Sự kiện trong nước nổi bật trong tuần (từ ngày 20-6 đến ngày 26-6-2016)
00:55, ngày 29-06-2016
TCCSĐT- Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc tại Lạng Sơn; Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên cải thiện môi trường đầu tư; Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ; Thủ tướng: Báo chí cần liên tục đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân; Kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách; Công bố nguyên nhân ban đầu sự cố máy bay Su 30-MK2 gặp nạn; Gần 20.000 sinh viên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2016; Khánh thành Nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên… là những sự kiện nổi bật tuần qua
Đóng cửa rừng tự nhiên, nghiêm cấm phá rừng lấy đất
Sáng 20-6-2016, một hội nghị quy mô lớn do Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc trực tiếp chủ trì với nội dung bàn về các giải pháp khôi phục rừng bền vững vùng Tây Nguyên nhằm ứng phó với biến đổi khí hậu giai đoạn 2016 - 2020 đã được tổ chức tại thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Diện tích Tây Nguyên chiếm phần đỉnh của dãy núi Trường Sơn Nam như “nóc nhà” khu vực ngã ba Đông Dương. Bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên là vấn đề đặc biệt quan trọng không những cho nội vùng mà còn có vai trò chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Tài nguyên rừng còn gắn với không gian văn hóa, sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, thời gian qua, điều đáng lo ngại là diện tích, chất lượng rừng khu vực này tiếp tục suy giảm nghiêm trọng.
Sau khi nghe báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, tình trạng phá rừng ở Tây Nguyên đã ở mức hết sức nghiêm trọng. Thủ tướng yêu cầu đưa vấn đề bảo vệ, phát triển rừng lên tầm cao mới trong trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thủ tướng đánh giá, các lực lượng chức năng chưa thực sự làm tròn trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển và quản lý rừng nhất là kiểm lâm, công an. Số lượng vụ, việc vi phạm phát hiện được còn ít, điều tra xét xử còn thiếu nghiêm minh; chưa làm đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là tình trạng di dân tự do, vô tổ chức từ nhiều tỉnh thành, nhất là khu vực phía Bắc ào ạt dẫn đến gia tăng hành vi phá rừng, lấy đất trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh. Không có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ, rừng tự nhiên và đề nghị nhân dân cùng cơ quan chức năng giám sát thực thi vấn đề này nhằm ngăn chặn bằng được đầu ra của nạn phá rừng, khai thác gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, tiến hành sắp xếp lại các nông, lâm trường để bảo đảm đất rừng có chủ, không “phát canh thu tô” đất rừng và rừng trong bối cảnh người dân không có đất sản xuất.
Thủ tướng cũng ra lệnh ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chính sách rừng, đất rừng; dừng hoạt động đối với các chủ dự án không chấp hành việc trồng rừng thay thế hoặc không chi trả chi phí bồi thường đất rừng và rừng. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm chính sách đãi ngộ đối với người trồng rừng; bên cạnh việc phê phán các hành vi tàn phá rừng cần làm tốt việc tôn vinh, biểu dương người có công trong bảo vệ, phát triển rừng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc tại Lạng Sơn
Ngày 20-6-2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn công tác đã thăm làm việc tại tỉnh Lạng Sơn về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và biểu dương những kết quả tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong 6 tháng qua; cho rằng, Lạng Sơn là địa phương còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ nên nguồn lực còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Lạng Sơn cần rà soát tổng thể lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Lạng Sơn cần chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư và phân bổ nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh chú ý đến nâng cấp hệ thống giao thông, quốc lộ để phát huy thế mạnh kinh tế cửa khẩu. Đối với xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh tỉnh đã đưa ra mục tiêu trong năm 2016 có thêm 13 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, bằng với số xã nông thôn mới trong 5 năm qua. Khẳng định đây là chủ trương quan trọng được Quốc hội tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý tỉnh Lạng Sơn cần rút kinh nghiệm không để tình trạng nợ trong xây dựng nông thôn mới như một số địa phương trên cả nước, đồng thời xây dựng nông thôn mới phải gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên cải thiện môi trường đầu tư
Chiều 20-6-2016, Hội nghị giao ban của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên đã diễn ra tại Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Tây Nguyên có vị trí địa chính trị mang tầm chiến lược, quan trọng của đất nước. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã dồn sức, ưu tiên để hỗ trợ chính quyền, người dân Tây Nguyên vươn lên phát triển mạnh mẽ, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… đạt được những thành tựu to lớn; tình đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc được duy trì tốt, mà minh chứng cụ thể là kết quả có tới trên 99% tỷ lệ cử tri toàn vùng tham gia đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua.
Thủ tướng cũng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên chú trọng hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chỉ số cạnh tranh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; khuyến khích khởi nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19/CP và Nghị quyết 35/CP của Chính phủ, từ đó huy động mọi nguồn lực phục vụ tăng trưởng. Các tỉnh Tây Nguyên chủ động phương án, biện pháp chuẩn bị tốt cho việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như TPP, EVFTA; sẵn sàng cho hội nhập thành công.
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng lưu ý các tỉnh trong vùng thực hiện tốt việc duy trì, bảo tồn và xúc tiến hoạt động văn hóa, duy trì truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc Tây Nguyên để Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ
Diện tích Tây Nguyên chiếm phần đỉnh của dãy núi Trường Sơn Nam như “nóc nhà” khu vực ngã ba Đông Dương. Bảo vệ và phát triển rừng ở Tây Nguyên là vấn đề đặc biệt quan trọng không những cho nội vùng mà còn có vai trò chi phối rất lớn đến nguồn nước, môi trường sinh thái và phát triển kinh tế - xã hội của các tỉnh ven biển Nam Trung Bộ, Đông Nam Bộ. Tài nguyên rừng còn gắn với không gian văn hóa, sinh tồn của cộng đồng các dân tộc thiểu số Tây Nguyên. Tuy nhiên, thời gian qua, điều đáng lo ngại là diện tích, chất lượng rừng khu vực này tiếp tục suy giảm nghiêm trọng.
Sau khi nghe báo cáo của các bộ, ngành và địa phương, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc chỉ rõ, tình trạng phá rừng ở Tây Nguyên đã ở mức hết sức nghiêm trọng. Thủ tướng yêu cầu đưa vấn đề bảo vệ, phát triển rừng lên tầm cao mới trong trong nhận thức và hành động của cấp ủy, chính quyền các cấp. Thủ tướng đánh giá, các lực lượng chức năng chưa thực sự làm tròn trách nhiệm trong bảo vệ, phát triển và quản lý rừng nhất là kiểm lâm, công an. Số lượng vụ, việc vi phạm phát hiện được còn ít, điều tra xét xử còn thiếu nghiêm minh; chưa làm đến nơi đến chốn. Bên cạnh đó là tình trạng di dân tự do, vô tổ chức từ nhiều tỉnh thành, nhất là khu vực phía Bắc ào ạt dẫn đến gia tăng hành vi phá rừng, lấy đất trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Chính phủ tuyên bố đóng cửa rừng tự nhiên, không chuyển 2,25 triệu ha rừng tự nhiên còn lại sang mục đích khác kể cả các dự án được phê duyệt, trừ các dự án liên quan đến quốc phòng, an ninh. Không có chủ trương chuyển rừng nghèo kiệt sang trồng cây công nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu đóng cửa các cơ sở chế biến gỗ, rừng tự nhiên và đề nghị nhân dân cùng cơ quan chức năng giám sát thực thi vấn đề này nhằm ngăn chặn bằng được đầu ra của nạn phá rừng, khai thác gỗ tự nhiên. Bên cạnh đó, tiến hành sắp xếp lại các nông, lâm trường để bảo đảm đất rừng có chủ, không “phát canh thu tô” đất rừng và rừng trong bối cảnh người dân không có đất sản xuất.
Thủ tướng cũng ra lệnh ngừng cấp phép các công trình thủy điện liên quan đến chính sách rừng, đất rừng; dừng hoạt động đối với các chủ dự án không chấp hành việc trồng rừng thay thế hoặc không chi trả chi phí bồi thường đất rừng và rừng. Đặc biệt, Thủ tướng yêu cầu thực hiện nghiêm chính sách đãi ngộ đối với người trồng rừng; bên cạnh việc phê phán các hành vi tàn phá rừng cần làm tốt việc tôn vinh, biểu dương người có công trong bảo vệ, phát triển rừng.
Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân thăm làm việc tại Lạng Sơn
Ngày 20-6-2016, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân và đoàn công tác đã thăm làm việc tại tỉnh Lạng Sơn về tình hình thực hiện các Nghị quyết của Quốc hội và Chính phủ về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc với lãnh đạo chủ chốt của tỉnh, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân ghi nhận và biểu dương những kết quả tỉnh Lạng Sơn đã đạt được trong 6 tháng qua; cho rằng, Lạng Sơn là địa phương còn nhiều khó khăn về cơ sở hạ tầng vừa yếu, vừa thiếu, quy mô nền kinh tế nhỏ lẻ nên nguồn lực còn nhiều hạn chế, ảnh hưởng đến phát triển kinh tế - xã hội. Do đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Lạng Sơn cần rà soát tổng thể lại chiến lược phát triển kinh tế - xã hội để thực hiện thành công mục tiêu mà Nghị quyết của Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XVI đã đề ra.
Bên cạnh đó, Chủ tịch Quốc hội đề nghị, Lạng Sơn cần chú trọng công tác cải thiện môi trường đầu tư để thu hút đầu tư và phân bổ nguồn lực cho phát triển cơ sở hạ tầng. Ngoài ra, tỉnh chú ý đến nâng cấp hệ thống giao thông, quốc lộ để phát huy thế mạnh kinh tế cửa khẩu. Đối với xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội hoan nghênh tỉnh đã đưa ra mục tiêu trong năm 2016 có thêm 13 xã hoàn thành xây dựng nông thôn mới, bằng với số xã nông thôn mới trong 5 năm qua. Khẳng định đây là chủ trương quan trọng được Quốc hội tiếp tục quan tâm trong thời gian tới, song Chủ tịch Quốc hội lưu ý tỉnh Lạng Sơn cần rút kinh nghiệm không để tình trạng nợ trong xây dựng nông thôn mới như một số địa phương trên cả nước, đồng thời xây dựng nông thôn mới phải gắn chặt với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Thủ tướng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên cải thiện môi trường đầu tư
Chiều 20-6-2016, Hội nghị giao ban của Thủ tướng Chính phủ với các tỉnh Tây Nguyên về tình hình phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an ninh, quốc phòng vùng Tây Nguyên đã diễn ra tại Trụ sở Ban Chỉ đạo Tây Nguyên, thành phố Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắk Lắk.
Kết luận hội nghị, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nêu rõ, Tây Nguyên có vị trí địa chính trị mang tầm chiến lược, quan trọng của đất nước. Thời gian qua, Đảng, Nhà nước đã dồn sức, ưu tiên để hỗ trợ chính quyền, người dân Tây Nguyên vươn lên phát triển mạnh mẽ, xóa đói giảm nghèo, xây dựng nông thôn mới… đạt được những thành tựu to lớn; tình đoàn kết giữa đồng bào các dân tộc được duy trì tốt, mà minh chứng cụ thể là kết quả có tới trên 99% tỷ lệ cử tri toàn vùng tham gia đi bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XIV; đại biểu Hội đồng Nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021 vừa qua.
Thủ tướng cũng yêu cầu 5 tỉnh Tây Nguyên chú trọng hơn nữa việc cải thiện môi trường đầu tư, kinh doanh; nâng cao chỉ số cạnh tranh, tiếp tục đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính; khuyến khích khởi nghiệp theo tinh thần Nghị quyết 19/CP và Nghị quyết 35/CP của Chính phủ, từ đó huy động mọi nguồn lực phục vụ tăng trưởng. Các tỉnh Tây Nguyên chủ động phương án, biện pháp chuẩn bị tốt cho việc tham gia các Hiệp định Thương mại tự do thế hệ mới như TPP, EVFTA; sẵn sàng cho hội nhập thành công.
Phát triển kinh tế đi đôi với bảo đảm an sinh xã hội, Thủ tướng lưu ý các tỉnh trong vùng thực hiện tốt việc duy trì, bảo tồn và xúc tiến hoạt động văn hóa, duy trì truyền thống đậm đà bản sắc các dân tộc Tây Nguyên để Tây Nguyên luôn là điểm đến hấp dẫn của khách du lịch trong nước và quốc tế.
Chủ tịch nước: Nhà báo không được uốn cong ngòi bút trước cám dỗ
Lễ kỷ niệm 91 năm Ngày báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2016) và lễ trao Giải báo chí quốc gia lần thứ X năm 2015 đã diễn ra tối 21-6 tại Hà Nội.
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc, đóng góp to lớn của đội ngũ những người làm báo cả nước đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải thưởng Báo chí quốc gia.
Về nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sức hấp dẫn với nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xu thế hội nhập quốc tế.
Báo chí cũng cần tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân...; chú trọng tăng cường tuyên truyền, cổ vũ, động viên những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực; tích cực phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội; chủ động tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác kịp thời các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước,...
Phát biểu tại buổi lễ, thay mặt lãnh đạo Đảng và Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang trân trọng ghi nhận, đánh giá cao và nhiệt liệt biểu dương những thành tích xuất sắc, đóng góp to lớn của đội ngũ những người làm báo cả nước đối với sự nghiệp cách mạng vẻ vang của Đảng và dân tộc; chúc mừng các nhà báo vinh dự được trao Giải thưởng Báo chí quốc gia.
Về nhiệm vụ của báo chí cách mạng Việt Nam trong thời gian tới, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nêu rõ báo chí cách mạng Việt Nam phải tiếp tục đổi mới mạnh mẽ về nội dung, vươn lên hiện đại về mô hình tổ chức hoạt động, về cơ sở vật chất, kỹ thuật, công nghệ,... không ngừng nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động, sức hấp dẫn với nhân dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp cách mạng và xu thế hội nhập quốc tế.
Báo chí cũng cần tuyên truyền mạnh mẽ và sâu rộng Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng; các chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; bám sát nhiệm vụ công tác tư tưởng, tích cực góp phần củng cố, tăng cường sự thống nhất về tư tưởng, chính trị trong Đảng, sự đồng thuận trong nhân dân...; chú trọng tăng cường tuyên truyền, cổ vũ, động viên những nhân tố mới, điển hình tiên tiến, gương người tốt, việc tốt trên mọi lĩnh vực; tích cực phát hiện, góp phần đấu tranh, ngăn chặn và từng bước đẩy lùi tham nhũng, lãng phí, quan liêu, các biểu hiện tiêu cực và tệ nạn xã hội; chủ động tham gia đấu tranh trên mặt trận tư tưởng, phản bác kịp thời các luận điệu tuyên truyền xuyên tạc, vu cáo, chống phá Đảng, Nhà nước,...
Tại buổi lễ, cùng với 8 giải A, Ban tổ chức cũng đã trao 25 giải B, 40 giải C và 19 giải Khuyến khích cho các tác phẩm xuất sắc nhất. Theo đánh giá chung của Hội đồng Giải Báo chí quốc gia, chất lượng các tác phẩm dự thi được nâng cao và đồng đều, không có sự cách biệt quá lớn về chất lượng giữa các tác phẩm của các cơ quan báo chí trung ương và địa phương, nhất là mảng báo hình, báo in.
Chủ tịch Quốc hội: Cân nhắc thêm vốn xây nông thôn mới cho Cao Bằng
Ngày 21-6, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong phát triển kinh tế - xã hội những năm qua. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong khó khăn của một tỉnh vùng cao, biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, Cao Bằng đã có những chương trình hành động, xác định mục tiêu cụ thể và đề ra giải pháp thực hiện.
Đối với đề nghị của Cao Bằng về vốn bổ sung xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các tiêu chí, chính sách đầu tư đã được ban hành trên cả nước nhưng Cao Bằng với nguồn lực yếu và thiếu thì nhu cầu vốn là cần thiết. Tuy nhiên, với trách nhiệm của Quốc hội khi phân bổ nguồn lực, Chủ tịch Quốc hội khẳng định sẽ cân nhắc xem xét quyết định về vốn cho các địa phương trên cả nước trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn tới, trong đó có Cao Bằng.
Thủ tướng: Báo chí cần liên tục đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2016), chiều 21-6 tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi gặp mặt các nhà báo lão thành, lãnh đạo và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước.
Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, đại diện những người làm báo trong cả nước đã báo cáo với Thủ tướng về sự phát triển mạnh mẽ của nền báo chí thế giới trong thời đại kỷ nguyên số. Đây là những thách thức to lớn đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng trước sự lớn mạnh vượt bậc của báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, các thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà đất nước đạt được trong những năm qua đều có sự đóng góp quan trọng của báo chí cách mạng.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và chúc mừng đội ngũ những người làm báo trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tích to lớn trong thời gian qua, đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp và khó lường, Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí phải có sự đổi mới không ngừng để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo trong việc chi phối, định hướng thông tin.
Báo chí cần liên tục đổi mới, sáng tạo để tìm ra hướng đi mới, nội dung mới, phương pháp làm báo mới, cách đưa tin mới thì mới đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân.
Sự thành công của báo chí, thông tin truyền thông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng và phát triển đất nước ta, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
“Báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng, mỗi nhà báo là một chiến sỹ trên trận tuyến tư tưởng - văn hóa, phải là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh chống lại các thế lực phản động, thù địch; tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chủ động thông tin bác bỏ những nội dung bôi nhọ, bịa đặt, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xã hội,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Kạn cần chú trọng phát triển du lịch
Ngày 22-6, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Bắc Kạn trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Nhấn mạnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi duy nhất trong cả nước có dân số dưới 500 nghìn dân, địa hình bị chia cắt mạnh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc thù như vậy nhưng kể từ khi tái lập vào năm 1997 đến nay, hằng năm, thu ngân sách và thu nhập bình quân đầu người của Bắc Kạn đều tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm.
Ghi nhận kết quả bước đầu của Bắc Kạn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các địa phương có lợi thế về cây trồng, thổ nhưỡng tại Bắc Kạn đang dần được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu hình thành và phát triển một số vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội, Chính phủ sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù đối với những tỉnh miền núi có điều kiện quá khó khăn, nếu không sẽ tạo độ chênh rất lớn ngay trong các tỉnh miền núi với nhau khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật sáng 23-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc chuẩn bị cho một loạt luật có hiệu lực từ 01-7 là khối lượng công việc rất lớn. Nhắc lại chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ xây dựng thể chế là rất quan trọng, với mục tiêu phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thể chế đó cũng phải gỡ bỏ rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách.
Việc xây dựng cơ chế chính sách, ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân, thì cũng cần chú ý đến hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.
Công bố nguyên nhân ban đầu sự cố máy bay Su 30-MK2 gặp nạn
Thông tin với báo chí về máy bay Su 30-MK2 số hiệu 8585 và máy bay CASA-212 số hiệu 8983 gặp nạn, chiều 24-6, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết ngay sau khi các máy bay gặp nạn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ động huy động các lực lượng quân đội và lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải, lực lượng kiểm ngư, tàu thuyền của ngư dân khẩn trương phối hợp tìm kiếm cứu nạn đồng thời trên 2 vùng biển rộng lớn Nghệ An - Thanh Hóa và Hải Phòng.
Đến nay, đối với máy bay Su 30-MK2 và phi công, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã cứu được phi công Nguyễn Hữu Cường và tìm thấy thi thể phi công Đại tá Trần Quang Khải.
Đối với máy bay CASA-212 và phi hành đoàn, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã xác định máy bay rơi tại vị trí cách đường phân định về phía Tây khoảng 2,7 hải lý, Nam Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý.
Về nguyên nhân gặp nạn của máy bay Su 30-MK2, Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết qua thông tin do phi công Nguyễn Hữu Cường cung cấp, nguyên nhân ban đầu do sự cố trong buồng lái nên phi công phải nhảy dù thoát hiểm. Còn đối với máy bay CASA-212 chưa biết nguyên nhân, vì chưa tìm thấy hộp đen.
Học viện An ninh Nhân dân đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất
Sáng 24-6, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Học viện An ninh Nhân dân (25-6-1946 – 25-6-2016) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Quân công hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Học viện An ninh Nhân dân.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc mà Học viện An ninh Nhân dân đã đạt được trong những năm qua.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang giao nhiệm vụ, với vị thế là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của lực lượng Công an Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Gần 20.000 sinh viên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2016
Ngày 25-6, chương trình “Tiếp sức mùa thi 2016” tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khởi động các hoạt động, nhằm hỗ trợ cho các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2016.
Chương trình do Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Báo Thanh Niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Chương trình năm nay thu hút khoảng 20.000 lượt sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ thí sinh từ nay đến 12-8. Với sự điều chỉnh của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm nay, chương trình “Tiếp sức mùa thi 2016” được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn từ ngày 25-6 đến 04-7, chương trình hỗ trợ thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia tại thành phố.
Giai đoạn từ 30-7 đến 12-8 hỗ trợ thí sinh về thành phố nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường.
Khánh thành Nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên
Ngày 25-6, tỉnh Hà Giang và Hội bạn chiến đấu mặt trận Vị Xuyên đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên 1979-1989, tại cao điểm 468 thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, với tổng kinh phí xây dựng trên 9 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Lư, 81 tuổi, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 3, Trung đoàn 2 Quân khu I cho biết Nhà tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên được xây dựng bằng nguồn vốn do các cựu chiến binh cùng nhiều tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm đóng góp.
Công trình được xây dựng với diện tích trên 1.100m2; trong đó có một nhà tưởng niệm 3 gian, có hậu cung để bia tưởng niệm “Quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh,” kè móng đá, kè cốt thép, nhà sắp lễ, nhà hóa vàng, nhà ban quản lý, cổng và các công trình phụ trợ khác.
Chủ tịch Quốc hội: Cân nhắc thêm vốn xây nông thôn mới cho Cao Bằng
Ngày 21-6, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn đã đến thăm và làm việc tại tỉnh Cao Bằng, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những nỗ lực của tỉnh Cao Bằng trong phát triển kinh tế - xã hội những năm qua. Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, trong khó khăn của một tỉnh vùng cao, biên giới phía Đông Bắc của Tổ quốc, Cao Bằng đã có những chương trình hành động, xác định mục tiêu cụ thể và đề ra giải pháp thực hiện.
Đối với đề nghị của Cao Bằng về vốn bổ sung xây dựng nông thôn mới, Chủ tịch Quốc hội nêu rõ, các tiêu chí, chính sách đầu tư đã được ban hành trên cả nước nhưng Cao Bằng với nguồn lực yếu và thiếu thì nhu cầu vốn là cần thiết. Tuy nhiên, với trách nhiệm của Quốc hội khi phân bổ nguồn lực, Chủ tịch Quốc hội khẳng định sẽ cân nhắc xem xét quyết định về vốn cho các địa phương trên cả nước trong xây dựng nông thôn mới giai đoạn tới, trong đó có Cao Bằng.
Thủ tướng: Báo chí cần liên tục đổi mới, đáp ứng đòi hỏi của nhân dân
Nhân kỷ niệm 91 năm Ngày Báo chí Cách mạng Việt Nam (21-6-1925 - 21-6-2016), chiều 21-6 tại Trụ sở Bộ Thông tin và Truyền thông, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc đã chủ trì buổi gặp mặt các nhà báo lão thành, lãnh đạo và phóng viên các cơ quan thông tấn, báo chí trong cả nước.
Cùng dự có các Ủy viên Trung ương Đảng: Mai Tiến Dũng, Bộ trưởng, Chủ nhiệm Văn phòng Chính phủ; Trương Minh Tuấn, Bộ trưởng Bộ Thông tin và Truyền thông; Thuận Hữu, Chủ tịch Hội Nhà báo Việt Nam; Nguyễn Đức Lợi, Tổng Giám đốc Thông tấn xã Việt Nam; Nguyễn Thế Kỷ, Tổng Giám đốc Đài Tiếng nói Việt Nam; Trần Bình Minh, Tổng Giám đốc Đài Truyền hình Việt Nam.
Chia sẻ tại buổi gặp gỡ, đại diện những người làm báo trong cả nước đã báo cáo với Thủ tướng về sự phát triển mạnh mẽ của nền báo chí thế giới trong thời đại kỷ nguyên số. Đây là những thách thức to lớn đối với nền báo chí cách mạng Việt Nam.
Bày tỏ vui mừng trước sự lớn mạnh vượt bậc của báo chí cách mạng Việt Nam, Thủ tướng nhấn mạnh, các thành tựu quan trọng trên các lĩnh vực kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh, đối ngoại… mà đất nước đạt được trong những năm qua đều có sự đóng góp quan trọng của báo chí cách mạng.
Thay mặt Chính phủ, Thủ tướng biểu dương và chúc mừng đội ngũ những người làm báo trong cả nước đã nỗ lực phấn đấu, đạt được những thành tích to lớn trong thời gian qua, đề cập đến bối cảnh quốc tế và khu vực diễn biến phức tạp và khó lường, Thủ tướng đề nghị các cơ quan báo chí phải có sự đổi mới không ngừng để phát huy hơn nữa vai trò chủ đạo trong việc chi phối, định hướng thông tin.
Báo chí cần liên tục đổi mới, sáng tạo để tìm ra hướng đi mới, nội dung mới, phương pháp làm báo mới, cách đưa tin mới thì mới đáp ứng được yêu cầu và đòi hỏi của nhân dân.
Sự thành công của báo chí, thông tin truyền thông có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ Đảng, bảo vệ chế độ, xây dựng và phát triển đất nước ta, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nói.
“Báo chí của chúng ta là báo chí cách mạng, mỗi nhà báo là một chiến sỹ trên trận tuyến tư tưởng - văn hóa, phải là lực lượng nòng cốt trong công tác đấu tranh chống lại các thế lực phản động, thù địch; tích cực đấu tranh bảo vệ chủ quyền, lãnh thổ thiêng liêng của Tổ quốc; chủ động thông tin bác bỏ những nội dung bôi nhọ, bịa đặt, vu khống, gây chia rẽ nội bộ, làm mất đoàn kết trong Đảng và trong xã hội,” Thủ tướng nhấn mạnh.
Chủ tịch Quốc hội: Bắc Kạn cần chú trọng phát triển du lịch
Ngày 22-6, Đoàn công tác của Quốc hội do Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân làm Trưởng đoàn đã đến thăm, làm việc tại tỉnh Bắc Kạn, kiểm tra tình hình thực hiện Nghị quyết của Quốc hội về Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội năm 2016; tình hình thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2010 - 2015 gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp.
Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Thị Kim Ngân đánh giá cao những nỗ lực, cố gắng của Bắc Kạn trong phát triển kinh tế - xã hội thời gian qua. Nhấn mạnh Bắc Kạn là tỉnh miền núi duy nhất trong cả nước có dân số dưới 500 nghìn dân, địa hình bị chia cắt mạnh, có đông đồng bào dân tộc thiểu số. Với đặc thù như vậy nhưng kể từ khi tái lập vào năm 1997 đến nay, hằng năm, thu ngân sách và thu nhập bình quân đầu người của Bắc Kạn đều tăng, số hộ nghèo ngày càng giảm.
Ghi nhận kết quả bước đầu của Bắc Kạn trong thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới gắn với tái cơ cấu ngành nông nghiệp, Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, các địa phương có lợi thế về cây trồng, thổ nhưỡng tại Bắc Kạn đang dần được chuyển dịch theo hướng sản xuất hàng hóa tập trung, bước đầu hình thành và phát triển một số vùng nguyên liệu tập trung đáp ứng nhu cầu thị trường.
Chủ tịch Quốc hội nhấn mạnh, Quốc hội, Chính phủ sẽ nghiên cứu, đề xuất chính sách đặc thù đối với những tỉnh miền núi có điều kiện quá khó khăn, nếu không sẽ tạo độ chênh rất lớn ngay trong các tỉnh miền núi với nhau khi thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới.
Kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách
Phát biểu tại phiên họp Chính phủ chuyên đề xây dựng pháp luật sáng 23-6, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách.
Phát biểu tại buổi làm việc, Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc nhấn mạnh, việc chuẩn bị cho một loạt luật có hiệu lực từ 01-7 là khối lượng công việc rất lớn. Nhắc lại chủ trương xây dựng Chính phủ kiến tạo, Thủ tướng cho rằng, nhiệm vụ xây dựng thể chế là rất quan trọng, với mục tiêu phải tạo điều kiện thuận lợi cho người dân, doanh nghiệp, giải phóng sức sản xuất, thúc đẩy tăng trưởng và phát triển kinh tế.
Thể chế đó cũng phải gỡ bỏ rào cản đối với hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, kiên quyết không để tình trạng lợi ích nhóm chi phối chính sách.
Việc xây dựng cơ chế chính sách, ngoài việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp và người dân, thì cũng cần chú ý đến hạn chế mặt trái của cơ chế thị trường.
Công bố nguyên nhân ban đầu sự cố máy bay Su 30-MK2 gặp nạn
Thông tin với báo chí về máy bay Su 30-MK2 số hiệu 8585 và máy bay CASA-212 số hiệu 8983 gặp nạn, chiều 24-6, Thượng tướng Võ Văn Tuấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng Quân đội Nhân dân Việt Nam cho biết ngay sau khi các máy bay gặp nạn, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng đã chủ động huy động các lực lượng quân đội và lực lượng tìm kiếm cứu nạn của Bộ Giao thông vận tải, lực lượng kiểm ngư, tàu thuyền của ngư dân khẩn trương phối hợp tìm kiếm cứu nạn đồng thời trên 2 vùng biển rộng lớn Nghệ An - Thanh Hóa và Hải Phòng.
Đến nay, đối với máy bay Su 30-MK2 và phi công, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã cứu được phi công Nguyễn Hữu Cường và tìm thấy thi thể phi công Đại tá Trần Quang Khải.
Đối với máy bay CASA-212 và phi hành đoàn, các lực lượng tìm kiếm, cứu nạn đã xác định máy bay rơi tại vị trí cách đường phân định về phía Tây khoảng 2,7 hải lý, Nam Đông Nam đảo Bạch Long Vĩ khoảng 15 hải lý.
Về nguyên nhân gặp nạn của máy bay Su 30-MK2, Thượng tướng Võ Văn Tuấn cho biết qua thông tin do phi công Nguyễn Hữu Cường cung cấp, nguyên nhân ban đầu do sự cố trong buồng lái nên phi công phải nhảy dù thoát hiểm. Còn đối với máy bay CASA-212 chưa biết nguyên nhân, vì chưa tìm thấy hộp đen.
Học viện An ninh Nhân dân đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất
Sáng 24-6, tại Hà Nội, Bộ Công an đã tổ chức trọng thể Lễ kỷ niệm 70 năm Ngày truyền thống Học viện An ninh Nhân dân (25-6-1946 – 25-6-2016) và đón nhận Huân chương Quân công hạng Nhất. Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã tới dự và phát biểu.
Thay mặt Lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch nước Trần Đại Quang đã trân trọng gắn Huân chương Quân công hạng Nhất lên lá cờ truyền thống của Học viện An ninh Nhân dân.
Phát biểu tại lễ kỷ niệm, Chủ tịch nước Trần Đại Quang nhiệt liệt hoan nghênh, chúc mừng và biểu dương những thành tích xuất sắc mà Học viện An ninh Nhân dân đã đạt được trong những năm qua.
Tại buổi lễ, Chủ tịch nước Trần Đại Quang giao nhiệm vụ, với vị thế là một trung tâm đào tạo và nghiên cứu khoa học hàng đầu, giữ vai trò chủ lực trong đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của lực lượng Công an Nhân dân, Học viện An ninh Nhân dân cần tiếp tục quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước về giáo dục, đào tạo, trọng tâm là Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng và Nghị quyết Hội nghị Trung ương 8 (Khóa XI) về “Đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế".
Gần 20.000 sinh viên tham gia chương trình Tiếp sức mùa thi 2016
Ngày 25-6, chương trình “Tiếp sức mùa thi 2016” tại Thành phố Hồ Chí Minh đã chính thức khởi động các hoạt động, nhằm hỗ trợ cho các thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm 2016.
Chương trình do Hội Sinh viên Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh, Bộ Giáo dục và Đào tạo, Trung tâm Hỗ trợ học sinh, sinh viên (Thành đoàn Thành phố Hồ Chí Minh) phối hợp với Báo Thanh Niên và Tập đoàn Thiên Long tổ chức.
Chương trình năm nay thu hút khoảng 20.000 lượt sinh viên tình nguyện tham gia hỗ trợ thí sinh từ nay đến 12-8. Với sự điều chỉnh của kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia năm nay, chương trình “Tiếp sức mùa thi 2016” được chia thành 2 giai đoạn.
Giai đoạn từ ngày 25-6 đến 04-7, chương trình hỗ trợ thí sinh tham dự kỳ thi Trung học phổ thông Quốc gia tại thành phố.
Giai đoạn từ 30-7 đến 12-8 hỗ trợ thí sinh về thành phố nộp hồ sơ xét tuyển vào các trường.
Khánh thành Nhà tưởng niệm các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên
Ngày 25-6, tỉnh Hà Giang và Hội bạn chiến đấu mặt trận Vị Xuyên đã tổ chức lễ khánh thành Nhà tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên 1979-1989, tại cao điểm 468 thôn Nặm Ngặt, xã Thanh Thủy, huyện Vị Xuyên, tỉnh Hà Giang, với tổng kinh phí xây dựng trên 9 tỷ đồng.
Đại tá Nguyễn Lư, 81 tuổi, nguyên Sư trưởng Sư đoàn 3, Trung đoàn 2 Quân khu I cho biết Nhà tưởng niệm tri ân các Anh hùng liệt sỹ mặt trận Vị Xuyên được xây dựng bằng nguồn vốn do các cựu chiến binh cùng nhiều tập thể, cá nhân, các nhà hảo tâm đóng góp.
Công trình được xây dựng với diện tích trên 1.100m2; trong đó có một nhà tưởng niệm 3 gian, có hậu cung để bia tưởng niệm “Quyết tử vì Tổ quốc quyết sinh,” kè móng đá, kè cốt thép, nhà sắp lễ, nhà hóa vàng, nhà ban quản lý, cổng và các công trình phụ trợ khác.
Vĩnh Phúc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  (28/06/2016)
Vĩnh Phúc bầu chức danh Chủ tịch Hội đồng nhân dân và Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh  (28/06/2016)
Ủy ban Quốc gia APEC 2017 họp Phiên toàn thể lần thứ năm  (28/06/2016)
Thủ tướng yêu cầu lực lượng công an thực hiện tốt nhiệm vụ trọng tâm  (28/06/2016)
- Xây dựng, hoàn thiện tổ chức bộ máy hệ thống chính trị Việt Nam “Tinh - Gọn - Mạnh - Hiệu năng - Hiệu lực - Hiệu quả” theo chỉ dẫn của Chủ tịch Hồ Chí Minh
- Sự phát triển nhận thức của Đảng ta về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực qua gần 40 năm đổi mới
- Một số vấn đề về chuyển đổi nội dung số trong các tạp chí của Việt Nam hiện nay
- Tỉnh Nam Định xây dựng môi trường văn hóa lành mạnh góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội
- Mối quan hệ giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Cộng sản Pháp: Nền tảng góp phần phát triển quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện Việt Nam - Pháp
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay