Hội thảo đánh giá về quan hệ hữu nghị Việt Nam-Mỹ
Sáng 14-9, tại trụ sở Quốc hội Mỹ đã diễn ra cuộc hội thảo với chủ đề "Quan hệ Việt-Mỹ: Chặng đường đã qua và hướng đi tương lai" do Trung tâm Đông-Tây phối hợp với Hội đồng Thương mại Mỹ, Đại sứ quán Việt Nam tại Mỹ và Văn phòng Thượng nghị sỹ Gim Oép (Jim Webb) tổ chức.
Tới dự hội thảo có Thượng nghị sỹ Gim Oép, Chủ tịch Tiểu ban Đông Á của Ủy ban Đối ngoại Thượng viện Mỹ, nguyên Bộ trưởng Thương mại Việt Nam Trương Đình Tuyển, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng, các vị đại sứ tiền nhiệm, đại diện của Phòng Thương mại Mỹ, Trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ phụ trách Đông Nam Á, đại diện giới doanh nghiệp Mỹ cùng nhiều nhà nghiên cứu và phóng viên báo chí.
Phát biểu khai mạc cuộc hội thảo, Thượng nghị sỹ Gim Oép cho rằng mối quan hệ Việt-Mỹ là mối quan hệ khó khăn từ cả hai phía, nhưng cũng chứa đựng nhiều cơ hội lớn nhất trên tất cả các mặt, từ phát triển kinh tế, trao đổi văn hóa, đến duy trì sự cân bằng ở khu vực.
Ông Gim Oép cho rằng điều hết sức quan trọng là hai bên có các cuộc thảo luận với nhau, để tìm ra cách làm việc cùng nhau, giải quyết các vấn đề hai bên có khác biệt, và cùng nhau nỗ lực để xây dựng một mối quan hệ vững mạnh giữa hai quốc gia.
Là người chịu trách nhiệm chính về các cuộc đàm phán thương mại của Việt Nam với Mỹ trong nhiều năm, nguyên Bộ trưởng Thương mại Trương Đình Tuyển đã có bài phát biểu điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quan hệ thương mại, kinh tế Mỹ-Việt kể từ khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao năm 1995 đến nay.
Nguyên Bộ trưởng Thương mại cho rằng từ vấn đề POW/MIA (tù binh chiến tranh/quân nhân mất tích) đến thiết lập quan hệ ngoại giao, từ BTA đến WTO (Tổ chức Thương mại Thế giới) và PNTR (Quy chế Thương mại Bình thường Vĩnh viễn), hai nước đã mở rộng hợp tác trên nhiều lĩnh vực, từ khoa học công nghệ, giáo dục, y tế, nghiên cứu đối phó với biến đổi khí hậu, đào tạo tiếng Anh cho sỹ quan quân đội nhân dân Việt Nam, bước đi đầu tiên trong hợp tác quốc phòng.
Nói về tương lai của quan hệ Mỹ-Việt, ông Trương Đình Tuyển bày tỏ tin tưởng vào sự phát triển của quan hệ Việt Nam-Mỹ, ông dẫn chứng về câu chuyện của Fred Whitehurst, người lính Mỹ đã giữ suốt 30 năm cuốn nhật ký của bác sỹ liệt sỹ Đặng Thùy Trâm để chuyển cho gia đình chị. Ông cho rằng khi gia đình bác sỹ Đặng Thùy Trâm đã nhận Fred làm con nuôi, thì thù hận đã nhường bước trước lương tri lành mạnh.
Đại diện Bộ Ngoại giao Mỹ, ông Joe Yun, Quyền Phó Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương nhấn mạnh vai trò của Việt Nam trong các diễn đàn khu vực và quốc tế, trong đó có Hội nghị Thượng đỉnh Đông Á (EAS). Ông Yun cũng nêu điển hình cho sự hợp tác giữa Mỹ với Việt Nam nói riêng và với các nước trong khu vực nói chung trong Ủy ban Hạ vùng sông Mekong, một sáng kiến mà Mỹ đề ra và đang triển khai thực hiện. Ngoài ra, theo nhà ngoại giao này, Mỹ và Việt Nam đã và sẽ có các cuộc đối thoại thường xuyên về các vấn đề khó khăn hơn như dân chủ, nhân quyền.
Là đại sứ đầu tiên của Việt Nam tại Mỹ sau khi hai nước chính thức thiết lập quan hệ ngoại giao, Đại sứ Lê Văn Bàng điểm lại những dấu mốc quan trọng trong quan hệ hai nước từ đầu thập kỷ 1990. Trực tiếp tham gia và chứng kiến sự phát triển của quan hệ hai nước ở mức mà ông ví là "tốc độ tên lửa," Đại sứ Lê Văn Bàng cho rằng quan hệ hai nước sẽ tiếp tục mở rộng tới một mức độ mới. Ông cũng kêu gọi Mỹ tiếp tục ủng hộ độc lập và chủ quyền của Việt Nam, và về phần mình Việt Nam sẽ tiếp tục hoan nghênh sự hiện diện của Mỹ ở Đông Nam Á và châu Á.
Tại phiên thảo luận về các vấn đề kinh tế, bà Tami Overby, Phó Chủ tịch phụ trách châu Á của Hội đồng Thương mại Mỹ, cho biết trong những lần gặp gỡ gần đây, các doanh nghiệp Mỹ đã thể hiện sự vui mừng vì Việt Nam đã quyết định tham gia Hiệp định Đối tác Xuyên Thái Bình Dương (TPP), và đây là minh chứng về bước tiến dài mà Việt Nam đã thực hiện trong việc mở cửa nền kinh tế và hội nhập với các thể chế thương mại toàn cầu.
Các diễn giả Barbara Weisel, Trợ lý Đại diện Thương mại Mỹ phụ trách Đông Nam Á và Thái Bình Dương, Brian Huseman, đại diện của tập đoàn Intel, và Louis Nguyen, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc công ty Saigon Asset Management, đã trình bày về các thỏa thuận thương mại hiện có và đang đàm phán giữa Việt Nam với Mỹ, những phát triển kinh tế của Việt Nam thời gian qua, về thị trường Việt Nam, những cơ hội thương mại và đầu tư ở Việt Nam.
Phát biểu kết thúc hội thảo, Đại sứ Việt Nam tại Mỹ Lê Công Phụng cho rằng quan hệ Việt-Mỹ hiện đang ở giai đoạn tốt đẹp nhất từ trước tới nay. Ông cho rằng sự phát triển, hợp tác và hữu nghị của Việt Nam thời gian qua phục vụ lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hòa bình và ổn định ở khu vực Đông Nam Á và Đông Á./.
Giới thiệu chính sách mới số 209  (15/09/2010)
Những nội dung cần góp ý kiến vào các dự thảo văn kiện của Ban Chấp hành Trung ương (khóa X) trình Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng  (15/09/2010)
Dự thảo Báo cáo chính trị của Ban Chấp hành Trung ương Ðảng khóa X tại Ðại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Ðảng  (15/09/2010)
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)  (15/09/2010)
Dự thảo Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)  (15/09/2010)
Dự thảo chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 2011 - 2020  (15/09/2010)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay