Các thành viên TPP thúc đẩy hợp tác thương mại-đầu tư với Mexico
Tham dự cuộc họp có 10 Tham tán Thương mại và Tùy viên Thương mại Australia, Canada, Nhật Bản, Malaysia, Peru và Việt Nam.
Ý tưởng thành lập nhóm Đại diện Đại diện thương mại của các thành viên TPP tại Mexico, do Đại diện thương mại Việt Nam tại Mexico đề xuất.
Trình bày tại cuộc họp, Tham tán Thương mại Đại sứ quán Việt Nam tại Mexico, Hoàng Tuấn Việt đã nêu bật mục đích việc thành lập Nhóm Đại diện Thương mại của các quốc gia thành viên TPP tại Mexico, nhằm tăng cường phối hợp giữa các Đại diện thương mại, để thúc đẩy quan hệ kinh tế, thương mại và đầu tư với nước sở tại.
Các đại biểu tham dự đã nhất trí thành lập Nhóm Đại diện Thương mại của các quốc gia thành viên TPP tại Mexico theo sáng kiến của Văn phòng thương mại Đại sứ quán Việt Nam. Theo đó, Nhóm Đại diện Thương mại của các quốc gia thành viên TPP tại Mexico sẽ tổ chức các buổi hội thảo, hoặc diễn đàn doanh nghiệp giới thiệu môi trường kinh doanh, đầu tư tại Mexico giữa 10 nước thành viên TPP với Mexico; tiếp xúc với các cơ quan ban ngành, Hiệp hội, Phòng thương mại của nước sở tại, về các vấn đề liên quan đến TPP nói riêng, các vấn đề kinh tế, thương mại và đầu tư khác nói chung; chia sẻ những thông tin kinh tế-thương mại của nước sở tại, giữa các thành viên trong nhóm.
Hiện có 10 quốc gia thành viên TPP có sự hiện diện tại Mexico, bao gồm Australia, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, New Zealand, Peru, Singapore, Hoa Kỳ và Việt Nam. Trong 11 nước thành viên TPP, Brunei chưa thành lập cơ quan đại diện tại Mexico, Singapore chưa thành lập cơ quan đại diện, nhưng mở Trung tâm xúc tiến thương mại tại Mexico.
Theo số liệu của Bộ Kinh tế Mexico năm 2015, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mexico với 11 nước TPP là 557,55 tỷ USD, chiếm 71,87% tổng kinh ngạch xuất nhập khẩu của Mexico (775,86 tỷ USD), trong đó, kim ngạch xuất khẩu của Mexico vào 11 nước TPP đạt 327,94 tỷ USD, chiếm 86,16% trên tổng kim ngạch xuất khẩu và kim ngạch nhập khẩu là 229,71 tỷ USD, chiếm 58,12 % trên tổng kim ngạch nhập khẩu. Mexico xuất siêu vào 11 nước TPP là 98,23 tỷ USD.
Việt Nam là đối tác thương mại quan trọng thứ 5 trong các thành viên TPP với Mexico. Tổng kim ngạch trao đổi thương mại song phương đạt 3,86 tỷ USD trong năm 2015, chiếm 0,50% trên tổng kim ngạch xuất nhập khẩu của Mexico. Mexico nhập siêu từ Việt Nam 3,52 tỷ USD.
Tháng Hai vừa qua, Bộ trưởng Thương mại của 12 nước tham gia đàm phán TPP gồm Australia, Brunei, Canada, Chile, Nhật Bản, Malaysia, Mexico, New Zealand, Peru, Singapore, Mỹ và Việt Nam đã tham dự lễ ký kết để xác thực lời văn của TPP tại Auckland (New Zeland).
Sau lễ ký chính thức, các nước sẽ tiến hành thủ tục phê chuẩn hiệp định này theo quy định của pháp luật nước mình. Hiệp định sẽ có hiệu lực sau 60 ngày kể từ ngày nhận được thông báo bằng văn bản về việc các bên đã hoàn thành thủ tục pháp lý nội bộ.
Theo các nhà kinh tế, TPP chiếm 40% kinh tế toàn cầu và bổ sung cho GDP của thế giới thêm gần 300 tỷ USD mỗi năm./.
Ngoại trưởng Pháp: Không thể có các cuộc thanh trừng ở Thổ Nhĩ Kỳ  (17/07/2016)
Tổng thống Nga Putin kêu gọi Thổ Nhĩ Kỳ sớm ổn định tình hình  (17/07/2016)
Đưa sản phẩm của hàng triệu nông dân vào cửa hàng an toàn  (17/07/2016)
Hội nghị sơ kết 6 tháng đầu năm, triển khai nhiệm vụ 6 tháng cuối năm 2016 của Bộ Kế hoạch và Đầu tư  (17/07/2016)
Hướng tới kỷ niệm 69 năm Ngày Thương binh - Liệt sĩ  (17/07/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên