Chủ tịch Quốc hội thông tin về hoạt động của Quốc hội khóa XIV
22:09, ngày 23-07-2016
Ngày 23-7-2016, tại Nhà Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đã chủ trì cuộc gặp mặt các cơ quan thông tấn, báo chí trong nước và quốc tế thông tin về hoạt động của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Cùng tham dự có các Phó Chủ tịch Quốc hội: Tòng Thị Phóng, Uông Chu Lưu, Đỗ Bá Tỵ; Tổng Thư ký Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc; đại diện lãnh đạo các cơ quan hữu quan, lãnh đạo các cơ quan thông tấn, báo chí và đông đảo phóng viên.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngày 22-7, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành công tác nhân sự, bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Cuộc gặp mặt báo chí của lãnh đạo Quốc hội nhằm kịp thời thông tin về hoạt động của Quốc hội khóa XIV.
Đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của các đạo luật
Cùng với đó, Quốc hội tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những đạo luật quy định về quyền con người, đặc biệt là những quyền về: chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa, an sinh - xã hội phù hợp với Hiến pháp 2013 và Công ước của Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên. Quốc hội sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để tạo ra những cơ sở pháp lý đồng bộ, đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển bền vững, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và tương thích với những cam kết mà Việt Nam đã tham gia những Hiệp định Thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực.
Về hoạt động giám sát, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và đặc biệt là những hoạt động giám sát trọng tâm của đại biểu Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. “Chúng tôi chọn những trọng tâm, trọng điểm, vấn đề nhân dân bức xúc để đưa ra những chuyên đề, trình ra Quốc hội chọn những chuyên đề giám sát tối cao, những chuyên đề nào để Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát, hoặc giao cho các Ủy ban của Quốc hội tổ chức các phiên giải trình. Ngoài ra, từng đại biểu Quốc hội, từng đoàn đại biểu Quốc hội cũng có chức năng giám sát khi ở địa phương, cơ sở...”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Quốc hội cũng sẽ nâng cao chất lượng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trên cơ sở khoa học và khách quan; bám sát tình hình thực tiễn để quyết định một cách kịp thời và hiệu quả những vấn đề quan trọng đặt ra cho đất nước; trong đó, tập trung vào những dự án, công trình trọng điểm, mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội, về môi trường; nhất là quyết định, giám sát những vấn đề liên quan đến chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, để thực hiện những vấn đề trọng tâm trên, Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, cả về tổ chức, hoạt động, đảm bảo sự đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục đổi mới. Theo đó, Quốc hội sẽ tập trung nghiên cứu đổi mới hoạt động lập pháp, quy trình lập pháp theo hướng chú trọng đến chất lượng và tính khả thi của các dự án luật.
Chất lượng luật phải bảo đảm bằng quy trình khoa học của từng khâu, từ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, từ thảo luận ở tổ hay thảo luận từ khi bắt đầu xây dựng đề cương bộ luật. Từ đó, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo của các văn bản pháp luật.
Đổi mới hoạt động giám sát cũng sẽ được thực hiện thông qua việc tăng cường giám sát từng chuyên đề cũng như hình thức giám sát, việc thành lập các đoàn giám sát và chú ý tính hiệu quả, khả thi sau khi thực hiện giám sát. “Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục giám sát, cần thiết sẽ ban hành nghị quyết giám sát và sẽ theo dõi, rà soát việc thực hiện nhằm tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi,” Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội ở các kỳ họp cũng sẽ được đổi mới với việc tăng cường hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận, xem xét các dự thảo; nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh, tính chủ động của các đại biểu Quốc hội trong thảo luận các nội dung đã được nêu ra tại kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong phát biểu của các đại biểu Quốc hội sẽ tăng cường tính tranh luận, từng bước chuyển từ việc đại biểu “tham luận tại Quốc hội” sang “thảo luận và tranh luận tại Quốc hội”.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh tới việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước theo đúng các nguyên tắc phân công và có sự phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Để tăng cường mối quan hệ với cử tri, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các đoàn đại biểu Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc hội phải dành nhiều thời gian đi cơ sở, đi địa phương, trước hết là với cử tri nơi bầu ra mình.
Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội còn đại diện cho cử tri cả nước. Do đó, ngoài việc tăng cường tiếp xúc cử tri nơi bầu ra mình, mỗi đại biểu Quốc hội cần tiếp xúc cử tri, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong bất kỳ lĩnh vực nào và bất cứ ở đâu để gắn với chương trình công tác thường xuyên của mình chứ không phải chỉ là tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội.
Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm minh
Tại cuộc gặp mặt báo chí, trả lời câu hỏi về việc tiếp tục phát huy tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội là do dân bầu, người đại biểu Quốc hội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và nói lên tiếng nói của người dân.
Ba chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước phải phù hợp với nguyện vọng với lợi ích của nhân dân. “Nếu Quốc hội làm tốt việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thì đó chính là phát huy dân chủ,” Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chia sẻ về tình trạng nợ công, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin, Quốc hội đang kiểm soát chặt chẽ vấn đề nợ công. Quốc hội khóa XIV quyết tâm kiểm soát chặt chẽ nợ công và tính toán lại cách xác định nợ công cho đúng để đảm bảo ở mức an toàn.
Mức an toàn ở đây được tính là khả năng trả được nợ đến hạn và vay để đầu tư có hiệu quả. “Chúng ta vay để đầu tư đúng mục đích và đảm bảo vay là hiệu quả thì việc vay là cần thiết. Để đảm bảo nền kinh tế tài chính của Nhà nước có thể chịu được và khi đến hạn chúng ta có tiền trả nợ thì mới là an toàn,” Chủ tịch Quốc hội nhận định.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay nợ công đang ở mức kiểm soát nhưng đến thời hạn trả nợ còn xảy ra việc vay mới trả nợ cũ. Tuy nhiên, các khoản vay đã có điều chỉnh bằng nghị quyết của Quốc hội. Ví dụ như, để giảm bớt áp lực trả nợ và đảm bảo hiệu quả các khoản vay, đã thay đổi cơ cấu nợ trong nước và nợ nước ngoài và thay đổi cơ cấu vay ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn để giảm bớt áp lực trả nợ và toàn bộ xu hướng này đang diễn ra tốt.
“Quốc hội sẽ kiểm soát đảm bảo Việt Nam không giẫm lên những vết xe đổ của một số quốc gia đi trước ở châu Âu, châu Mỹ đã từng gặp phải. Với quy mô ngân sách còn nhỏ, vay nợ để đầu tư phát triển là cần thiết đối với 1 quốc gia đang phát triển. Quốc hội khóa XIV sẽ kiểm soát chặt chẽ nợ công, nhất định không để tỷ lệ bội chi tăng lên mà sẽ dần kéo xuống và dần đưa về quỹ đạo an toàn,” Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc gặp mặt báo chí, trả lời về câu hỏi của phóng viên về chủ quyền biển, đảo, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chủ quyền là điều thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam hơn ai hết mong muốn và yêu chuộng hòa bình.
Do đó, Quốc hội cùng với cả hệ thống chính trị kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội cho biết, cùng với hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì hoạt động giám sát của Quốc hội đã và đang có nhiều cải tiến, đổi mới, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, theo chuyên đề nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm minh.
Để thể hiện vai trò và trách nhiệm trước những sự kiện và vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề bức xúc, nổi cộm được dư luận quan tâm, Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát.
Có thể kể tới như thực hiện giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế; rà soát các dự án đầu tư, chính sách đầu tư để hướng tới việc đảm bảo việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế biển đảo gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quốc hội và các cơ quan hữu quan cũng sẽ phối hợp hơn nữa để có những giải pháp đồng bộ trong việc xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm như tình trạng ô nhiễm môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua./.
Phát biểu tại cuộc gặp mặt, Tổng Thư ký Quốc hội, Chủ nhiệm Văn phòng Quốc hội Nguyễn Hạnh Phúc cho biết ngày 22-7, tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV đã hoàn thành công tác nhân sự, bầu Chủ tịch Quốc hội, các Phó Chủ tịch Quốc hội, các Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Tổng Thư ký Quốc hội và Tổng Kiểm toán Nhà nước nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIV.
Cuộc gặp mặt báo chí của lãnh đạo Quốc hội nhằm kịp thời thông tin về hoạt động của Quốc hội khóa XIV.
Đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của các đạo luật
Thay mặt lãnh đạo Quốc hội khóa XIV, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân gửi lời cảm ơn sâu sắc đến các cơ quan báo chí, các phóng viên các cơ quan thông tấn báo chí trong nước và quốc tế đã quan tâm theo dõi, đưa tin về hoạt động của Quốc hội thời gian qua.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ về những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội khóa XIV, gồm: Quốc hội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của các đạo luật. Cụ thể, Quốc hội tiếp tục thể chế hóa các quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội Đảng XII thành những đạo luật cụ thể theo yêu cầu chất lượng thống nhất, đồng bộ và phải phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Chủ tịch Quốc hội chia sẻ về những nhiệm vụ trọng tâm của Quốc hội khóa XIV, gồm: Quốc hội sẽ tiếp tục nâng cao chất lượng hoạt động lập pháp, đảm bảo tính đồng bộ và khả thi của các đạo luật. Cụ thể, Quốc hội tiếp tục thể chế hóa các quy định cụ thể của Hiến pháp năm 2013 và Nghị quyết Đại hội Đảng XII thành những đạo luật cụ thể theo yêu cầu chất lượng thống nhất, đồng bộ và phải phù hợp với yêu cầu đổi mới của đất nước cũng như quá trình hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng.
Cùng với đó, Quốc hội tiếp tục rà soát sửa đổi, bổ sung, ban hành mới những đạo luật quy định về quyền con người, đặc biệt là những quyền về: chính trị, kinh tế, dân sự, văn hóa, an sinh - xã hội phù hợp với Hiến pháp 2013 và Công ước của Liên hợp quốc mà Việt Nam là thành viên. Quốc hội sẽ hoàn thiện hệ thống pháp luật về kinh tế để tạo ra những cơ sở pháp lý đồng bộ, đưa nền kinh tế tiếp tục phát triển bền vững, phù hợp với quy luật kinh tế thị trường và tương thích với những cam kết mà Việt Nam đã tham gia những Hiệp định Thương mại tự do song phương, đa phương và khu vực.
Về hoạt động giám sát, Quốc hội sẽ tiếp tục đổi mới để nâng cao chất lượng hoạt động giám sát và đặc biệt là những hoạt động giám sát trọng tâm của đại biểu Quốc hội đối với toàn bộ hoạt động của Nhà nước. “Chúng tôi chọn những trọng tâm, trọng điểm, vấn đề nhân dân bức xúc để đưa ra những chuyên đề, trình ra Quốc hội chọn những chuyên đề giám sát tối cao, những chuyên đề nào để Ủy ban Thường vụ Quốc hội giám sát, hoặc giao cho các Ủy ban của Quốc hội tổ chức các phiên giải trình. Ngoài ra, từng đại biểu Quốc hội, từng đoàn đại biểu Quốc hội cũng có chức năng giám sát khi ở địa phương, cơ sở...”, Chủ tịch Quốc hội cho biết.
Quốc hội cũng sẽ nâng cao chất lượng quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trên cơ sở khoa học và khách quan; bám sát tình hình thực tiễn để quyết định một cách kịp thời và hiệu quả những vấn đề quan trọng đặt ra cho đất nước; trong đó, tập trung vào những dự án, công trình trọng điểm, mang lại hiệu quả thiết thực, đảm bảo cho sự phát triển bền vững về kinh tế-xã hội, về môi trường; nhất là quyết định, giám sát những vấn đề liên quan đến chống thất thoát, lãng phí và tham nhũng.
Chủ tịch Quốc hội cho rằng, để thực hiện những vấn đề trọng tâm trên, Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục đổi mới mạnh mẽ hơn nữa, cả về tổ chức, hoạt động, đảm bảo sự đoàn kết, sáng tạo, tiếp tục đổi mới. Theo đó, Quốc hội sẽ tập trung nghiên cứu đổi mới hoạt động lập pháp, quy trình lập pháp theo hướng chú trọng đến chất lượng và tính khả thi của các dự án luật.
Chất lượng luật phải bảo đảm bằng quy trình khoa học của từng khâu, từ soạn thảo, thẩm tra, tiếp thu, giải trình, chỉnh lý, từ thảo luận ở tổ hay thảo luận từ khi bắt đầu xây dựng đề cương bộ luật. Từ đó, đảm bảo tính thống nhất, đồng bộ, tránh chồng chéo của các văn bản pháp luật.
Đổi mới hoạt động giám sát cũng sẽ được thực hiện thông qua việc tăng cường giám sát từng chuyên đề cũng như hình thức giám sát, việc thành lập các đoàn giám sát và chú ý tính hiệu quả, khả thi sau khi thực hiện giám sát. “Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục giám sát, cần thiết sẽ ban hành nghị quyết giám sát và sẽ theo dõi, rà soát việc thực hiện nhằm tránh tình trạng “đánh trống bỏ dùi,” Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân nhấn mạnh.
Quy trình, thủ tục làm việc của Quốc hội ở các kỳ họp cũng sẽ được đổi mới với việc tăng cường hoạt động của Hội đồng Dân tộc và các cơ quan của Quốc hội, các cơ quan của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khi thảo luận, xem xét các dự thảo; nâng cao trách nhiệm, bản lĩnh, tính chủ động của các đại biểu Quốc hội trong thảo luận các nội dung đã được nêu ra tại kỳ họp.
Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, trong phát biểu của các đại biểu Quốc hội sẽ tăng cường tính tranh luận, từng bước chuyển từ việc đại biểu “tham luận tại Quốc hội” sang “thảo luận và tranh luận tại Quốc hội”.
Chủ tịch Quốc hội cũng nhấn mạnh tới việc phối hợp chặt chẽ và hiệu quả giữa Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân tối cao, Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, Kiểm toán Nhà nước trong việc thực hiện quyền lực nhà nước theo đúng các nguyên tắc phân công và có sự phối hợp, kiểm soát giữa các cơ quan lập pháp, hành pháp và tư pháp.
Để tăng cường mối quan hệ với cử tri, các cơ quan của Quốc hội, Chủ tịch Quốc hội cho rằng, các đoàn đại biểu Quốc hội và mỗi đại biểu Quốc hội phải dành nhiều thời gian đi cơ sở, đi địa phương, trước hết là với cử tri nơi bầu ra mình.
Tuy nhiên, đại biểu Quốc hội còn đại diện cho cử tri cả nước. Do đó, ngoài việc tăng cường tiếp xúc cử tri nơi bầu ra mình, mỗi đại biểu Quốc hội cần tiếp xúc cử tri, nắm bắt tình hình, tâm tư, nguyện vọng của cử tri trong bất kỳ lĩnh vực nào và bất cứ ở đâu để gắn với chương trình công tác thường xuyên của mình chứ không phải chỉ là tiếp xúc cử tri trước và sau mỗi kỳ họp Quốc hội.
Góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm minh
Tại cuộc gặp mặt báo chí, trả lời câu hỏi về việc tiếp tục phát huy tính dân chủ trong hoạt động của Quốc hội, Chủ tịch Nguyễn Thị Kim Ngân cho biết Quốc hội là do dân bầu, người đại biểu Quốc hội lắng nghe tâm tư, nguyện vọng và nói lên tiếng nói của người dân.
Ba chức năng cơ bản của Quốc hội là lập pháp, giám sát tối cao và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước phải phù hợp với nguyện vọng với lợi ích của nhân dân. “Nếu Quốc hội làm tốt việc đổi mới, nâng cao chất lượng hoạt động thì đó chính là phát huy dân chủ,” Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Chia sẻ về tình trạng nợ công, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thông tin, Quốc hội đang kiểm soát chặt chẽ vấn đề nợ công. Quốc hội khóa XIV quyết tâm kiểm soát chặt chẽ nợ công và tính toán lại cách xác định nợ công cho đúng để đảm bảo ở mức an toàn.
Mức an toàn ở đây được tính là khả năng trả được nợ đến hạn và vay để đầu tư có hiệu quả. “Chúng ta vay để đầu tư đúng mục đích và đảm bảo vay là hiệu quả thì việc vay là cần thiết. Để đảm bảo nền kinh tế tài chính của Nhà nước có thể chịu được và khi đến hạn chúng ta có tiền trả nợ thì mới là an toàn,” Chủ tịch Quốc hội nhận định.
Chủ tịch Quốc hội cho biết, hiện nay nợ công đang ở mức kiểm soát nhưng đến thời hạn trả nợ còn xảy ra việc vay mới trả nợ cũ. Tuy nhiên, các khoản vay đã có điều chỉnh bằng nghị quyết của Quốc hội. Ví dụ như, để giảm bớt áp lực trả nợ và đảm bảo hiệu quả các khoản vay, đã thay đổi cơ cấu nợ trong nước và nợ nước ngoài và thay đổi cơ cấu vay ngắn hạn sang trung hạn và dài hạn để giảm bớt áp lực trả nợ và toàn bộ xu hướng này đang diễn ra tốt.
“Quốc hội sẽ kiểm soát đảm bảo Việt Nam không giẫm lên những vết xe đổ của một số quốc gia đi trước ở châu Âu, châu Mỹ đã từng gặp phải. Với quy mô ngân sách còn nhỏ, vay nợ để đầu tư phát triển là cần thiết đối với 1 quốc gia đang phát triển. Quốc hội khóa XIV sẽ kiểm soát chặt chẽ nợ công, nhất định không để tỷ lệ bội chi tăng lên mà sẽ dần kéo xuống và dần đưa về quỹ đạo an toàn,” Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh.
Cũng tại cuộc gặp mặt báo chí, trả lời về câu hỏi của phóng viên về chủ quyền biển, đảo, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, chủ quyền là điều thiêng liêng đối với mỗi người dân Việt Nam. Người dân Việt Nam hơn ai hết mong muốn và yêu chuộng hòa bình.
Do đó, Quốc hội cùng với cả hệ thống chính trị kiên trì chủ trương giải quyết các tranh chấp ở Biển Đông bằng các biện pháp hòa bình trên cơ sở luật pháp quốc tế, để Biển Đông thực sự là vùng biển hòa bình, ổn định, hữu nghị và phát triển, vì lợi ích của tất cả các nước trong khu vực, vì an ninh chung của khu vực và trên toàn thế giới.
Tại cuộc gặp mặt, Chủ tịch Quốc hội cho biết, cùng với hoạt động lập pháp, quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước thì hoạt động giám sát của Quốc hội đã và đang có nhiều cải tiến, đổi mới, tiến hành có trọng tâm, trọng điểm, theo chuyên đề nhằm tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong hoạt động của bộ máy Nhà nước từ Trung ương đến cơ sở, góp phần bảo đảm pháp luật được chấp hành nghiêm minh.
Để thể hiện vai trò và trách nhiệm trước những sự kiện và vấn đề quan trọng của đất nước, những vấn đề bức xúc, nổi cộm được dư luận quan tâm, Quốc hội khóa XIV sẽ tiếp tục nâng cao hơn nữa hiệu quả hoạt động giám sát.
Có thể kể tới như thực hiện giám sát việc chấp hành chính sách pháp luật bảo vệ môi trường trong phát triển kinh tế; rà soát các dự án đầu tư, chính sách đầu tư để hướng tới việc đảm bảo việc hoạch định các chính sách phát triển kinh tế biển đảo gắn với bảo vệ môi trường và phát triển bền vững.
Quốc hội và các cơ quan hữu quan cũng sẽ phối hợp hơn nữa để có những giải pháp đồng bộ trong việc xử lý kịp thời những vấn đề bức xúc, nổi cộm như tình trạng ô nhiễm môi trường biển xảy ra tại 4 tỉnh miền Trung vừa qua./.
Hà Tĩnh cho Formosa thuê đất 70 năm "không đúng quy định pháp luật"  (22/07/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc thăm các gia đình chính sách ở Cần Thơ  (22/07/2016)
Lãnh đạo Việt - Lào củng cố quan hệ truyền thống trước thềm AMM-49  (22/07/2016)
Quốc hội tiến hành bầu các chức danh chủ chốt tại Kỳ họp thứ nhất Quốc hội khóa XIV  (22/07/2016)
Việt Nam và Cuba đối thoại về chính sách quốc phòng giữa hai nước  (22/07/2016)
Tiểu sử Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân  (22/07/2016)
- Kinh nghiệm quản lý thị trường vàng của một số quốc gia và hàm ý chính sách cho Việt Nam
- Thu hút trí thức người Việt Nam ở nước ngoài cho phát triển nguồn nhân lực khoa học - công nghệ
- Chiến lược triển khai quyền chỉ huy, kiểm soát biển của Mỹ tại khu vực châu Á - Thái Bình Dương và một số tác động
- Một số chính sách lớn nhằm nâng cao hiệu quả ứng phó, giải quyết các vấn đề an ninh phi truyền thống, an ninh mạng ở Việt Nam hiện nay
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên