Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh hội kiến với bà Aung San Suu Kyi
Đây là cuộc gặp chính thức đầu tiên giữa Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và bà Aung San Suu Kyi kể từ khi bà đảm nhiệm cương vị Bộ trưởng Ngoại giao Myanmar (tháng 01-2016).
Tại cuộc gặp, hai bên nhấn mạnh tầm quan trọng của quan hệ hữu nghị truyền thống và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Myanmar.
Bà Aung San Suu Kyi chia sẻ Việt Nam và Myanmar không chỉ là hai nước thành viên ASEAN mà còn có những kết nối truyền thống gắn bó.
Bà bày tỏ sự ngưỡng mộ đối với tinh thần đấu tranh giành độc lập dân tộc của nhân dân Việt Nam, trân trọng mối quan hệ đã được Chủ tịch Hồ Chí Minh và cha bà là Tướng Aung San đặt nền móng và vun đắp; trân trọng nỗ lực của nhà nước, chính phủ và nhân dân hai nước phát triển tốt đẹp mối quan hệ trong những năm qua, cả trong hợp tác song phương và trong khuôn khổ ASEAN cũng như tại các diễn đàn quốc tế và khu vực.
Hai bên nhất trí đẩy mạnh các nỗ lực nhằm thắt chặt hơn nữa mối quan hệ hữu nghị và hợp tác nhiều mặt giữa Việt Nam và Myanmar, vì lợi ích của nhân dân hai nước, đóng góp vào hợp tác và đoàn kết ASEAN, vì hòa bình, ổn định và hợp tác của khu vực.
Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh đề nghị Myanmar tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam đầu tư, kinh doanh tại Myanmar, nhất là trong các lĩnh vực ngân hàng, hàng không, viễn thông, khoáng sản, du lịch và nông nghiệp.
Hai bên nhất trí tiếp tục phối hợp chặt chẽ trong khuôn khổ ASEAN và tại các diễn đàn khu vực và quốc tế, đề cao đoàn kết ASEAN, duy trì vai trò trung tâm của ASEAN, đảm bảo hòa bình, ổn định, hợp tác và phát triển ở khu vực.
Nhân dịp này, Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh chuyển lời mời của lãnh đạo Việt Nam mời Tổng thống Myanmar U Htin Kyaw sang thăm chính thức Việt Nam.
Phó Thủ tướng cũng trân trọng mời bà Aung San Suu Kyi sớm thăm Việt Nam.
Bà Aung San Suu Kyi trân trọng cảm ơn và hứa sẽ chuyển lời mời tới Tổng thống Htin Kyaw, cảm ơn lời mời của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao Phạm Bình Minh và hứa sẽ thu xếp sang thăm Việt Nam vào thời điểm thuận tiện./.
Lãnh đạo Việt Nam gửi Điện chia buồn tới lãnh đạo Lào  (24/07/2016)
Lập Hội Hữu nghị Nhật Bản-Việt Nam tại thành phố Nishinomiya  (24/07/2016)
Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết Đại hội XII của Đảng và phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020  (24/07/2016)
Việt Nam thúc đẩy hợp tác giữa ASEAN và Liên minh Thái Bình Dương  (24/07/2016)
Phó Thủ tướng nhắn gửi tới các nhà khoa học tương lai  (24/07/2016)
Hoạt động của Phó Thủ tướng, Bộ trưởng Ngoại giao tại Lào  (24/07/2016)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển