TP. Hồ Chí Minh: Xây dựng thành phố thông minh để phát triển nhanh, mạnh hơn
Các Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng chủ trì buổi làm việc.
Tại buổi làm việc, các đại biểu đã tập trung trao đổi về sự phát triển kinh tế-xã hội của TP. Hồ Chí Minh; việc thực hiện các nội dung liên quan đến xây dựng đô thị thông minh trên địa bàn; thảo luận về các giải pháp để Thành phố phát triển nhanh, mạnh hơn với mô hình đô thị thông minh.
Báo cáo của UBND TP. Hồ Chí Minh cho biết, thời gian qua, Thành phố đã triển khai các nội dung liên quan đến đô thị thông minh ở hầu hết các lĩnh vực, trọng tâm là chính quyền điện tử, kinh tế, giao thông, y tế, quản lý đô thị, ngập nước, dân cư và hộ tịch, an ninh trật tự, giáo dục… Tuy nhiên, bên cạnh những thuận lợi, Thành phố cũng đang gặp phải nhiều khó khăn trong công tác ứng dụng công nghệ thông tin, hướng đến phát triển đô thị thông minh.
Phát biểu tại buổi làm việc, Bí thư Thành ủy TP. Hồ Chí Minh Đinh La Thăng nêu rõ, sau 30 năm đổi mới, TP. Hồ Chí Minh là đầu tàu kinh tế của khu vực và cả nước. Tuy nhiên, Thành phố cũng đang đứng trước nhiều thách thức lớn như năng lực cạnh tranh, ngập lụt, ô nhiễm môi trường, tội phạm, phát triển bền vững… cần giải quyết. Thực hiện Nghị quyết Đại hội Đảng lần thứ XII và Đại hội Đảng bộ Thành phố lần thứ X, Thành phố hiện đang triển khai thực hiện 7 giải pháp, trong đó, xây dựng thành phố thông minh là giải pháp quan trọng, cấp bách hiện nay.
TP. Hồ Chí Minh muốn trở thành thành phố năng động, hiện đại thì không thể không xây dựng đô thị thông minh, Bí thư Thành ủy Đinh La Thăng nhấn mạnh, đồng thời cho biết Thành ủy sẽ lập Ban chỉ đạo xây dựng đô thị thông minh, xác định quyết tâm chính trị của toàn hệ thống, coi xây dựng đô thị thông minh là nhiệm vụ của Đảng, chính quyền và nhân dân Thành phố. Đồng thời, sẽ có đề án tổng thể về xây dựng đô thị thông minh trên cơ sở thực tế hiện nay với cột mốc, lộ trình cụ thể, hướng tới nâng cao chất lượng cuộc sống người dân.
Tại buổi làm việc, Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân cho biết, Mặt trận với trách nhiệm giám sát, phản biện xã hội hết sức quan tâm đến xu thế phát triển, đặc biệt là công tác quản lý trong những năm tới, trong đó có vấn đề phát triển đô thị thông minh.
Với sự phát triển của công nghệ, đô thị thông minh đang là xu hướng của các thành phố lớn trên thế giới, người đứng đầu MTTQ Việt Nam cho rằng đô thị thông minh hứa hẹn sẽ là một bước đột phá cho Việt Nam. Mục tiêu của một thành phố thông minh là kinh tế năng động, hiệu quả hơn; môi trường sống ngày một tốt hơn, tình trạng ô nhiễm giảm; người dân được phục vụ tốt hơn; người dân tham gia quản lý, giám sát hoạt động của chính quyền. Do đó, TP. Hồ Chí Minh với vị trí là một đô thị lớn của cả nước, đầu tàu phát triển kinh tế cần cân nhắc thực hiện các mục tiêu này.
Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân đã gợi mở với lãnh đạo TP. Hồ Chí Minh những giải pháp để xây dựng thành phố thông minh, trong đó nhấn mạnh tới việc nâng cao khả năng dự báo sự cố thay vì để xảy ra rồi mới xử lý. Chủ tịch Ủy ban Trung ương MTTQ Việt Nam đề nghị lãnh đạo Thành phố sớm xây dựng Đề án phát triển thành phố thông minh, đặt ra các mục tiêu ngắn hạn (2-3) năm cũng như các mục tiêu dài hạn (10 năm). Đề án cần được hoàn thiện sớm, với 3 nhóm nội dung gồm xây dựng cơ sở dữ liệu dùng chung và quy hoạch của Thành phố; quản lý ngành và các dịch vụ thông minh (giao thông, y tế, giáo dục...); tăng cường sự tham gia, sáng kiến của người dân (người dân phải là đồng tác giả đồng thời có sự giám sát thực hiện, đánh giá sự hài lòng của người dân)./.
Việt Nam cử đoàn cấp cao viếng nguyên Chủ tịch Quốc hội Lào Viyaket  (24/07/2016)
Thủ tướng thăm cán bộ lão thành cách mạng  (24/07/2016)
G20 cam kết dùng mọi công cụ chính sách để thúc đẩy tăng trưởng  (24/07/2016)
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN quan ngại về tình hình Biển Đông  (24/07/2016)
Người Việt tại Đức míttinh hoan nghênh phán quyết của PCA  (24/07/2016)
Khai mạc Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 49  (24/07/2016)
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên