Khai mạc Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11
Ngày 12-12, Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 khai mạc tại thủ đô Abu Dhabi của Các tiểu vương quốc Arab Thống nhất (UAE) với sự tham dự của 50 nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới. Chủ tịch Quốc hội Việt Nam Nguyễn Thị Kim Ngân dẫn đầu đoàn đại biểu Quốc hội Việt Nam tham dự hội nghị.
Phát biểu khai mạc hội nghị, Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc gia (Quốc hội) UAE, TS. A. Al Qubaisi cho biết, Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội là nơi tập hợp các nhà lãnh đạo Quốc hội, các bộ trưởng, các nhà khoa học trong lĩnh vực tư nhân, các lãnh đạo cộng đồng. Vì tương lai chung không chỉ là trách nhiệm của các nhà lập pháp, nhất là việc tối ưu hóa các lợi ích của tương lai cũng như đối phó với những thách thức chung. TS. A. Al Qubaisi nhấn mạnh: “Chủ nghĩa bảo hộ vẫn đang rất phổ biến trên thế giới. Tình hình hiện tại đang đặt ra nhiều thách thức với tất cả chúng ta. Chúng ta phải hợp tác để đối phó với các thách thức”. Chủ tịch Hội đồng Liên bang Quốc gia (Quốc hội) UAE bày tỏ tin tưởng rằng, những thách thức lớn mà thế giới đang phải đương đầu không phải là thách thức duy nhất, do vậy, cùng nhau hành động đóng vai trò rất quan trọng. Cho rằng, động lực cho quá trình toàn cầu hóa là các lợi ích về kinh tế, TS. A. Al Qubaisi đánh giá Hiệp định Paris mới được ký kết cho thấy toàn cầu hóa đang là tâm điểm của các chương trình nghị sự. Bởi vậy, các nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới cần hợp tác để ứng phó với thách thức toàn cầu chung.
Nữ Chủ tịch Quốc hội UAE cho rằng, cùng với sự phát triển của khoa học - công nghệ, sự phát triển của kinh tế cho thấy một tương lai mới đang được định hình, trong đó thế giới đang phải đối phó với những thách thức mới, những thách thức không chỉ đến trong lĩnh vực kinh tế, chính trị, mà còn trong các lĩnh vực khác nữa. Câu hỏi đặt ra là “chúng ta sẽ làm gì, tương lai sẽ định hình chúng ta hay chúng ta sẽ định hình tương lai?”. TS. A. Al Qubaisi nhấn mạnh mong muốn “ứng phó với những thách thức để định hình tương lai tốt đẹp hơn cho các thế hệ tương lai, để các thế hệ tương lai của chúng ta không phải đối mặt với những thách thức như vậy nữa”.
Chủ tịch Quốc hội UAE cho rằng, cùng nhau hành động không còn là khẩu hiệu xa lạ với các nữ Chủ tịch Quốc hội cũng như với hội nghị. Các nữ Chủ tịch Quốc hội đóng vai trò rất quan trọng trong định hình tương lai ở quốc gia của họ cũng như trong việc bảo vệ lợi ích của người dân và các thế hệ tương lai. Phụ nữ hiện đang là trung tâm của sự phát triển của xã hội. Họ cũng là những nhà đầu tư lớn nhất vào hòa bình và an ninh quốc tế. Họ cũng có năng lực đóng góp vào việc bảo vệ các thế hệ tương lai. TS. A. Al Qubaisi khẳng định, “Hội nghị thượng đỉnh đã thể hiện rất rõ niềm tin chúng ta có thể đạt được những tầm nhìn mà chúng ta đã cùng nhau xây dựng”.
Chủ tịch Liên minh Nghị viện thế giới (IPU) S. Chowdhury đánh giá, Hội nghị Thượng định các nữ Chủ tịch Quốc hội trên thế giới đã có bước phát triển vượt bậc. Hội nghị lần đầu tiên năm 2005 chỉ có 19 người đại diện cho lãnh đạo Quốc hội trên thế giới. Hội nghị năm 2016 đã có tới 52 nhà lãnh đạo Quốc hội trên thế giới tham gia. Đây không chỉ là những người hoạch định những chính sách rất quan trọng cho đất nước của họ, mà họ còn đóng góp vào việc hoạch định ra những chính sách để thay đổi thế giới. Ông S. Chowdhury nói: “Thế giới có tới hơn 50% là phụ nữ, chúng ta không thể để lực lượng quan trọng này ở bên lề, đứng ngoài những chính sách xã hội”.
Chủ tịch IPU nhấn mạnh, phụ nữ lãnh đạo để thay đổi thế giới phải là mục tiêu quan trọng được đặt ra để tháo gỡ những thách thức trên thế giới về xóa đói, giảm nghèo, chống khủng bố, cùng nhiều vấn đề quan trọng khác. Ông S. Chowdhury nhấn mạnh, “Chúng ta cần chuẩn bị rất tốt để phối hợp nỗ lực chống lại những thách thức ấy”, đồng thời đánh giá cao việc tổ chức Hội nghị Thượng đỉnh các nữ Chủ tịch Quốc hội thế giới lần thứ 11 với chủ đề “Đoàn kết để định hình tương lai”.
Tại phiên khai mạc hội nghị, các đại biểu đã nghe thông điệp của Tổng thư ký Liên hợp quốc Ban Ki-moon gửi tới hội nghị; phát biểu của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nội vụ UAE, Hoàng thân Sheikh Saif Bin Zayed Al Nahyan; Đại giáo trưởng Hồi giáo Al-Azhar … nêu bật vai trò của phụ nữ trong các cơ quan dân cử trên thế giới đối với việc bảo vệ lợi ích, nâng cao đời sống người dân; đánh giá phụ nữ là những nhân tố quan trọng để thúc đẩy sự công bằng và đưa ra những chính sách, luật pháp để đạt được những mục tiêu phát triển bền vững…/.
Tiếp tục phát huy hiệu quả Chương trình khoa học và công nghệ quốc gia  (12/12/2016)
Chủ tịch Quốc hội gặp Quốc vụ khanh phụ trách Khoan dung UAE  (12/12/2016)
Đồng chí Tòng Thị Phóng dự khai mạc Kỳ họp lần thứ ba Hội đồng nhân dân tỉnh Sơn La  (12/12/2016)
Thủ tướng gửi điện chia buồn về vụ nổ tàu chở khí đốt tại Bulgaria  (12/12/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay