Không điều chỉnh giảm các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2016 mà quyết tâm thực hiện một cách tích cực
Bộ trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường Trần Hồng Hà, đại diện lãnh đạo các bộ, ngành trung ương cùng dự và trả lời câu hỏi của các nhà báo.
Mở đầu họp báo Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ Mai Tiến Dũng tóm tắt nội dung phiên họp thường kỳ tháng 8-2016 của Chính phủ diễn ra từ ngày 30-8 và sẽ tiếp tục đến sáng 01-9. Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết 2 nội dung quan trọng nhất của phiên họp là tập trung xây dựng thể thế và đánh giá tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng của năm 2016.
Chính phủ đã dành 1,5 ngày để tập trung cho nội dung xây dựng thế chế, gồm thảo luận 5 dự thảo luật, một nghị định, một pháp lệnh và một số văn bản khác với tinh thần chỉ đạo xuyên suốt của Thủ tướng là xây dựng Chính phủ kiến tạo, tập trung ưu tiên cho công tác xây dựng thể chế hay nói khác là không để có khoảng trống pháp lý. Đây là vấn đề thượng tôn pháp luật và lấy việc hoàn thiện thể chế để quản lý nhà nước bằng pháp luật.
Chính phủ tập trung thảo luận kỹ những vấn đề rất quan trọng như Luật sửa đổi bổ sung một số điều của các luật liên quan đến đầu tư kinh doanh. Đây là một việc làm rất mới trong công tác xây dựng pháp luật. Thay vì phải tiến hành sửa 12 luật liên quan đến điều kiện đầu tư kinh doanh, chúng ta sẽ xây dựng một luật để đáp ứng mục tiêu này. Ngoài ra, Chính phủ cũng thảo luận về Dự án hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa, dự thảo Nghị định về quy chế làm việc của Chính phủ nhiệm kỳ 2016-2021 và nghe Tổ công tác của Thủ tướng Chính phủ báo cáo kết quả kiểm tra tình hình thực hiện nhiệm vụ, kết luận chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ giao cho các bộ, ngành, địa phương, đặc biệt là kết quả kiểm tra tại Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính.
Theo Bộ trưởng Mai Tiến Dũng, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc yêu cầu Chính phủ khóa mới phải đổi mới tư duy trong vấn đề xây dựng pháp luật bảo đảm tính khả thi, tính hợp lý, thực sự quyết tâm xây dựng Chính phủ kiến tạo, tạo hành lang pháp lý thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp; từ đó đánh giá kỹ tác động của chính sách, tiếp thu ý kiến của các đối tượng chịu tác động. Do vậy, các quy định chính sách phải rõ ràng, dễ hiểu, dễ áp dụng và coi trọng chế tài xử lý vi phạm, thể hiện tính nghiêm minh và răn đe của pháp luật. Đấy là tư tưởng xây dựng các dự án luật, pháp lệnh theo quan điểm của Chính phủ kiến tạo.
Thủ tướng đặc biệt quan tâm đến quy chế làm việc của Chính phủ. Có thể nói việc xây dựng nghị định về quy chế làm việc của Chính phủ rất quan trọng vì nó quy định tổng thể công việc của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, quy định trình tự thủ tục và cách làm, xác định rõ trách nhiệm, quy trình giải quyết, đặc biệt là vấn đề thẩm quyền giải quyết. Đây chính là nghị định khung để các bộ có nhiệm vụ cụ thể, rõ ràng, khắc phục sự giao thoa, khiếm khuyết, khắc phục những bất cập trước đây còn để những khoảng trống và không rõ trách nhiệm. Chính phủ thảo luận rất kỹ vấn đề này, Thủ tướng yêu cầu và giao Văn phòng Chính phủ tiếp thu hoàn thiện dự thảo nghị định và trình Thủ tướng ban hành. Sau khi quy chế được ban hành, các Bộ trưởng, Chủ tịch UBND các tỉnh, thành phố khẩn trương hoàn thiện và ban hành, triển khai quy chế làm việc của bộ mình, địa phương mình.
Bộ trưởng Mai Tiến Dũng cho biết, Thủ tướng đề nghị các thành viên Chính phủ tập trung thảo luận xem bộ máy có thực sự chuyển động hướng về người dân và doanh nghiệp hay không? Thủ tướng muốn chuyển tải tư tưởng này tới tất cả hệ thống chính quyền các cấp, muốn chuyển động cả hệ thống chứ không phải chỉ Chính phủ, thành viên Chính phủ, chuyển động từ bộ, tỉnh tới huyện, xã để tạo chuyển động mạnh mẽ. Thủ tướng yêu cầu sắp tới tiếp tục kiểm tra các bộ, ngành, địa phương còn nợ đọng nhiều nhiệm vụ và tinh thần chỉ đạo là cũng kiểm tra ngay tại Văn phòng Chính phủ, làm rõ trách nhiệm, công khai khuyến khích những nơi làm tốt, phê bình những nơi chậm trễ, từ đó chấm dứt tình trạng trì trệ trong thực hiện nhiệm vụ.
Bên cạnh xây dựng thể chế, Chính phủ dành cũng thời gian thảo luận tình hình kinh tế - xã hội tháng 8 và 8 tháng năm 2016. Chính phủ thống nhất nhận định: Nhìn chung, tình hình kinh tế - xã hội tiếp tục chuyển biến tích cực. Kinh tế vĩ mô tiếp tục ổn định, lạm phát tiếp tục được kiểm soát, cán cân thương mại tích cực, xuất siêu 2,45 tỷ USD và trong 8 tháng số doanh nghiệp đăng ký, số vốn đăng ký tăng so với cùng kỳ rất nhiều, trong đó có vốn của các doanh nghiệp nước ngoài (FDI).
Quyết tâm, nỗ lực hành động của Chính phủ, của các bộ, ngành, địa phương làm cho niềm tin của cộng đồng doanh nghiệp và nhân dân được khôi phục một bước rất quan trọng, cải thiện mạnh mẽ, tạo không khí phấn khởi, thi đua hoàn thành nhiệm vụ năm 2016. Chính phủ không điều chỉnh giảm các mục tiêu, chỉ tiêu của năm 2016 mà quyết tâm thực hiện một cách tích cực.
Một trong những nội dung của phiên họp là báo cáo chuyên đề về tình hình và giải pháp quản lý, sử dụng tiết kiệm, hiệu quả tài sản công như công sở, xe công… Đây là vấn đề nóng bỏng hiện nay. Thủ tướng yêu cầu trong thời gian tới phải có những giải pháp mạnh mẽ mang tính cách mạng để người dân thấy rằng Chính phủ sử dụng tài sản công hiệu quả nhất vì đây là mồ hôi, công sức, tiền thuế của người dân.
Tiếp đó, đồng chủ trì họp báo và lãnh đạo các bộ, ngành trả lời câu hỏi của các nhà báo liên quan đến các vấn đề như thoái vốn Nhà nước tại các doanh nghiệp nhà nước đã cổ phần hóa, vấn đề vệ sinh môi trường ở TP. Hồ Chí Minh, xem xét trách nhiệm trong quy trình cán bộ đối với ông Trịnh Xuân Thanh, việc thống kê, triền khai công tác bồi thường thiệt hại do sự cố môi trường tại các tỉnh miền Trung,…/.
Nguy cơ khủng bố ở Đông Nam Á  (31/08/2016)
Động viên mọi tầng lớp nhân dân xây dựng, bảo vệ, phát triển đất nước  (31/08/2016)
Phát huy vai trò của quân đội trong đấu tranh phòng, chống âm mưu, thủ đoạn lợi dụng vấn đề dân tộc, tôn giáo chống phá sự nghiệp đổi mới  (31/08/2016)
Tư tưởng Hồ Chí Minh về giải phóng phụ nữ và vấn đề nâng cao vị trí, vai trò của phụ nữ trong xã hội ngày nay  (31/08/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển