Nhiều tâm tư, nguyện vọng của cử tri Thành phố mang tên Bác gửi gắm ứng viên đại biểu Quốc hội
TCCSĐT - Trong những ngày qua, trước thềm bầu cử đại biểu Quốc hội lần thứ XIV, tại Thành phố Hồ Chí Minh đã diễn ra nhiều hoạt động tổ chức tiếp xúc cử tri, vận động bầu cử của các đồng chí lãnh đạo Đảng, Nhà nước là ứng viên đại biểu Quốc hội. Qua đó, cử tri đã gửi gắm nhiều tâm tư với mong muốn đất nước ngày càng vững mạnh, người dân ngày càng ấm no.
Cần mạnh tay để loại trừ thực phẩm không an toàn ra khỏi bữa ăn
Tại các buổi tiếp xúc, nhiều cử tri của Thành phố Hồ Chí Minh cho rằng, thông qua các kênh thông tin như báo, đài, truyền hình và kể cả thực tế cho thấy: Thời gian qua có rất nhiều vấn đề bức xúc trong xã hội, nhưng cử tri rất khó nói hết tiếng nói của mình nên mới phải trông chờ vào đại biểu Quốc hội. Thế nhưng, có một số đại biểu Quốc hội không nói hết tiếng nói của cử tri mà chỉ nói tiếng nói của riêng mình, nên mong các ứng cử viên nếu trúng cử đại biểu Quốc hội khóa XIV cần tránh tình trạng này. Nhiều ý kiến của cử tri mong muốn việc cần làm ngay đó là đại biểu Quốc hội cần lên tiếng mạnh mẽ “nói không” với thực phẩm không an toàn đối với sức khỏe con người.
Về vấn đề này, cử tri Trần Văn Phước, trú tại xã Hoài Phú, huyện Củ Chi mong muốn đối với ứng cử viên sau khi đắc cử, cần quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm như báo, đài đã đưa tin về tình trạng thực phẩm không an toàn, dùng hóa chất trong sản xuất và bảo quản thực phẩm.
Cùng quan điểm với ý kiến này, cử tri Trần Bá Nguyên trú tại quận 3 cho rằng, mặc dù các cơ quan chức năng có nhiều giải pháp trong việc kiểm soát, ngăn chặn nhưng tình trạng thực phẩm không an toàn không được cải thiện nhiều. Hiện nay, thực phẩm không an toàn không chỉ xuất hiện ở các chợ, ở những gánh hàng rong, mà còn có trong các siêu thị uy tín, nơi mà rất đông người tiêu dùng tin tưởng là bảo đảm chất lượng. Chính vì vậy, khiến người tiêu dùng rơi vào “ma trận” hàng hóa và không thể phân biệt được đâu là thực an toàn, đâu là thực phẩm không an toàn. Cử tri Trần Bá Nguyên bày tỏ, chúng tôi luôn phải lo lắng với câu hỏi hằng ngày ăn uống thế nào đây, có an toàn cho sức khỏe hay không?
Nhiều cử tri tỏ rõ sự đồng tình khi thông tin cho biết từ ngày 01-7-2016, Bộ luật Hình sự 2015 sẽ áp dụng hình thức xử phạt đối với người chăn nuôi dùng chất cấm, người biết rõ thực phẩm bẩn mà vẫn cố tình chế biến, cung cấp ra thị trường sẽ bị phạt từ 50 - 200 triệu đồng hoặc phạt tù từ 1 - 5 năm, thậm chí tới 20 năm. Tuy nhiên, để triệt để hơn nữa đối với vấn đề này, cử tri Thành phố Hồ Chí Minh mong muốn nhiệm kỳ tới đây Quốc hội cần đề ra giải pháp phải đẩy mạnh công tác quản lý thực phẩm; tình trạng phân bón giả, thuốc trừ sâu giả cũng cần phải có biện pháp mạnh tay hơn.
Phòng, chống tham nhũng phải quyết liệt và hiệu quả
Nhiều cử tri cho rằng, nhìn vào thực tế cho thấy, tham nhũng ở nước ta vẫn đang hiện hữu trong nhiều ngành, nhiều cấp và nhiều lĩnh vực. Tham nhũng đã được xem như là “quốc nạn”, làm cản trở quá trình phát triển kinh tế, đảo lộn các giá trị đạo đức và quan hệ xã hội. Nạn tham nhũng kéo dài trong bộ máy của hệ thống chính trị và trong nhiều tổ chức kinh tế là một nguy cơ lớn đe dọa sự sống còn của chế độ ta.
Tuy nhiên, các cử tri cho rằng, khâu phát hiện tham nhũng, lãng phí còn yếu, trong khi việc khuyến khích người dân mạnh dạn tố giác những cá nhân có biểu hiện tham nhũng cũng chưa cao cho dù pháp luật đã có cơ chế bảo vệ, khen thưởng người tố giác tham nhũng nên rất mong cử tri chung tay phòng, chống vấn nạn này. Để góp phần phòng, chống, ngăn chặn tình trạng này các cử tri cho rằng, đại biểu Quốc hội cần gần dân, sâu sát dân để dân phản ánh những vấn đề thiết thực, bức xúc, tâm tư, nguyện vọng chính đáng của họ. Qua đó, đại biểu Quốc hội mới đưa tiếng nói của cử tri đến các cơ quan chuyên trách giải quyết một cách thấu đáo, cũng như bảo vệ quyền lợi hợp pháp của công dân một cách tốt nhất, góp phần xây dựng đất nước ngày một giàu mạnh.
Đề cập vấn đề này, cử tri Lê Văn Hiếu (quận 3) thẳng thắn bày tỏ: Quốc hội các khóa trước làm rất tốt vai trò lập pháp nhưng dường như “bỏ quên” vai trò giám sát. Vì thế, mong Quốc hội khóa XIV cần nâng cao vai trò giám sát chứ không để tình trạng như đã từng xảy ra. Cử tri này cho rằng, nếu ứng viên nào cũng cam kết không tham nhũng thì ít nhất có mấy trăm đại biểu Quốc hội là những tấm gương không tham nhũng chắc chắn người dân chúng sẽ rất tin tưởng.
Cử tri Trần Quân Ngọc (quận 1) đặt vấn đề: Cán bộ, đảng viên các cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương đang ra sức học tập và làm theo tấm gương đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Vậy, tại sao tình trạng tham nhũng, lãng phí vẫn còn xảy ra, đáng nói là những người tham nhũng lại có chức, có quyền? Mong rằng, các ứng viên khi trở thành đại biểu Quốc hội hãy xứng đáng với lòng tin của dân.
Lãnh thổ của Tổ quốc là thiêng liêng bất khả xâm phạm
Trước những thách thức đang đe dọa chủ quyền, cụ thể là Biển Đông. Vậy để giữ gìn được độc lập, chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc thông qua giải pháp nào là điều mà nhiều cử tri đặc biệt quan tâm.
Tâm tư với vấn đề này, cử tri Phạm Đình Long, cán bộ nghỉ hưu trú tại quận 3 chia sẻ: Chúng tôi xem báo, nghe đài thấy chủ quyền đất nước bị xâm phạm đều tỏ ra bức xúc, rồi lại rất xót xa cho bà con ngư dân bám biển. Là công dân Việt Nam, chúng tôi luôn luôn dõi theo và hướng về Trường Sa, Hoàng Sa và muốn biết rõ thông tin trong việc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của đất nước. Cử tri Đỗ Văn Thịnh cũng trú tại quận 3 tỏ ra lo lắng: Thời gian qua, ngư dân miền Trung đánh cá xa bờ trong vùng biển chủ quyền, nhưng bị tàu nước ngoài cản trở, gây khó khăn, thậm chí đâm chìm. Vùng biển bao năm của ngư dân để làm ăn, sinh sống từ thế hệ này qua thế hệ khác đang bị đe dọa, lòng dân hoang mang, lo lắng.
Trước tình hình đó, nhiều cử tri mong tiếng nói và hành động của đại biểu Quốc hội phải cụ thể thiết thực để bảo vệ chủ quyền biên giới, biển đảo và đề xuất Đảng và Nhà nước ta cần thiết ra Nghị quyết để bảo vệ vùng trời, vùng biển của Tổ quốc. Bởi, chủ quyền quốc gia là bất khả xâm phạm, chúng ta phải kiên quyết bảo vệ chủ quyền bằng việc sử dụng sức mạnh tổng hợp với các biện pháp chính trị, ngoại giao, pháp luật trên cơ sở tôn trọng pháp luật quốc tế. Nhưng trước hết, để bảo đảm cho ngư dân yên tâm bám biển thì các lực lượng thực thi pháp luật bảo vệ ngư dân phải đẩy mạnh hơn nữa, đồng thời không ngừng xây dựng lực lượng vũ trang, tăng cường tiềm lực quốc phòng an ninh để bảo vệ nhân dân và Tổ quốc./.
Việt Nam và Canada tăng cường hợp tác cải cách tư pháp  (18/05/2016)
Trang trọng Lễ kỷ niệm 126 năm ngày sinh Bác Hồ tại Nam Phi  (18/05/2016)
Hội thảo khoa học về "Hồ Chí Minh với Mặt trận Việt Minh"  (18/05/2016)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946  (18/05/2016)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với cuộc Tổng tuyển cử đầu tiên bầu Quốc hội của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa năm 1946  (18/05/2016)
Giới khoa học cần đóng góp nhiều hơn vào sự nghiệp phát triển đất nước  (18/05/2016)
- Suy ngẫm những điều đặc biệt về cuộc đời, sự nghiệp của cố Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
- Phát triển du lịch cộng đồng, góp phần giữ vững thương hiệu “Nha Trang - điểm đến an toàn, văn minh, thân thiện”
- Chính sách, pháp luật của Việt Nam về bảo vệ chủ quyền biển, đảo và đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch về vấn đề biển, đảo
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về phát triển nông nghiệp và sự vận dụng của Đảng đối với vấn đề bảo đảm an ninh lương thực ở Việt Nam hiện nay
- Công an nhân dân tu dưỡng, rèn luyện, quyết tâm thực hiện lời căn dặn “Danh dự là điều thiêng liêng, cao quý nhất” của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên