Bộ trưởng Nguyễn Thị Kim Tiến làm Chủ tịch Hội hữu nghị và hợp tác Việt-Pháp
Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ VI của Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Pháp đã bầu 48 Ủy viên Ban Chấp hành và 3 Ủy viên Ban Kiểm tra Hội.
Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến được Đại hội tín nhiệm bầu giữ chức Chủ tịch Hội khóa VI.
Các đại biểu dự Đại hội thống nhất, trong nhiệm kỳ tới Hội cần có giải pháp tăng cường và mở rộng quan hệ đoàn kết, hữu nghị, hiểu biết lẫn nhau giữa nhân dân hai nước; làm cầu nối góp phần thúc đẩy phát triển hơn nữa sự hợp tác giữa hai nước, đặc biệt là giữa các địa phương của hai nước, trên mọi lĩnh vực của quan hệ đối tác chiến lược Việt Nam-Pháp, phù hợp với các quy định của pháp luật.
Ngoài ra, các cấp hội cần tranh thủ sự đồng tình, ủng hộ của nhân dân Pháp đối với sự nghiệp xây dựng xây dựng kinh tế, văn hóa, xã hội và bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo của Tổ quốc.
Hội cũng cần thực hiện các hoạt động mang tính thực tiễn, có ý nghĩa như vận động viện trợ, tặng sách vở cho học sinh nghèo vùng sâu, vùng xa, khám chữa bệnh miễn phí cho người nghèo ở vùng núi và nông thôn; tìm kiếm và tăng cường khả năng hợp tác với các đối tác Pháp trên các lĩnh vực y tế, giáo dục, văn hóa xã hội..., mở rộng đối tác bạn bè Pháp là những tổ chức hoạt động từ thiện, nhân đạo.
Phát biểu tại Hội nghị, nhất trí với phương hướng nhiệm vụ của Hội trong nhiệm kỳ tới, Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng cho rằng Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Pháp cần chủ động tìm kiếm và mở rộng thêm các đối tác mới là các tổ chức cánh tả, các tổ chức phi Chính phủ, các cơ sở đào tạo, trung tâm nghiên cứu, các trường đại học, các doanh nghiệp... tại Pháp.
Ở trong nước, Hội cần quan tâm đến việc thu hút sự tham gia của lớp trẻ để tạo nền tảng lâu dài cho hoạt động của Hội.
Hoạt động của Hội cần linh hoạt, sáng tạo mở rộng các loại hình hoạt động trên nhiều lĩnh vực, gắn hoạt động hòa bình hữu nghị với việc thúc đẩy quan hệ và hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, thương mại, văn hóa, giáo dục, khoa học, nghệ thuật, y tế, môi trường, xóa đói giảm nghèo, giải quyết các vấn đề xã hội...
Chủ tịch Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam Vũ Xuân Hồng bày tỏ tin tưởng, với sự lãnh đạo của Ban Chấp hành khóa mới cùng với phương hướng và nhiệm vụ mà Đại hội đề ra, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Pháp sẽ thu được những thành tựu mới, góp phần xứng đáng vào việc tăng cường, thúc đẩy quan hệ hữu nghị giữa nhân dân Việt Nam và nhân dân Pháp.
Trong nhiệm kỳ 2009-2016, Hội hữu nghị và hợp tác Việt Nam-Pháp đã làm tốt công tác vận động bạn bè Pháp tham gia hỗ trợ Việt Nam xóa đói, giảm nghèo, phát triển kinh tế-xã hội ở những địa phương còn nhiều khó khăn; giúp đỡ kinh tế đối với các gia đình nạn nhân chất độc hóa học và ủng hộ cuộc đấu tranh của nhân dân ta bảo vệ chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, duy trì hòa bình, an ninh, ổn định ở Biển Đông.
Hội cũng đã chủ động lên kế hoạch, triển khai tổ chức các hoạt động gặp gỡ hữu nghị, míttinh, giao lưu văn hóa nghệ thuật nhân dịp kỷ niệm các ngày lễ của Pháp. Nhờ vậy, vị trí và ảnh hưởng của Hội được tăng cường rõ rệt ở trong nước cũng như đối với Đại sứ quán, các cơ quan đại diện Pháp ở Việt Nam./.
Bà Yingluck kêu gọi cử tri Thái Lan quyết định tương lai đất nước  (24/07/2016)
Ngoại trưởng Mỹ - Nga gặp nhau bên lề các hội nghị ASEAN  (24/07/2016)
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến với bà Aung San Suu Kyi  (24/07/2016)
Lãnh đạo Việt Nam gửi Điện chia buồn tới lãnh đạo Lào  (24/07/2016)
Lập Hội Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam tại thành phố Nishinomiya  (24/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển