông trong thời gian qua.
Cuộc họp đã kiểm điểm các kết quả hợp tác giải quyết, xử lý các vấn đề biên giới lãnh thổ kể từ phiên đàm phán toàn thể lần trước năm 2013 và nhất trí đối với vấn đề biên giới trên bộ, hai bên đã đạt được nhiều kết quả tích cực, cơ chế hợp tác quản lý biên giới (như Ủy ban liên hợp Biên giới, đại diện Biên giới, Ủy ban hợp tác cửa khẩu…) đã phát huy tốt vai trò trong thực tế, việc đấu tranh phòng, chống tội phạm xuyên biên giới không ngừng được mở rộng…
Các kết quả này đã góp phần quan trọng vào việc quản lý và bảo vệ biên giới, tạo điều kiện phát triển kinh tế-xã hội ở khu vực biên giới nói riêng và hai nước nói chung.
Cuộc họp nhất trí tiếp tục tăng cường công tác quản lý, giữ gìn an ninh, trật tự xã hội khu vực biên giới; triển khai hiệu quả Hiệp định hợp tác bảo vệ và khai thác tài nguyên du lịch thác Bản Giốc và Hiệp định tàu thuyền đi lại tại khu vực tự do đi lại ở cửa sông Bắc Luân; tiếp tục thúc đẩy mở và nâng cấp các cặp cửa khẩu áp dụng biện pháp thuận lợi hóa thông quan, tạo điều kiện cho phát triển khu vực biên giới.
Về các vấn đề trên biển, hai bên khẳng định sẽ thực hiện nghiêm túc nhận thức chung quan trọng giữa Lãnh đạo cấp cao hai Đảng, hai nước và “Thỏa thuận những nguyên tắc cơ bản chỉ đạo giải quyết vấn đề trên biển Việt Nam-Trung Quốc”, xử lý thỏa đáng các vấn đề trên biển, không làm phức tạp tình hình, kiểm soát tốt bất đồng, thúc đẩy hợp tác phù hợp, cùng nhau gìn giữ hòa bình, ổn định trên biển.
Cuộc họp đánh giá trong thời gian hai nước đã đạt một số tiến triển nhất định, trong đó có việc triển khai thực hiện đúng tiến độ hai dự án hợp tác đã ký là dự án Hợp tác trao đổi, nghiên cứu về quản lý môi trường biển và Hải đảo vùng Vịnh Bắc Bộ và dự án Hợp tác nghiên cứu, so sánh trầm tích kỷ Halocen lưu vực sông Hồng và sông Trường Giang, nhất trí sớm hoàn tất để đi đến ký kết các thỏa thuận hợp tác thả giống thủy sinh trong Vịnh Bắc Bộ và trong một số lĩnh vực khác.
Hai bên nhất trí tiếp tục thúc đẩy vững chắc tiến trình đàm phán phân định và hợp tác cùng phát triển của các nhóm công tác về các vấn đề trên biển.
Theo mục tiêu này, hai bên nhất trí phát huy cơ chế đàm phán cấp Chính phủ qua các cuộc họp thường niên, tăng cường tần suất cuộc gặp giữa hai trưởng đoàn đàm phán cũng như phát huy các cơ chế đàm phán của các Nhóm công tác về các vấn đề trên biển.
Đồng thời hai bên nhất trí tiếp tục thực hiện toàn diện và hiệu quả “Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông” (DOC), cùng các bên, trên cơ sở hiệp thương thống nhất, sớm xây dựng “Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông” (COC)./.
Bảo đảm tốt hơn quyền lợi của người Việt Nam tại Macau  (13/12/2016)
Việt Nam chủ trương bình đẳng với tất cả các nhà đầu tư  (13/12/2016)
Phát huy vai trò của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam trong tăng cường đại đoàn kết toàn dân tộc trên cơ sở bảo vệ quyền lợi của nhân dân  (13/12/2016)
Thanh tra các doanh nghiệp cố tình chây ỳ, chậm đóng bảo hiểm  (13/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay