Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng trong Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh
00:19, ngày 11-06-2016
TCCSĐT - Ngày 10-6-2016, Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh đã tổ chức Hội thảo “Nâng cao chất lượng công tác thi đua, khen thưởng" nhân kỷ niệm 68 năm Ngày Chủ tịch Hồ Chí Minh ra Lời kêu gọi Thi đua ái quốc (11-6-1948 - 11-6-2016).
GS, TS. Nguyễn Xuân Thắng, Giám đốc Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Chủ tịch Hội đồng thi đua - Khen thưởng Học viện; PGS, TS. Trương Thị Thông - Phó Giám đốc, Phó Chủ tịch Hội đồng Thi đua - Khen thưởng Học viện chủ trì hội thảo.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Trương Thị Thông nêu rõ: Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 68 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân, động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh được tăng cường; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng… tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Trong những năm qua, phong trào thi đua nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, phục vụ và học tập trong Học viện được chú trọng. Có nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy vượt định mức giờ giảng, công trình nghiên cứu khoa học. Những đồng chí có thành tích xuất sắc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và các danh hiệu thi đua khác thực sự là động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ ở từng đơn vị. Kết quả công tác thi đua, khen thưởng đã thể hiện sinh động ở nhiều đơn vị: Nhiều phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện ở các đơn vị tại Trung tâm Học viện, các Học viện trực thuộc như: Phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học”; “Xây dựng nền nếp công tác, sinh hoạt trong cơ quan, đơn vị”; Phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Nhiều các nhân và tập thể đã được Đảng, Nhà nước và Giám đốc Học viện trao tặng những phần thưởng cao quý.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề như: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vào thực tiễn tổ chức phong trào thi đua tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nâng cao phương thức lãnh đạo của cấp ủy về công tác thi đua, khen thưởng; Vai trò chỉ đạo, phối hợp của công đoàn với các phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Học viện Báo chí Tuyên truyền; Nhiệm vụ và vai trò của cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng các cấp; Công tác kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng...
Công tác thi đua - khen thưởng là hoạt động quan trọng của tổ chức công đoàn, nhằm động viên khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân trong lao động, sản xuất và công tác. Sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị thực hiện các phong trào thi đua những năm gần đây ngoài việc góp phần quan trọng vào việc hoàn thành và nâng cao chất lượng công tác ở nhiều mặt và phát triển quy mô nhiệm vụ của Học viện. Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng công tác thi đua của Học viện cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm:
- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến hơn nữa về nhận thức, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong Học viện;
- Tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, tổ chức tốt các phong trào thi đua và công tác khen thưởng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học;
- Cập nhật kịp thời chính sách, pháp luật mới và vận dụng kịp thời có hiệu quả và thống nhất đối với hoạt động thi đua ở Học viện;
- Tăng cường công tác kiểm tra thi đua, phát hiện và nhân rộng, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến;
- Quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng để họ yên tâm công tác lâu dài, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới.../.
Phát biểu đề dẫn Hội thảo, PGS, TS. Trương Thị Thông nêu rõ: Thực hiện Lời kêu gọi của Chủ tịch Hồ Chí Minh, 68 năm qua, dưới sự lãnh đạo của Đảng, các phong trào thi đua đã phát triển ngày càng mạnh mẽ, sâu rộng qua các thời kỳ, trong các tầng lớp nhân dân, động viên sức mạnh to lớn của khối đại đoàn kết toàn dân, hoàn thành sự nghiệp giải phóng dân tộc, thống nhất đất nước, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong thời kỳ đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, các phong trào thi đua yêu nước đã góp phần thực hiện thắng lợi nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội; quốc phòng, an ninh được tăng cường; bảo vệ độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ; quan hệ đối ngoại, hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng; công tác xây dựng Đảng, xây dựng hệ thống chính trị được đẩy mạnh và đạt nhiều kết quả quan trọng… tạo tiền đề để nước ta tiếp tục phát triển nhanh, bền vững hơn trong giai đoạn mới.
Trong những năm qua, phong trào thi đua nâng cao chất lượng nghiên cứu, giảng dạy, phục vụ và học tập trong Học viện được chú trọng. Có nhiều cán bộ nghiên cứu, giảng dạy vượt định mức giờ giảng, công trình nghiên cứu khoa học. Những đồng chí có thành tích xuất sắc đạt danh hiệu Chiến sĩ thi đua các cấp và các danh hiệu thi đua khác thực sự là động lực thúc đẩy việc hoàn thành nhiệm vụ ở từng đơn vị. Kết quả công tác thi đua, khen thưởng đã thể hiện sinh động ở nhiều đơn vị: Nhiều phong trào thi đua được phát động và triển khai thực hiện ở các đơn vị tại Trung tâm Học viện, các Học viện trực thuộc như: Phong trào thi đua “Nâng cao chất lượng đào tạo, nghiên cứu khoa học”; “Xây dựng nền nếp công tác, sinh hoạt trong cơ quan, đơn vị”; Phong trào “Giỏi việc trường, đảm việc nhà”. Nhiều các nhân và tập thể đã được Đảng, Nhà nước và Giám đốc Học viện trao tặng những phần thưởng cao quý.
Tại Hội thảo, các đại biểu đã tập trung thảo luận một số vấn đề như: Vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước vào thực tiễn tổ chức phong trào thi đua tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh; Nâng cao phương thức lãnh đạo của cấp ủy về công tác thi đua, khen thưởng; Vai trò chỉ đạo, phối hợp của công đoàn với các phong trào thi đua hoàn thành nhiệm vụ chính trị của Học viện Báo chí Tuyên truyền; Nhiệm vụ và vai trò của cơ quan thường trực Hội đồng Thi đua - khen thưởng các cấp; Công tác kiện toàn, củng cố tổ chức bộ máy, nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ của đội ngũ làm công tác thi đua, khen thưởng...
Công tác thi đua - khen thưởng là hoạt động quan trọng của tổ chức công đoàn, nhằm động viên khơi dậy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của mỗi tập thể, cá nhân trong lao động, sản xuất và công tác. Sự hưởng ứng tích cực của các đơn vị thực hiện các phong trào thi đua những năm gần đây ngoài việc góp phần quan trọng vào việc hoàn thành và nâng cao chất lượng công tác ở nhiều mặt và phát triển quy mô nhiệm vụ của Học viện. Để tiếp tục phát huy những thành quả đã đạt được, trong thời gian tới, các đại biểu cho rằng công tác thi đua của Học viện cần tập trung vào những vấn đề trọng tâm:
- Tiếp tục đổi mới, tạo sự chuyển biến hơn nữa về nhận thức, qua đó nâng cao chất lượng các phong trào thi đua yêu nước và công tác khen thưởng trong Học viện;
- Tiếp tục nghiên cứu và quán triệt sâu sắc tư tưởng Hồ Chí Minh về thi đua yêu nước, tổ chức tốt các phong trào thi đua và công tác khen thưởng gắn với thực hiện Chỉ thị số 05-CT/TW về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh nhằm thúc đẩy hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ đào tạo, nghiên cứu khoa học;
- Cập nhật kịp thời chính sách, pháp luật mới và vận dụng kịp thời có hiệu quả và thống nhất đối với hoạt động thi đua ở Học viện;
- Tăng cường công tác kiểm tra thi đua, phát hiện và nhân rộng, tuyên truyền các gương điển hình tiên tiến;
- Quan tâm đến đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức làm công tác thi đua, khen thưởng để họ yên tâm công tác lâu dài, tăng cường bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ, nâng cao năng lực, phẩm chất của đội ngũ cán bộ, đáp ứng yêu cầu thực hiện nhiệm vụ công tác thi đua khen thưởng trong giai đoạn mới.../.
Đảng ủy Binh chủng Tăng thiết giáp học tập, quán triệt, triển khai Nghị quyết Đại hội lần thứ XII của Đảng  (11/06/2016)
Quan chức cao cấp ASEAN - Trung Quốc thảo luận về DOC và COC  (11/06/2016)
Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin “di sản” Phó Chủ tịch Hậu Giang  (10/06/2016)
Tổng Bí thư yêu cầu kiểm tra thông tin “di sản” Phó Chủ tịch Hậu Giang  (10/06/2016)
Việt Nam đặc biệt coi trọng quan hệ với Đảng, Nhà nước Lào  (10/06/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên