Việt Nam là điểm đến hấp dẫn của doanh nghiệp xuất khẩu Nhật
21:19, ngày 13-05-2016
Với Hiệp định Đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP) được ký kết, ngày càng có thêm các nhà sản xuất của Nhật Bản nhận thấy Đông Nam Á là địa bàn thuận lợi để đặt cơ sở sản xuất hàng để xuất khẩu ra thế giới.
Theo một cuộc thăm dò được báo Nhật Asian Nikkei Review công bố ngày 12-5, Việt Nam ngày càng được ưa chuộng.
Cuộc thăm dò được Viện Nghiên cứu Mizuho thực hiện vào tháng Hai đối với 1.100 công ty Nhật Bản có số vốn trên 10 triệu yen cho thấy, khoảng gần 44% nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là khu vực họ dành ưu tiên.
So với một cuộc thăm dò tiến hành vào năm 2015, tỷ lệ chọn ASEAN tăng hơn 2% và ASEAN vẫn đứng đầu bảng bốn năm liên tục.
Đặc biệt, mối quan tâm đến Việt Nam được thể hiện rất rõ. Trả lời câu hỏi nước nào trong ASEAN được chú ý nhất, hơn 53% các công ty nêu tên Việt Nam, tăng gần 5% so với năm ngoái.
Thái Lan, nơi ngành lắp ráp ô tô phát triển chậm hơn, vẫn được gần 60% công ty chọn lựa, nhưng con số này giảm hơn 2% so với năm ngoái. Indonesia cũng được hơn 41% chú ý, nhưng tỷ lệ này giảm gần 5%.
Lợi thế của Việt Nam được các nhà sản xuất Nhật Bản nhìn nhận là quy chế thành viên TPP. Với việc ký kết TPP vào tháng Hai, Việt Nam đã được chú ý hơn trong tư cách là cơ sở xuất khẩu hàng vải sợi và một số sản phẩm khác.
Khi được hỏi về việc dự kiến mở rộng đầu tư ở đâu trong 12 quốc gia ký kết TPP, gần 13% nêu tên Việt Nam, gần 11% nói đến Nhật Bản, và xấp xỉ 5% chọn Mỹ.
Ngược lại, giới sản xuất Nhật Bản đang rút khỏi Trung Quốc do tăng trưởng kinh tế tại nước này chậm lại. Chỉ còn hơn 67% công ty được thăm dò cho biết là có cơ sở ở Trung Quốc, giảm 2% so với năm ngoái, và lần thứ hai liên tiếp./.
Cuộc thăm dò được Viện Nghiên cứu Mizuho thực hiện vào tháng Hai đối với 1.100 công ty Nhật Bản có số vốn trên 10 triệu yen cho thấy, khoảng gần 44% nói rằng Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) là khu vực họ dành ưu tiên.
So với một cuộc thăm dò tiến hành vào năm 2015, tỷ lệ chọn ASEAN tăng hơn 2% và ASEAN vẫn đứng đầu bảng bốn năm liên tục.
Đặc biệt, mối quan tâm đến Việt Nam được thể hiện rất rõ. Trả lời câu hỏi nước nào trong ASEAN được chú ý nhất, hơn 53% các công ty nêu tên Việt Nam, tăng gần 5% so với năm ngoái.
Thái Lan, nơi ngành lắp ráp ô tô phát triển chậm hơn, vẫn được gần 60% công ty chọn lựa, nhưng con số này giảm hơn 2% so với năm ngoái. Indonesia cũng được hơn 41% chú ý, nhưng tỷ lệ này giảm gần 5%.
Lợi thế của Việt Nam được các nhà sản xuất Nhật Bản nhìn nhận là quy chế thành viên TPP. Với việc ký kết TPP vào tháng Hai, Việt Nam đã được chú ý hơn trong tư cách là cơ sở xuất khẩu hàng vải sợi và một số sản phẩm khác.
Khi được hỏi về việc dự kiến mở rộng đầu tư ở đâu trong 12 quốc gia ký kết TPP, gần 13% nêu tên Việt Nam, gần 11% nói đến Nhật Bản, và xấp xỉ 5% chọn Mỹ.
Ngược lại, giới sản xuất Nhật Bản đang rút khỏi Trung Quốc do tăng trưởng kinh tế tại nước này chậm lại. Chỉ còn hơn 67% công ty được thăm dò cho biết là có cơ sở ở Trung Quốc, giảm 2% so với năm ngoái, và lần thứ hai liên tiếp./.
Luật tục với quản lý, phát triển xã hội cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên  (13/05/2016)
Luật tục với quản lý, phát triển xã hội cấp cơ sở vùng đồng bào dân tộc thiểu số Tây Nguyên  (13/05/2016)
Khoa học chính sách xã hội và thực tiễn Việt Nam  (13/05/2016)
Các nguyên tắc cơ bản của bầu cử ở nước ta hiện nay  (13/05/2016)
Các nguyên tắc cơ bản của bầu cử ở nước ta hiện nay  (13/05/2016)
Bộ trưởng Bộ Công an Tô Lâm chào xã giao Thủ tướng Hun Sen  (12/05/2016)
- Vai trò của Hội Xuất bản Việt Nam trong việc phát triển ngành xuất bản và nguồn nhân lực ngành xuất bản
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 2)
- Nâng cao chất lượng công tác phát triển đảng viên trong Đảng bộ Khối các cơ quan Trung ương
- Một số giải pháp thúc đẩy quá trình chuyển đổi số tại các cơ sở giáo dục đại học ngoài công lập ở Việt Nam
- An ninh nguồn nước ở Thái Lan và hàm ý cho Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên