Sự kiện trong nước nổi bật tuần qua (từ ngày 31-10 đến ngày 6-11-2016)
22:45, ngày 08-11-2016
TCCSĐT - Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với 4 tỉnh miền Trung về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại sự cố môi trường biển; Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu tiêu biểu ngành than; 4,2 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp đồng bào vùng lũ miền Trung; Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân; Tôn vinh 703 nhà giáo, nhà khoa học đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016… là những sự kiện trong nước nổi bật tuần qua.
Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An
Ngày 31-10, Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị do đồng chí Trần Quốc Vượng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Trung ương Đảng, Chủ nhiệm Ủy ban Kiểm tra Trung ương làm Trưởng đoàn đã làm việc với Ban Thường vụ Tỉnh ủy Nghệ An về kiểm tra việc quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ 12 của Đảng, gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI) “Một số vấn đề cấp bách về xây dựng Đảng hiện nay” và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh.
Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định: Bộ Chính trị coi việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi có nắm vững Nghị quyết thì mới có thể triển khai Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. Vì vậy, việc triển khai học tập các Nghị quyết, Chỉ thị cần phù hợp với từng đối tượng; chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng cần đúng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Bên cạnh đó, Nghệ An cần đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực từ đầu nhiệm kỳ đến nay... Tỉnh cũng cần hoàn thiện, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An cần tổ chức việc học tập quán triệt và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị một cách gần gũi, thực tế, tránh hình thức với phương châm học Bác từ những việc nhỏ nhất.
Trong ba ngày (từ ngày 31-10 đến ngày 02-11), Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị sẽ đi kiểm tra thực tế việc chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị tại thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với 4 tỉnh miền Trung về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại sự cố môi trường biển
Chiều 31-10, tại tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế về công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Về kết quả thực hiện các chính sách, Bộ Tài chính đã xuất cấp không thu tiền cho 4 tỉnh gạo, trong đó Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ đủ gạo cho người dân. Bộ Tài chính cũng đã tạm ứng 70% kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ ngư dân 3 tỉnh là 59 tỷ đồng (riêng tỉnh Hà Tĩnh đã ứng ngân sách địa phương để xử lý, chưa đề nghị Trung ương hỗ trợ). Đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại; áp định mức, tính toán giá trị thiệt hại, niêm yết công khai, hướng dẫn giải đáp các thắc mắc của người dân.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các kế hoạch đề ra. Thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết giải quyết việc bồi thường; hoàn thiện các đề án sắp triển khai và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của những tháng cuối năm 2016; xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước Chính phủ, không để xảy ra gian dối, tiêu cực. Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Ủy ban nhân dân 4 tỉnh miền Trung cần tăng cường tổ chức tuyên truyền; tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân về chủ trương của Chính phủ trong việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại; thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, nhằm đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương tổ chức chi trả số tiền bồi thường đã được ứng trước cho người dân một cách công khai, minh bạch trong tháng 11-2016. Các tỉnh nhanh chóng tổng hợp đối tượng bổ sung bồi thường thiệt hại, đề xuất lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt để tiếp tục giải ngân. Về vấn đề bổ sung định mức, đối tượng đền bù thiệt hại, theo Phó Thủ tướng Chính phủ, nếu đối tượng được quy định tại Quyết định 1880/QĐ-TTg mà chưa có định mức hoặc định mức chưa phù hợp thì đề nghị UBND các tỉnh rà soát, cân nhắc kỹ và báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Chính phủ xem xét.
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ khẩn cấp gạo, đối với 3 thôn ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chưa kê khai thiệt hại thì cắt ra và trích lại một phần dự phòng để xử lý sau; giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn thiện đề án dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển; Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản trong vòng 20 hải lý để công bố an toàn; Bộ Thông tin và Truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Chính phủ, địa phương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu tiêu biểu ngành than
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ-Truyền thống ngành Than (12-11-1936 - 12-11-2016), chiều 02-11-2016, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp mặt, nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu các tập thể, cá nhân tiêu biểu của ngành than và tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, thành tích của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các thế hệ cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành than đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược đặc biệt trọng yếu cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là mảnh đất có lịch sử và văn hóa lâu đời, giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng... Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu to lớn, là một trong những địa phương đi đầu cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên nhiều lĩnh vực.
Đề cập đến nhiệm vụ của ngành than trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, các bộ, ban, ngành Trung ương tập trung khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, nhất là tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép, than “thổ phỉ;” ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí. Cùng đó, ngành than cần chú trọng công tác hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoáng sản; đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình khai thác; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành than theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành than thực hiện tốt các chương trình cơ giới hóa trong khai thác than, tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm; nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển mỏ than đồng bằng sông Hồng; tập trung các nguồn lực để luôn đảm bảo được vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước; dành nguồn lực thích đáng để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
4,2 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp đồng bào vùng lũ miền Trung
Trước tình hình mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh miền Trung, chiều 02-11, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định cứu trợ tiếp hàng và tiền mặt với trị giá 4,2 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
Lần hỗ trợ này gồm 2,970 tỷ đồng tiền mặt, 1.200 thùng hàng gia đình, 300 bộ dụng cụ sửa nhà, 15 nhà bạt dã chiến, 455.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs, 501 thùng dầu gội đầu. Bên cạnh đó, Trung ương Hội cũng cho vận hành hệ thống lọc nước để cung cấp nước sạch cho bà con vùng lũ.
Ngay trong đêm 02-11 vừa qua, toàn bộ số hàng cứu trợ đã được vận chuyển tới 3 tỉnh trên để kịp cấp phát cho người dân vào ngày 03-11. Hai đoàn cứu trợ của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng có mặt tại các nơi thiệt hại nặng nề nhất bởi lũ lụt tham gia cấp phát hàng, tiền hỗ trợ cho bà con.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người
Ngày 05-11-2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng". Hội thảo do Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí tổ chức.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và chỉ đạo Hội thảo. Các đồng chí: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã gửi lẵng hoa chúc mừng sự kiện.
Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việt Nam tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước mấy ngàn năm; về nền văn hiến rực rỡ của dân tộc. Trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếng Việt là một thành tố quan trọng. Tiếng Việt rất giàu, rất đẹp. Những tác phẩm văn học, thơ ca lớn, những tuyên bố, báo cáo trong lĩnh vực khoa học, văn bản có tính pháp lý của Nhà nước thể hiện trình độ phát triển cao của tiếng Việt. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”. Bác Hồ cũng đã dạy tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc mà chúng ta phải giữ gìn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Giữ gìn tiếng Việt, sự trong sáng của tiếng Việt đi đôi với việc phát triển, làm mới tiếng Việt. Trong quá trình phát triển, việc tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại hay việc mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng Việt đầy đủ hơn là yêu cầu khách quan; tuy nhiên việc tiếp thu phải có chọn lọc, loại bỏ được tạp chất.
Hơn 230 tham luận được gửi tới hội thảo khoa học này là cách đánh giá, nhìn nhận, quan điểm của các nhà khoa học trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo cũng là diễn đàn sôi động, tâm huyết, trí tuệ, bổ ích bàn về công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trên truyền thông đại chúng nói riêng.
Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Quyết định, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sỹ.
Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo. Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi; giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở; các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp; Về giáo dục đại học, giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sỹ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sỹ theo định hướng nghiên cứu.
Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
Các chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học. Thời gian đào tạo trình độ thạc sỹ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Các chương trình đào tạo trình độ tiến sỹ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sỹ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học theo các quy định tại Quyết định này.
Tôn vinh 703 nhà giáo, nhà khoa học đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016
Ngày 05-11-2016, tại Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã tổ chức lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ, cùng đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhiệt liệt chúc mừng 65 Giáo sư và 638 Phó Giáo sư được công nhận đạt tiêu chuẩn năm nay. Phó Thủ tướng khẳng định: Đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, đặc biệt là các Giáo sư, Phó Giáo sư đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ nói riêng và sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Giáo sư không chỉ là các nhà khoa học, những nhà sư phạm giỏi trong nghiên cứu, giảng dạy mà còn là tấm gương về nhân cách trong nhà trường, trong nghiên cứu, giảng dạy, đời sống và xã hội. Pháp luật đã quy định rõ, Giáo sư là chức danh khoa học do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm nhưng Giáo sư cũng là chức danh được xã hội đặc biệt tôn trọng. Do đó theo Phó Thủ tướng, việc chứng nhận đạt tiêu chuẩn bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư cũng cần được đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ - xu thế phát triển của giáo dục đào tạo trên thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế về tiêu chuẩn, phương thức đánh giá. Mặt khác, chúng ta cần đảm bảo được tính kế thừa, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
Năm 2016 là lần thứ 25, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Trong đó đã có thêm 65 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư và 638 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư. Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu bền bỉ trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của các tân Giáo sư, Phó Giáo sư.
Nhân Hòa (Tổng từ TTXVN, Chinhphu.vn, TCCSĐT)
Tại buổi làm việc, đồng chí Trần Quốc Vượng khẳng định: Bộ Chính trị coi việc học tập, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng là nhiệm vụ hết sức quan trọng, bởi có nắm vững Nghị quyết thì mới có thể triển khai Nghị quyết đi vào cuộc sống một cách hiệu quả. Vì vậy, việc triển khai học tập các Nghị quyết, Chỉ thị cần phù hợp với từng đối tượng; chương trình hành động thực hiện Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng cần đúng trọng tâm, trọng điểm, phù hợp với thực tiễn của tỉnh. Bên cạnh đó, Nghệ An cần đánh giá công tác lãnh đạo, chỉ đạo điều hành của các đồng chí trong Ban Chấp hành, Ban Thường vụ, Thường trực từ đầu nhiệm kỳ đến nay... Tỉnh cũng cần hoàn thiện, tiếp tục thực hiện tốt Nghị quyết Trung ương 4 (khóa XI). Là quê hương của Chủ tịch Hồ Chí Minh, tỉnh Nghệ An cần tổ chức việc học tập quán triệt và thực hiện Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị một cách gần gũi, thực tế, tránh hình thức với phương châm học Bác từ những việc nhỏ nhất.
Trong ba ngày (từ ngày 31-10 đến ngày 02-11), Đoàn kiểm tra của Bộ Chính trị sẽ đi kiểm tra thực tế việc chỉ đạo nghiên cứu, quán triệt Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng gắn với tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 4, khóa XI và Chỉ thị 05 của Bộ Chính trị tại thành phố Vinh, huyện Nam Đàn và huyện Tương Dương, tỉnh Nghệ An.
Phó Thủ tướng Trương Hòa Bình làm việc với 4 tỉnh miền Trung về bồi thường, hỗ trợ thiệt hại sự cố môi trường biển
Chiều 31-10, tại tỉnh Hà Tĩnh, Đoàn công tác của Chính phủ do Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hòa Bình làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với đại diện lãnh đạo 4 tỉnh miền Trung gồm: Hà Tĩnh, Quảng Bình, Quảng Trị, Thừa Thiên Huế về công tác bồi thường, hỗ trợ thiệt hại do sự cố môi trường biển.
Về kết quả thực hiện các chính sách, Bộ Tài chính đã xuất cấp không thu tiền cho 4 tỉnh gạo, trong đó Hà Tĩnh và Thừa Thiên Huế đã hỗ trợ đủ gạo cho người dân. Bộ Tài chính cũng đã tạm ứng 70% kinh phí ngân sách Trung ương hỗ trợ ngư dân 3 tỉnh là 59 tỷ đồng (riêng tỉnh Hà Tĩnh đã ứng ngân sách địa phương để xử lý, chưa đề nghị Trung ương hỗ trợ). Đến thời điểm này, các địa phương đã cơ bản hoàn thành việc kê khai, niêm yết, xác định thiệt hại; áp định mức, tính toán giá trị thiệt hại, niêm yết công khai, hướng dẫn giải đáp các thắc mắc của người dân.
Kết luận buổi làm việc, Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hòa Bình đánh giá cao sự tập trung chỉ đạo quyết liệt của các bộ, ngành, địa phương trong việc triển khai các kế hoạch đề ra. Thời gian tới, Phó Thủ tướng Chính phủ đề nghị các bộ, ngành, địa phương tập trung giải quyết giải quyết việc bồi thường; hoàn thiện các đề án sắp triển khai và xem đây là nhiệm vụ trọng tâm của những tháng cuối năm 2016; xác định trách nhiệm của Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh trước Chính phủ, không để xảy ra gian dối, tiêu cực. Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Ủy ban nhân dân 4 tỉnh miền Trung cần tăng cường tổ chức tuyên truyền; tạo sự đồng thuận, nhất trí cao của người dân về chủ trương của Chính phủ trong việc bồi thường, hỗ trợ thiệt hại; thực hiện tốt chính sách đoàn kết dân tộc, đoàn kết tôn giáo, nhằm đảm bảo an ninh trật tự; khẩn trương tổ chức chi trả số tiền bồi thường đã được ứng trước cho người dân một cách công khai, minh bạch trong tháng 11-2016. Các tỉnh nhanh chóng tổng hợp đối tượng bổ sung bồi thường thiệt hại, đề xuất lên Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, Bộ Tài chính trình Chính phủ phê duyệt để tiếp tục giải ngân. Về vấn đề bổ sung định mức, đối tượng đền bù thiệt hại, theo Phó Thủ tướng Chính phủ, nếu đối tượng được quy định tại Quyết định 1880/QĐ-TTg mà chưa có định mức hoặc định mức chưa phù hợp thì đề nghị UBND các tỉnh rà soát, cân nhắc kỹ và báo cáo với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn để trình Chính phủ xem xét.
Phó Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo các địa phương giải quyết dứt điểm việc hỗ trợ khẩn cấp gạo, đối với 3 thôn ở huyện Kỳ Anh (Hà Tĩnh) chưa kê khai thiệt hại thì cắt ra và trích lại một phần dự phòng để xử lý sau; giao Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội hoàn thiện đề án dạy nghề, chuyển đổi nghề nghiệp cho đối tượng bị ảnh hưởng sự cố môi trường biển; Bộ Y tế tiếp tục lấy mẫu hải sản trong vòng 20 hải lý để công bố an toàn; Bộ Thông tin và Truyền thông làm tốt công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Chính phủ, địa phương.
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gặp mặt đại biểu tiêu biểu ngành than
Nhân kỷ niệm 80 năm ngày Truyền thống công nhân vùng Mỏ-Truyền thống ngành Than (12-11-1936 - 12-11-2016), chiều 02-11-2016, tại Phủ Chủ tịch, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã có cuộc gặp mặt, nói chuyện thân mật với Đoàn đại biểu các tập thể, cá nhân tiêu biểu của ngành than và tỉnh Quảng Ninh.
Phát biểu tại buổi gặp mặt, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt chúc mừng, biểu dương sự nỗ lực phấn đấu, thành tích của Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ninh, các thế hệ cán bộ, công nhân viên, người lao động ngành than đạt được trong thời gian qua.
Chủ tịch nước nhấn mạnh Quảng Ninh có vị trí địa chiến lược đặc biệt trọng yếu cả về kinh tế, chính trị, quốc phòng, an ninh và đối ngoại, là mảnh đất có lịch sử và văn hóa lâu đời, giàu truyền thống yêu nước, truyền thống cách mạng... Đảng bộ, Chính quyền, nhân dân tỉnh Quảng Ninh đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tựu to lớn, là một trong những địa phương đi đầu cả nước và vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ trên nhiều lĩnh vực.
Đề cập đến nhiệm vụ của ngành than trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị Tập đoàn công nghiệp Than-Khoáng sản Việt Nam tiếp tục phối hợp với tỉnh Quảng Ninh, các bộ, ban, ngành Trung ương tập trung khắc phục có hiệu quả những hạn chế, yếu kém, nhất là tình trạng khai thác, vận chuyển, tiêu thụ than trái phép, than “thổ phỉ;” ô nhiễm môi trường, nguồn nước, không khí. Cùng đó, ngành than cần chú trọng công tác hoàn nguyên môi trường sau khai thác khoáng sản; đảm bảo an toàn cho con người và thiết bị trong quá trình khai thác; chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho người lao động; nâng cao hiệu quả sản xuất, kinh doanh, quyết liệt thực hiện tái cơ cấu ngành than theo chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước...
Chủ tịch nước Trần Đại Quang đề nghị ngành than thực hiện tốt các chương trình cơ giới hóa trong khai thác than, tăng sản lượng, hạ giá thành sản phẩm; nghiên cứu, đề xuất chiến lược phát triển mỏ than đồng bằng sông Hồng; tập trung các nguồn lực để luôn đảm bảo được vai trò là một trong những ngành công nghiệp chủ chốt của đất nước; dành nguồn lực thích đáng để đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao...
4,2 tỷ đồng hỗ trợ khẩn cấp đồng bào vùng lũ miền Trung
Trước tình hình mưa lũ ảnh hưởng nghiêm trọng đến các tỉnh miền Trung, chiều 02-11, Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam quyết định cứu trợ tiếp hàng và tiền mặt với trị giá 4,2 tỷ đồng cho người dân bị ảnh hưởng nặng nề nhất tại các tỉnh Hà Tĩnh, Quảng Bình và Quảng Trị.
Lần hỗ trợ này gồm 2,970 tỷ đồng tiền mặt, 1.200 thùng hàng gia đình, 300 bộ dụng cụ sửa nhà, 15 nhà bạt dã chiến, 455.000 viên khử khuẩn nước Aquatabs, 501 thùng dầu gội đầu. Bên cạnh đó, Trung ương Hội cũng cho vận hành hệ thống lọc nước để cung cấp nước sạch cho bà con vùng lũ.
Ngay trong đêm 02-11 vừa qua, toàn bộ số hàng cứu trợ đã được vận chuyển tới 3 tỉnh trên để kịp cấp phát cho người dân vào ngày 03-11. Hai đoàn cứu trợ của Trung ương Hội Chữ thập đỏ Việt Nam cũng có mặt tại các nơi thiệt hại nặng nề nhất bởi lũ lụt tham gia cấp phát hàng, tiền hỗ trợ cho bà con.
Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt là trách nhiệm của mỗi người
Ngày 05-11-2016, tại Hà Nội đã diễn ra Hội thảo khoa học quốc gia “Giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng". Hội thảo do Đài Tiếng nói Việt Nam chủ trì phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam, Hội Ngôn ngữ học Việt Nam và các cơ quan nghiên cứu, cơ quan báo chí tổ chức.
Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam tới dự và chỉ đạo Hội thảo. Các đồng chí: Chủ tịch nước Trần Đại Quang, Thường trực Ban Bí thư Đinh Thế Huynh đã gửi lẵng hoa chúc mừng sự kiện.
Tại Hội thảo, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam khẳng định: Việt Nam tự hào về lịch sử dựng nước, giữ nước mấy ngàn năm; về nền văn hiến rực rỡ của dân tộc. Trong nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc, tiếng Việt là một thành tố quan trọng. Tiếng Việt rất giàu, rất đẹp. Những tác phẩm văn học, thơ ca lớn, những tuyên bố, báo cáo trong lĩnh vực khoa học, văn bản có tính pháp lý của Nhà nước thể hiện trình độ phát triển cao của tiếng Việt. Hiến pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đã khẳng định “Ngôn ngữ quốc gia là tiếng Việt”. Bác Hồ cũng đã dạy tiếng Việt là tài sản quý báu của dân tộc mà chúng ta phải giữ gìn.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Giữ gìn tiếng Việt, sự trong sáng của tiếng Việt đi đôi với việc phát triển, làm mới tiếng Việt. Trong quá trình phát triển, việc tiếp thu thành tựu của văn minh nhân loại hay việc mượn tiếng nước ngoài để làm cho tiếng Việt đầy đủ hơn là yêu cầu khách quan; tuy nhiên việc tiếp thu phải có chọn lọc, loại bỏ được tạp chất.
Hơn 230 tham luận được gửi tới hội thảo khoa học này là cách đánh giá, nhìn nhận, quan điểm của các nhà khoa học trong việc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt trên các phương tiện thông tin đại chúng. Hội thảo cũng là diễn đàn sôi động, tâm huyết, trí tuệ, bổ ích bàn về công cuộc giữ gìn sự trong sáng của tiếng Việt nói chung và tiếng Việt trên truyền thông đại chúng nói riêng.
Thủ tướng phê duyệt khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân
Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã ký Quyết định số 1981/QĐ-TTg phê duyệt Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân. Theo Quyết định, Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân gồm giáo dục chính quy và giáo dục thường xuyên.
Các cấp học và trình độ đào tạo của hệ thống giáo dục quốc dân bao gồm: Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo; Giáo dục phổ thông gồm giáo dục tiểu học, giáo dục trung học cơ sở và giáo dục trung học phổ thông; Giáo dục nghề nghiệp đào tạo các trình độ sơ cấp, trung cấp và cao đẳng; Giáo dục đại học đào tạo các trình độ đại học, thạc sĩ và tiến sỹ.
Giáo dục mầm non gồm giáo dục nhà trẻ và giáo dục mẫu giáo. Giáo dục nhà trẻ được thực hiện đối với trẻ từ 3 tháng tuổi đến 3 tuổi; giáo dục mẫu giáo được thực hiện đối với trẻ em từ 3 tuổi đến 6 tuổi.
Giáo dục tiểu học được thực hiện trong 5 năm học, từ lớp 1 đến hết lớp 5.
Giáo dục trung học cơ sở được thực hiện trong 4 năm học, từ lớp 6 đến hết lớp 9. Giáo dục trung học phổ thông được thực hiện trong 3 năm học, từ lớp 10 đến hết lớp 12. Học sinh tốt nghiệp trung học phổ thông có thể học lên đại học hoặc theo học các chương trình giáo dục nghề nghiệp.
Giáo dục nghề nghiệp bao gồm các chương trình đào tạo trình độ trung cấp tiếp nhận người tốt nghiệp tối thiểu trung học cơ sở; các chương trình đào tạo trình độ cao đẳng tiếp nhận người tốt nghiệp trung học phổ thông hoặc tốt nghiệp trình độ trung cấp; Về giáo dục đại học, giáo dục trình độ đại học và giáo dục trình độ thạc sỹ có 2 định hướng: nghiên cứu và ứng dụng; giáo dục trình độ tiến sỹ theo định hướng nghiên cứu.
Các chương trình đào tạo định hướng nghiên cứu có mục tiêu và nội dung theo hướng chuyên sâu về nguyên lý, lý thuyết cơ bản trong các lĩnh vực khoa học, phát triển các công nghệ nguồn làm nền tảng để phát triển các lĩnh vực khoa học ứng dụng và công nghệ.
Các chương trình đào tạo trình độ thạc sỹ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ đại học. Thời gian đào tạo trình độ thạc sỹ tương đương 1 đến 2 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo. Các chương trình đào tạo trình độ tiến sỹ tiếp nhận người tốt nghiệp trình độ thạc sỹ hoặc người tốt nghiệp trình độ đại học nếu đáp ứng được các yêu cầu của chương trình đào tạo. Thời gian đào tạo trình độ tiến sỹ tương đương 3 đến 4 năm học tập trung tùy theo yêu cầu của ngành đào tạo và trình độ đầu vào của người học.
Thủ tướng Chính phủ giao Bộ Giáo dục và Đào tạo chủ trì xây dựng các quy định cụ thể hóa Khung cơ cấu hệ thống giáo dục quốc dân đối với giáo dục mầm non, giáo dục phổ thông và giáo dục đại học theo các quy định tại Quyết định này.
Tôn vinh 703 nhà giáo, nhà khoa học đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016
Ngày 05-11-2016, tại Hà Nội, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước đã tổ chức lễ công bố Quyết định và trao Giấy chứng nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư năm 2016. Tham dự buổi lễ có Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam; Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo, Chủ tịch Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước Phùng Xuân Nhạ, cùng đại diện lãnh đạo các cơ sở giáo dục đại học trên cả nước.
Phát biểu tại buổi lễ, Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam nhiệt liệt chúc mừng 65 Giáo sư và 638 Phó Giáo sư được công nhận đạt tiêu chuẩn năm nay. Phó Thủ tướng khẳng định: Đội ngũ các nhà giáo, nhà khoa học, đặc biệt là các Giáo sư, Phó Giáo sư đã có những đóng góp to lớn vào sự nghiệp giáo dục, sự nghiệp phát triển khoa học công nghệ nói riêng và sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc nói chung.
Phó Thủ tướng nhấn mạnh: Giáo sư không chỉ là các nhà khoa học, những nhà sư phạm giỏi trong nghiên cứu, giảng dạy mà còn là tấm gương về nhân cách trong nhà trường, trong nghiên cứu, giảng dạy, đời sống và xã hội. Pháp luật đã quy định rõ, Giáo sư là chức danh khoa học do cơ sở giáo dục đại học bổ nhiệm nhưng Giáo sư cũng là chức danh được xã hội đặc biệt tôn trọng. Do đó theo Phó Thủ tướng, việc chứng nhận đạt tiêu chuẩn bổ nhiệm Giáo sư, Phó Giáo sư cũng cần được đổi mới phù hợp với xu thế phát triển của khoa học công nghệ - xu thế phát triển của giáo dục đào tạo trên thế giới, phù hợp với thông lệ quốc tế về tiêu chuẩn, phương thức đánh giá. Mặt khác, chúng ta cần đảm bảo được tính kế thừa, phát huy truyền thống tôn sư trọng đạo.
Năm 2016 là lần thứ 25, Hội đồng Chức danh giáo sư nhà nước xét công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư, Phó Giáo sư. Trong đó đã có thêm 65 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Giáo sư và 638 ứng viên được công nhận đạt tiêu chuẩn chức danh Phó Giáo sư. Đây là kết quả của những nỗ lực phấn đấu bền bỉ trong nghiên cứu khoa học và đào tạo của các tân Giáo sư, Phó Giáo sư.
Nhân Hòa (Tổng từ TTXVN, Chinhphu.vn, TCCSĐT)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp Đại sứ Campuchia, Singapore  (08/11/2016)
Lãnh đạo Đảng, Nhà nước gửi Điện mừng Quốc khánh Campuchia  (08/11/2016)
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp và làm việc với Tổng thống Ireland Higgins  (08/11/2016)
Quốc hội ủng hộ mở rộng diện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp  (08/11/2016)
Chủ tịch nước Trần Đại Quang gửi thư cảm ơn Tổng thống Philippines  (08/11/2016)
Quốc hội thông qua Nghị quyết về kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế  (08/11/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên