G7: Anh rời châu Âu sẽ là "cú sốc" với kinh tế toàn cầu
Trong bối cảnh "bất ổn toàn cầu gia tăng, với các xung đột địa chính trị, nạn khủng bố và các làn sóng di dân quy mô lớn," cú sốc của viễn cảnh Anh rời khỏi EU làm tình hình kinh tế thế giới thêm phức tạp" là nhận định chủ yếu của bản thông cáo.
Bộ trưởng Tài Chính Anh Georges Osborne cũng cảnh báo, trong trường hợp "Brexit," London sẽ hết sức khó khăn trong việc thương lượng lại một hiệp định thương mại mới với châu Âu, cũng như với hàng chục quốc gia ngoài châu Âu có ràng buộc với Bruxelles thông qua một thỏa thuận.
Trong một cuộc phỏng vấn với AFP, Bộ trưởng Tài chính Pháp Michel Sapin khẳng định các quốc gia G7 hoàn toàn thống nhất trong việc muốn Anh ở lại EU.
Ông Sapin cho biết thêm G7 đã không hề thảo luận về phương án B để đối phó với các hậu quả của viễn cảnh nước Anh rời EU, mà chỉ bàn về cách giúp London ở lại.
Cho dù nhất loạt khẳng định sự ủng hộ với chính phủ Anh, 6 quốc gia còn lại của khối G7 cũng không làm gì nhiều để Anh ở lại.
Theo Bộ trưởng Tài chính Canada Bill Morneau, các thành viên G7 "rõ ràng là rất lo ngại về nguy cơ Brexit... nhưng không có biện pháp đặc biệt nào được bàn thảo."
Ngày 23-6 tới, cử tri Anh sẽ bỏ phiếu trong cuộc trưng cầu dân ý về việc Anh rời khỏi hay ở lại EU.
Theo thăm dò dư luận của Viện IPSOS-MORI, được công bố hôm 20-5 vừa qua, phe ủng hộ Anh ở lại chiếm 55% so với 37% phản đối.
Tỷ lệ ủng hộ như vậy đã tăng vọt trong thời gian gần đây, cho thấy chiến dịch vận động của Thủ tướng Anh David Cameron dường như đã mang lại kết quả./.
Chủ tịch Quốc hội giám sát, kiểm tra công tác bầu cử ở Hà Nội  (22/05/2016)
Tỷ lệ cử tri cả nước đã đi bầu cử đạt khoảng trên 70%  (22/05/2016)
Chương trình nghệ thuật “Ngày hội non sông" chào mừng ngày bầu cử  (22/05/2016)
Tổ chức cho 30.000 cử tri đang bị tạm giam, tạm giữ tham gia bầu cử  (22/05/2016)
Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân kiểm tra các điểm bỏ phiếu tại TP. Hồ Chí Minh  (22/05/2016)
Cảm xúc của những bạn trẻ lần đầu tiên thực hiện quyền bầu cử  (22/05/2016)
- Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm an ninh kinh tế, góp phần bảo đảm an ninh quốc gia trong bối cảnh hội nhập quốc tế
- Hoàn thiện pháp luật về tổ chức, hoạt động của chính quyền đô thị, đáp ứng yêu cầu quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả ở Việt Nam
- Vai trò của các quốc gia tầm trung trong hệ thống quốc tế và gợi mở cho Việt Nam trong mục tiêu khẳng định vị thế quốc gia trong bối cảnh mới
- Đắk Nông: “Điểm sáng” trong phát triển du lịch thời kỳ hội nhập quốc tế
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên