Việt Nam và Ecuador thúc đẩy trao đổi thương mại, đầu tư
23:08, ngày 03-12-2016
Ngày 02-12-2016, Bộ Ngoại giao Ecuador thông báo sau 2 ngày nhóm họp, phiên tham khảo chính trị lần thứ 3 giữa nước này với đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam, do Thứ trưởng Đặng Đình Quý dẫn đầu, đã bế mạc tại thủ đô Quito.
Thông cáo báo chí của Bộ Ngoại giao Ecuador cho biết hai bên đã thỏa thuận tăng cường đối thoại chính trị thông qua các đoàn cấp cao, cũng như khả năng mở đại sứ quán của hai nước tại Hà Nội và Quito.
Việt Nam và Ecuador thống nhất thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư thông qua thỏa thuận được ký kết giữa Viện Thúc đẩy thương mại và đầu tư (Proecuador) của Ecuador và Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) của Việt Nam, cũng như lĩnh vực tư nhân hai nước.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật trong những lĩnh vực như năng lượng và công viên công nghệ của thành phố Yachay, miền Bắc Ecuador.
Trong cơ chế đa phương, Việt Nam đánh giá cao đề xuất của nước chủ nhà về việc Quito tham gia cơ chế đối tác hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như việc nước này sẽ trở thành chủ tịch của nhóm G77 (gồm 134 quốc gia đang phát triển và mới nổi) từ tháng 01-2017.
Bộ Ngoại giao Ecuador cho biết Tập đoàn Viettel của Việt Nam hiện quan tâm đầu tư vào ngành viễn thông nước Nam Mỹ.
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Ecuador từ năm 1979, Việt Nam hiện là một trong những bạn hàng thương mại hàng đầu của nước này.
Trước đó, đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm chính thức Paraguay và tiến hành phiên tham khảo chính trị lần thứ 2 giữa hai nước. Sau khi thăm Ecuador, Thứ trưởng Đặng Đình Quý sẽ thăm Argentina./.
Việt Nam và Ecuador thống nhất thúc đẩy trao đổi thương mại và đầu tư thông qua thỏa thuận được ký kết giữa Viện Thúc đẩy thương mại và đầu tư (Proecuador) của Ecuador và Cục Xúc tiến thương mại (Vietrade) của Việt Nam, cũng như lĩnh vực tư nhân hai nước.
Ngoài ra, hai bên cũng nhất trí đẩy mạnh hợp tác kỹ thuật trong những lĩnh vực như năng lượng và công viên công nghệ của thành phố Yachay, miền Bắc Ecuador.
Trong cơ chế đa phương, Việt Nam đánh giá cao đề xuất của nước chủ nhà về việc Quito tham gia cơ chế đối tác hợp tác của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN), cũng như việc nước này sẽ trở thành chủ tịch của nhóm G77 (gồm 134 quốc gia đang phát triển và mới nổi) từ tháng 01-2017.
Bộ Ngoại giao Ecuador cho biết Tập đoàn Viettel của Việt Nam hiện quan tâm đầu tư vào ngành viễn thông nước Nam Mỹ.
Thiết lập quan hệ ngoại giao với Ecuador từ năm 1979, Việt Nam hiện là một trong những bạn hàng thương mại hàng đầu của nước này.
Trước đó, đoàn Bộ Ngoại giao Việt Nam cũng đã thăm chính thức Paraguay và tiến hành phiên tham khảo chính trị lần thứ 2 giữa hai nước. Sau khi thăm Ecuador, Thứ trưởng Đặng Đình Quý sẽ thăm Argentina./.
Chủ tịch Quốc hội sẽ thăm và làm việc tại Ấn Độ và UAE  (03/12/2016)
Những vấn đề cơ bản và cấp bách về dân tộc thiểu số và chính sách dân tộc ở Việt Nam đến năm 2030  (03/12/2016)
Việt Nam coi trọng xây dựng quan hệ gắn bó, hiệu quả với ADB  (03/12/2016)
Lãnh đạo Quốc hội Nhật Bản tiếp đồng chí Phạm Minh Chính  (03/12/2016)
Đồng chí Trương Thị Mai tiếp cố vấn Phó Chủ tịch Đảng nhân dân Campuchia  (03/12/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm Bảo tàng Phụ nữ Việt Nam  (03/12/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên