Lãnh đạo EVN lý giải về khoản lỗ gần 700 tỷ đồng trong 6 tháng
21:22, ngày 09-11-2016
Liên quan đến Báo cáo tài chính hợp nhất 6 tháng đầu năm 2016 của Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN), về các khoản lỗ, lãi của Tập đoàn này, ông Đinh Quang Tri, Phó Tổng Giám đốc EVN, đã trả lời báo chí xung quanh nội dung này.
- Ông lý giải thế nào về Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn trong 6 tháng đầu năm nay là EVN đã lỗ gần 700 tỷ đồng?
Ông Đinh Quang Tri: Theo quy định của Chính phủ, EVN đã thực hiện công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của công ty mẹ EVN, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính công ty mẹ EVN, công ty mẹ EVN 6 tháng đầu năm lãi 115 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm Công ty mẹ EVN và 9 Tổng Công ty bao gồm 3 Tổng Công ty phát điện, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và 5 Tổng Công ty điện lực miền cho thấy lỗ hơn 700 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc EVN bị lỗ trong 6 tháng đầu năm.
Thứ nhất, là do đây là thời điểm mùa khô, EVN phải phát tăng và mua tăng các nguồn điện chạy dầu cũng như than, khí. Nguồn thủy điện phát sản lượng thấp nên chi phí giá thành sản xuất điện trong 6 tháng đầu năm của Tập đoàn tăng lên.
Thứ hai là chênh lệch tỷ giá 6 tháng đầu năm phát sinh hơn 6.000 tỷ đồng làm cho EVN bị lỗ hơn 700 tỷ đồng. Lỗ này tập trung chủ yếu ở các Tổng Công ty phát điện.
Khi giá điện theo Thông tư 56 Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện chỉ được điều chỉnh theo tỷ giá khi cuối năm quyết toán thì Bộ Công Thương sẽ xem xét và điều chỉnh, cho nên lỗ này tập trung chủ yếu ở các Tổng công ty phát điện.
Ước tính trong 9 tháng của năm nay, Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi hơn 1.000 tỷ đồng, hợp nhất của Tập đoàn sẽ cao hơn con số đó. Điều này cho thấy tình hình tài chính 9 tháng khả quan hơn do quý 3 sản lượng thủy điện tốt nên đã giảm phát dầu cũng như giảm mua điện các nhà máy có giá bán điện cao.
Bên cạnh đó, sản xuất điện từ các nhà máy Thủy điện Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu cũng cao hơn so với dự kiến.
- Vậy theo ông, khoản chênh lệch tỷ giá trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
Ông Đinh Quang Tri: Từ đầu năm đến nay chênh lệch tỷ giá tăng lên khoảng hơn 6.000 tỷ đồng. Theo quy định của Bộ Tài chính sẽ hạch toán vào trong chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ hạch toán, tức là theo báo cáo quý thì toàn bộ chênh lệch lỗ đó phải đưa vào trong chi phí sản xuất kinh doanh điện.
- Nếu vậy thì các chỉ số tài chính của EVN trong năm nay sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Đinh Quang Tri: Tôi khẳng định rằng lỗ 6 tháng đầu năm của Tập đoàn là lỗ hạch toán của nửa năm. Khi Báo cáo quyết toán tài chính năm 2016 chúng tôi ước tính năm nay Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ lãi từ 650-700 tỷ đồng và toàn bộ Tập đoàn sẽ lãi khoảng từ 2-3.000 tỷ đồng.
Vì vậy, tôi cho rằng tài chính của EVN không ảnh hưởng gì và đến nay các chỉ số tài chính của EVN đang rất tốt. Hiện, chúng tôi đã tái cơ cấu lại các khoản vay cũng như thoái vốn toàn bộ theo Quyết định 1782 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012-2015.
EVN cũng đã hoàn thành thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán và thu về hơn 2.000 tỷ đồng, đồng thời dùng số tiền đó đầu tư vào các dự án điện.
- Xin cảm ơn ông!
Ông Đinh Quang Tri: Theo quy định của Chính phủ, EVN đã thực hiện công bố báo cáo tài chính 6 tháng đầu năm của công ty mẹ EVN, Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Trong báo cáo tài chính công ty mẹ EVN, công ty mẹ EVN 6 tháng đầu năm lãi 115 tỷ đồng.
Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam bao gồm Công ty mẹ EVN và 9 Tổng Công ty bao gồm 3 Tổng Công ty phát điện, Tổng công ty Truyền tải điện quốc gia và 5 Tổng Công ty điện lực miền cho thấy lỗ hơn 700 tỷ đồng.
Theo Báo cáo tài chính hợp nhất của Tập đoàn Điện lực Việt Nam, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến việc EVN bị lỗ trong 6 tháng đầu năm.
Thứ nhất, là do đây là thời điểm mùa khô, EVN phải phát tăng và mua tăng các nguồn điện chạy dầu cũng như than, khí. Nguồn thủy điện phát sản lượng thấp nên chi phí giá thành sản xuất điện trong 6 tháng đầu năm của Tập đoàn tăng lên.
Thứ hai là chênh lệch tỷ giá 6 tháng đầu năm phát sinh hơn 6.000 tỷ đồng làm cho EVN bị lỗ hơn 700 tỷ đồng. Lỗ này tập trung chủ yếu ở các Tổng Công ty phát điện.
Khi giá điện theo Thông tư 56 Bộ Công Thương quy định phương pháp xác định giá phát điện, trình tự kiểm tra hợp đồng mua bán điện chỉ được điều chỉnh theo tỷ giá khi cuối năm quyết toán thì Bộ Công Thương sẽ xem xét và điều chỉnh, cho nên lỗ này tập trung chủ yếu ở các Tổng công ty phát điện.
Ước tính trong 9 tháng của năm nay, Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam lãi hơn 1.000 tỷ đồng, hợp nhất của Tập đoàn sẽ cao hơn con số đó. Điều này cho thấy tình hình tài chính 9 tháng khả quan hơn do quý 3 sản lượng thủy điện tốt nên đã giảm phát dầu cũng như giảm mua điện các nhà máy có giá bán điện cao.
Bên cạnh đó, sản xuất điện từ các nhà máy Thủy điện Sơn La, Hòa Bình và Lai Châu cũng cao hơn so với dự kiến.
- Vậy theo ông, khoản chênh lệch tỷ giá trên thì sẽ giải quyết như thế nào?
Ông Đinh Quang Tri: Từ đầu năm đến nay chênh lệch tỷ giá tăng lên khoảng hơn 6.000 tỷ đồng. Theo quy định của Bộ Tài chính sẽ hạch toán vào trong chi phí sản xuất kinh doanh của kỳ hạch toán, tức là theo báo cáo quý thì toàn bộ chênh lệch lỗ đó phải đưa vào trong chi phí sản xuất kinh doanh điện.
- Nếu vậy thì các chỉ số tài chính của EVN trong năm nay sẽ như thế nào, thưa ông?
Ông Đinh Quang Tri: Tôi khẳng định rằng lỗ 6 tháng đầu năm của Tập đoàn là lỗ hạch toán của nửa năm. Khi Báo cáo quyết toán tài chính năm 2016 chúng tôi ước tính năm nay Công ty mẹ Tập đoàn Điện lực Việt Nam sẽ lãi từ 650-700 tỷ đồng và toàn bộ Tập đoàn sẽ lãi khoảng từ 2-3.000 tỷ đồng.
Vì vậy, tôi cho rằng tài chính của EVN không ảnh hưởng gì và đến nay các chỉ số tài chính của EVN đang rất tốt. Hiện, chúng tôi đã tái cơ cấu lại các khoản vay cũng như thoái vốn toàn bộ theo Quyết định 1782 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án tái cơ cấu EVN giai đoạn 2012-2015.
EVN cũng đã hoàn thành thoái vốn theo chỉ đạo của Chính phủ trong các lĩnh vực ngân hàng, tài chính, bất động sản, bảo hiểm, chứng khoán và thu về hơn 2.000 tỷ đồng, đồng thời dùng số tiền đó đầu tư vào các dự án điện.
- Xin cảm ơn ông!
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch tài chính 2016-2020  (09/11/2016)
Nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng cho đội ngũ cán bộ là người dân tộc thiểu số nhằm phát triển bền vững vùng Tây Bắc  (09/11/2016)
Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 31-10 đến ngày 6-11-2016)  (08/11/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Campuchia, Singapore  (08/11/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi Điện mừng Quốc khánh Campuchia  (08/11/2016)
- Tỉnh Yên Bái nâng cao chỉ số hạnh phúc cho người dân: Từ nghị quyết đến thực tiễn
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên