Hơn 30 tỉnh, thành phố tham gia dự án tăng cường dữ liệu đất đai
Thông tin từ Bộ Tài nguyên và Môi trường cho biết, Bộ trưởng Trần Hồng Hà vừa phê duyệt báo cáo nghiên cứu khả thi của Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” sẽ được triển khai thực hiện từ năm 2017 đến năm 2020.
Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được triển khai tại Bộ Tài nguyên - Môi trường và trên địa bàn 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai; trong đó khu vực miền Bắc có 14 tỉnh, khu vực miền Trung và Tây Nguyên 10 tỉnh, khu vực miền Nam 9 tỉnh.
Theo đại diện Bộ Tài nguyên và Môi trường, Dự án “Tăng cường quản lý đất đai và cơ sở dữ liệu đất đai” được xây dựng sẽ góp phần phát triển, vận hành một hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu, đáp ứng tốt hơn nhu cầu của Chính phủ, doanh nghiệp và người dân.
Bên cạnh đó, dự án cũng sẽ góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả và tính minh bạch của công tác quản lý đất đai tại các địa bàn thực hiện dự án thông qua việc hoàn thiện cơ sở dữ liệu đất đai.
Theo kế hoạch, chủ dự án là Tổng cục Quản lý đất đai (Bộ Tài nguyên - Môi trường) và Sở Tài nguyên - Môi trường 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai tại các khu vực trên cả nước.
Ngoài ra, các hoạt động đào tạo, chuyển giao công nghệ, xây dựng mô hình hệ thống thông tin đất đai quốc gia đa mục tiêu cũng sẽ được áp dụng trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố./.
Danh sách 33 tỉnh, thành phố tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai bao gồm 14 tỉnh thuộc khu vực miền Bắc: Thái Nguyên, Thái Bình, Nam Định, Ninh Bình, Cao Bằng, Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nam, Lào Cai, Sơn La, Lạng Sơn, Tuyên Quang, Yên Bái, Hải Phòng. Khu vực miền Trung, Tây Nguyên gồm 10 tỉnh: Hà Tĩnh, Thừa Thiên Huế, Nghệ An, Phú Yên, Lâm Đồng, Quảng Bình, Quảng Trị, Quảng Ngãi, Khánh Hòa, Đắk Lắk. Khu vực miền Nam gồm 9 tỉnh: Vĩnh Long, An Giang, Kiên Giang, Cần Thơ, Long An, Tây Ninh, Trà Vinh, Tiền Giang và Bến Tre. |
WB tăng cường tư vấn chính sách giúp Việt Nam ổn định kinh tế  (07/06/2016)
Phiên họp của Tiểu ban Nhân sự và giải quyết khiếu nại, tố cáo  (07/06/2016)
Quảng Ninh ký cam kết với Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam về hỗ trợ và phát triển doanh nghiệp đến năm 2020  (07/06/2016)
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên