Khánh thành Học viện Phật giáo Việt Nam - Cơ sở Lê Minh Xuân
08:15, ngày 09-05-2016
TCCSĐT - Ngày 08-5-2016, tại huyện Bình Chánh, Thành phố Hồ Chí Minh, Giáo hội Phật giáo Việt Nam và Hội đồng điều hành Học viện Phật giáo Việt Nam đã long trọng khánh thành giai đoạn 1 Học viện Phật giáo Việt Nam - Cơ sở Lê Minh Xuân.
Đến dự lễ khánh thành có nguyên Ủy viên Bộ Chính trị, nguyên Bí thư Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh Lê Thanh Hải; đồng chí Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế; Lê Bá Trình, Phó Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Hòa thượng Yoshimizu Dachi, đại diện Phật giáo Nhật Bản cùng khoảng 1.000 chư tôn đức, tăng ni, phật tử các hệ phái Giáo hội Phật giáo Việt Nam đã về dự.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đọc diễn văn khai mạc tại lễ khánh thành, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ Đại học Vạn Hạnh (1964 - 1975) và tiền thân là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1983 - 1997) do Hòa thượng Thích Minh Châu sáng lập.
Nêu bật ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của Học viện Phật giáo Việt Nam - Cơ sở Lê Minh Xuân, chính là một trung tâm đào tạo phật học, có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ tăng ni có năng lực học thuật chuyên môn về Phật giáo, Hòa thượng Thích Trí Quảng tin tưởng, trong tương lai Học viện sẽ là nơi chú trọng đến phương diện ứng dụng giới luật và thiền định vào cuộc sống, nhằm giúp các học viên phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ.
Hòa thượng Thích Trí Quảng nhấn mạnh, nền giáo dục Phật học theo định hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua luôn chú trọng đến sự hoàn thiện 3 mục tiêu là hoàn thiện giáo dục đạo đức, thiền định và trí tuệ. Trong đó, đặc biệt quan tâm hoàn thiện giáo dục đạo đức giúp người học tuân thủ luật pháp, phát triển các nhân cách cao thượng, trở thành người chuẩn mực về đạo đức, làm chủ lối sống, thói quen, hành vi và các ứng xử. Giáo dục thiền định giúp phát triển tâm ý theo hướng khai phóng nhất. Từ đó, thiền minh quan sát đời sống, qua việc làm chủ các hành vi để trở nên điềm tĩnh và quản trị tình huống một cách tích cực và hiệu quả. Cuối cùng, giáo dục trí tuệ là mục tiêu quan trọng của giáo dục Phật giáo, giúp học viên có tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, có kiến thức nhân quả về các vấn đề của đời sống xã hội; ứng xử hợp với luật pháp, thuận theo đạo đức.
Với vai trò quan trọng đó, sau hơn 3 năm (từ tháng 11-2012 đến nay) bằng nỗ lực và quyết tâm cao, Hội đồng điều hành của Học viện đã chính thức xây dựng hoàn tất tòa Nhà hành chính, tòa Học đường, tòa Tăng viện, tòa Ni viện, Chánh điện tạm và khu nhà bếp. Mỗi tòa chính gồm 5 tầng, mỗi tầng 500 m2, đáp ứng tạm thời nhu cầu tu học ngày càng cao của tăng ni, học viên. Theo đó, tổng diện tích xây dựng học viện là 23,8 ha, với quy mô chỉ tính riêng giai đoạn 1 là gần 200 tỷ đồng. Hiện tại, Học viện có 11 khoa, gồm: Khoa Triết học Phật giáo; khoa Hoằng pháp; khoa Phật giáo Việt Nam; khoa Lịch sử Phật giáo; Khoa Pali; khoa Anh ngữ Phật pháp; khoa Trung văn; khoa Sanskrit; khoa Công tác xã hội; khoa Triết học Phật giáo hệ đào tạo từ xa và khoa Sư phạm mầm non.
Dự kiến trong giai đoạn 2, Học viện sẽ tiếp tục hoàn thành các hạng mục quan trọng trong phạm vi 14 ha, gồm hội trường 2.000m2, có sức chứa 3.000 người, với các tiện ích có thể tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế. Tòa Chánh điện với 1.800m2, với sức chứa khoảng 2.500 người; Tòa Thư viện lớn, với sức chứa gần 1 triệu đầu sách;… Chi phí xây dựng các hạng mục này là vào khoảng 1.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, cùng với việc gửi lời chúc mừng trân trọng đến Hội đồng điều hành Học viện đã nỗ lực để hoàn thành giai đoạn 1, đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá đây là một công trình đặc biệt quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Phật giáo Việt Nam và nhu cầu về tu học của các chư tôn đức, tăng ni, phật từ các hệ phái của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đồng chí Tất Thành Cang nhấn mạnh, lịch sử dân tộc đã cho thấy, ở giai đoạn nào tăng ni được giáo dục tốt, thực học, thực tu thì đó là giai đoạn hưng thịnh của phật giáo, cũng là giai đoạn hưng thịnh của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm, Giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của người Việt, qua quá trình lịch sử đã hun đúc thành giá trị chung của văn hóa Việt Nam, vì hạnh phúc con người và của dân tộc.
Cùng ngày, đại diện các lãnh đạo Học viện, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hệ phái Phật giáo Việt Nam, đã tham gia lễ trồng cây tại khuôn viên của Học viện để chúc mừng, cũng như đánh dấu thành tựu giai đoạn 1 của công trình Học viện - cơ sở Lê Minh Xuân.
Trước đó, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã đến thăm và cùng với lãnh đạo Học viện trồng 2 cây vạn niên tùng tại khuôn viên của Học viện./.
Các đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị: Chủ tịch nước Trần Đại Quang; Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam Nguyễn Thiện Nhân và Thượng tướng Tô Lâm, Bộ trưởng Bộ Công an đã gửi lẵng hoa chúc mừng.
Đọc diễn văn khai mạc tại lễ khánh thành, Hòa thượng Thích Trí Quảng, Phó Pháp chủ Hội đồng Chứng minh Giáo hội Phật giáo Việt Nam, Viện trưởng Học viện Phật giáo Việt Nam cho biết, Học viện Phật giáo Việt Nam tại Thành phố Hồ Chí Minh có nguồn gốc từ Đại học Vạn Hạnh (1964 - 1975) và tiền thân là Trường Cao cấp Phật học Việt Nam (1983 - 1997) do Hòa thượng Thích Minh Châu sáng lập.
Nêu bật ý nghĩa, vai trò đặc biệt quan trọng của Học viện Phật giáo Việt Nam - Cơ sở Lê Minh Xuân, chính là một trung tâm đào tạo phật học, có nhiệm vụ đào tạo ra các thế hệ tăng ni có năng lực học thuật chuyên môn về Phật giáo, Hòa thượng Thích Trí Quảng tin tưởng, trong tương lai Học viện sẽ là nơi chú trọng đến phương diện ứng dụng giới luật và thiền định vào cuộc sống, nhằm giúp các học viên phát triển toàn diện về đạo đức và trí tuệ.
Hòa thượng Thích Trí Quảng nhấn mạnh, nền giáo dục Phật học theo định hướng của Giáo hội Phật giáo Việt Nam thời gian qua luôn chú trọng đến sự hoàn thiện 3 mục tiêu là hoàn thiện giáo dục đạo đức, thiền định và trí tuệ. Trong đó, đặc biệt quan tâm hoàn thiện giáo dục đạo đức giúp người học tuân thủ luật pháp, phát triển các nhân cách cao thượng, trở thành người chuẩn mực về đạo đức, làm chủ lối sống, thói quen, hành vi và các ứng xử. Giáo dục thiền định giúp phát triển tâm ý theo hướng khai phóng nhất. Từ đó, thiền minh quan sát đời sống, qua việc làm chủ các hành vi để trở nên điềm tĩnh và quản trị tình huống một cách tích cực và hiệu quả. Cuối cùng, giáo dục trí tuệ là mục tiêu quan trọng của giáo dục Phật giáo, giúp học viên có tầm nhìn xa, hiểu biết rộng, có kiến thức nhân quả về các vấn đề của đời sống xã hội; ứng xử hợp với luật pháp, thuận theo đạo đức.
Với vai trò quan trọng đó, sau hơn 3 năm (từ tháng 11-2012 đến nay) bằng nỗ lực và quyết tâm cao, Hội đồng điều hành của Học viện đã chính thức xây dựng hoàn tất tòa Nhà hành chính, tòa Học đường, tòa Tăng viện, tòa Ni viện, Chánh điện tạm và khu nhà bếp. Mỗi tòa chính gồm 5 tầng, mỗi tầng 500 m2, đáp ứng tạm thời nhu cầu tu học ngày càng cao của tăng ni, học viên. Theo đó, tổng diện tích xây dựng học viện là 23,8 ha, với quy mô chỉ tính riêng giai đoạn 1 là gần 200 tỷ đồng. Hiện tại, Học viện có 11 khoa, gồm: Khoa Triết học Phật giáo; khoa Hoằng pháp; khoa Phật giáo Việt Nam; khoa Lịch sử Phật giáo; Khoa Pali; khoa Anh ngữ Phật pháp; khoa Trung văn; khoa Sanskrit; khoa Công tác xã hội; khoa Triết học Phật giáo hệ đào tạo từ xa và khoa Sư phạm mầm non.
Dự kiến trong giai đoạn 2, Học viện sẽ tiếp tục hoàn thành các hạng mục quan trọng trong phạm vi 14 ha, gồm hội trường 2.000m2, có sức chứa 3.000 người, với các tiện ích có thể tổ chức các hội nghị, hội thảo quốc gia và quốc tế. Tòa Chánh điện với 1.800m2, với sức chứa khoảng 2.500 người; Tòa Thư viện lớn, với sức chứa gần 1 triệu đầu sách;… Chi phí xây dựng các hạng mục này là vào khoảng 1.000 tỷ đồng.
Phát biểu tại buổi lễ, cùng với việc gửi lời chúc mừng trân trọng đến Hội đồng điều hành Học viện đã nỗ lực để hoàn thành giai đoạn 1, đồng chí Tất Thành Cang, Phó Bí thư Thường trực Thành ủy Thành phố Hồ Chí Minh đánh giá đây là một công trình đặc biệt quan trọng, đáp ứng yêu cầu phát triển mới của Phật giáo Việt Nam và nhu cầu về tu học của các chư tôn đức, tăng ni, phật từ các hệ phái của Giáo hội Phật giáo Việt Nam.
Đồng chí Tất Thành Cang nhấn mạnh, lịch sử dân tộc đã cho thấy, ở giai đoạn nào tăng ni được giáo dục tốt, thực học, thực tu thì đó là giai đoạn hưng thịnh của phật giáo, cũng là giai đoạn hưng thịnh của dân tộc. Trải qua hàng ngàn năm, Giáo lý Phật giáo đã thấm nhuần trong đời sống của người Việt, qua quá trình lịch sử đã hun đúc thành giá trị chung của văn hóa Việt Nam, vì hạnh phúc con người và của dân tộc.
Cùng ngày, đại diện các lãnh đạo Học viện, Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các hệ phái Phật giáo Việt Nam, đã tham gia lễ trồng cây tại khuôn viên của Học viện để chúc mừng, cũng như đánh dấu thành tựu giai đoạn 1 của công trình Học viện - cơ sở Lê Minh Xuân.
Trước đó, nguyên Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cũng đã đến thăm và cùng với lãnh đạo Học viện trồng 2 cây vạn niên tùng tại khuôn viên của Học viện./.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp xúc cử tri tại Hải Phòng  (08/05/2016)
Việt Nam tái khẳng định lập trường về Biển Đông  (08/05/2016)
Tổng thống Nga V.Putin: Ngày Chiến thắng là biểu tượng của lòng dũng cảm và đoàn kết  (08/05/2016)
Lãnh đạo Triều Tiên đưa ra chiến lược phát triển kinh tế đến 2020  (08/05/2016)
Lào Cai cần chú trọng phát huy mũi nhọn du lịch  (08/05/2016)
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc: Sinh viên phải luôn có tinh thần khởi nghiệp  (08/05/2016)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên