Bế mạc Festival Huế 2016: Đậm chất Huế và các vùng miền
TCCSĐT - Tối 04-5-2016, tại Quảng trường Ngọ Môn, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế diễn ra Lễ Bế mạc Festival Huế 2016 với chương trình nghệ thuật đậm chất Huế và các vùng miền, thu hút sự tham gia của hàng vạn du khách và nhân dân trên địa bàn.
Phát biểu tại Lễ Bế mạc, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Thừa Thiên Huế, Trưởng Ban Tổ chức Festival Huế 2016, Nguyễn Dung khẳng định, Festival Huế lần thứ 9 với chủ đề “710 năm Thuận Hóa - Phú Xuân - Thừa Thiên Huế, Di sản văn hóa với hội nhập và phát triển” đã thành công tốt đẹp, thương hiệu Festival Huế tiếp tục được khẳng định và khó phai mờ trong lòng người dân và du khách. Sau 06 ngày cao điểm từ ngày 29-4 đến ngày 04-5-2016, Festival Huế 2016 với sự tham gia của gần 1.200 nghệ sĩ, diễn viên (trong đó có 271 nghệ sĩ quốc tế, gần 900 nghệ sĩ, diễn viên trong nước) và hàng nghìn nghệ sĩ, diễn viên quần chúng đến từ 18 quốc gia, vùng lãnh thổ đã mang lại cho công chúng và du khách 53 chương trình nghệ thuật và lễ hội đặc sắc, hấp dẫn, mang đậm bản sắc văn hóa Việt Nam, văn hóa Huế và văn hóa của các quốc gia, vùng lãnh thổ... Đặc biệt, trong khuôn khổ Festival Huế 2016, Phiên họp đầu tiên của dự án “Thành lập mạng lưới các thành phố văn hóa của diễn đàn hợp tác Đông Á - Mỹ Latinh” (FEALAC) được tổ chức tại Huế. Và, Huế được tuyên bố là thành phố văn hóa tiêu biểu của FEALAC trong 2 năm tới.
Theo Phó Chủ tịch Nguyễn Dung, sự trình diễn mang tính chuyên nghiệp của các đoàn, nhóm nghệ thuật và sự ngẫu hứng của những diễn viên quần chúng đều hướng về mục đích tôn vinh các giá trị văn hóa truyền thống, thể hiện tinh thần giao lưu, đoàn kết, hội nhập và phát triển, đã đem lại cho Thừa Thiên Huế, cố đô Huế một diện mạo mới, sức sống mới, là Thành phố Festival đặc trưng, thành phố du lịch, thành phố di sản. Festival Huế thực sự là cơ hội để tăng cường tình đoàn kết hữu nghị của các quốc gia, dân tộc qua giao lưu văn hóa, nghệ thuật.
Chương trình nghệ thuật bế mạc Festival 2016 diễn ra đầy ấn tượng với chủ đề “ Huế mãi trọn tình” do Nghệ sỹ nhân dân Nguyễn Ngọc Bình làm tổng đạo diễn. Chương trình đậm chất Huế và các vùng miền, hào hứng, dịu ngọt và lưu luyến với 12 tiết mục biểu diễn của các đoàn nghệ thuật trong và ngoài nước. Trong đó, có sự tham gia của 3 đoàn nghệ thuật quốc tế và 5 đơn vị nghệ thuật trong nước. Chương trình nghệ thuật bế mạc Festival Huế 2016 “Huế mãi trọn tình”, thể hiện trọn vẹn sự lưu luyến tạm biệt, tin tưởng sẽ gặp lại bạn bè, du khách trong kỳ Festival tới.
Theo Ban Tổ chức, Festival Huế 2016 đã thu hút gần 1 triệu lượt người tham dự. Nhiều chương trình, lễ hội chính đã thu hút hàng chục nghìn khán giả, như: Chương trình khai mạc, chương trình bế mạc, Đêm Hoàng Cung, Chương trình Âm nhạc Trịnh Công Sơn, Lễ hội đường phố Đông Á - Mỹ Latinh, Chương trình quảng diễn đường phố của Đoàn L’Homme Debout, Chương trình Áo dài “Nơi huyền thoại bắt đầu”, Liveshow “Lửa Cố đô”, Lễ hội Quảng Chiếu, Chương trình Huế dịu dàng - Về miền Hương ngự… cũng như các sân khấu biểu diễn hằng đêm tại khu vực Đại Nội và Cung An Định… Ngoài ra, các hoạt động hưởng ứng tại Festival Huế còn thu hút số lượng lớn khán giả tham gia, như: Hội chợ Thương mại quốc tế với trên 100 nghìn lượt; “Chợ quê ngày hội” có khoảng 120 nghìn lượt; “Hương xưa làng cổ” với trên 10 nghìn lượt; Liên hoan ẩm thực quốc tế có trên 100 nghìn lượt; Lễ hội “Sắc màu tuổi thơ” với 5 nghìn lượt; Festival Khoa học có khoảng 2 nghìn lượt…. Theo số liệu thống kê từ Sở Văn hóa, Thể Thao và Du lịch cho thấy lượng khách đến Huế khoảng 250 nghìn khách, tăng 23% so với cùng kỳ năm ngoái.
Festival Huế 2016 có 686 phóng viên của 139 cơ quan thông tấn báo chí trong nước và 04 phóng viên của 03 cơ quan báo chí nước ngoài đến dự và đưa tin với số lượng hơn 3.000 tin, bài đăng tải và trích đăng trên các báo, tạp chí, trang thông tin và báo điện tử.
Sau Lễ Bế mạc, sáng 05-5-2016, Ban Tổ chức Festival Huế 2016 tổ chức họp báo thông báo kết quả của Lễ hội quan trọng này./.
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đạo lý vì dân trong bầu cử (05/05/2016)
Chủ tịch Hồ Chí Minh với đạo lý vì dân trong bầu cử (05/05/2016)
Công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới (05/05/2016)
Công tác tuyên truyền trong xây dựng nông thôn mới (05/05/2016)
- Phương hướng và giải pháp trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp - Bước chuẩn bị quan trọng để Quảng Bình cùng đất nước bước vào kỷ nguyên phát triển mới
- Quan điểm của các nhà sáng lập chủ nghĩa Mác - Lê-nin về quần chúng nhân dân với tư cách động lực của phát triển lịch sử và sự vận dụng của Đảng Cộng sản Việt Nam
- Đổi mới công tác đào tạo, bồi dưỡng cán bộ các cấp đáp ứng yêu cầu của kỷ nguyên mới
- Vận dụng lời căn dặn của Chủ tịch Hồ Chí Minh về “Tư cách người chính trị viên” vào công tác tư tưởng ở đơn vị cơ sở quân đội hiện nay
- Đại thắng mùa Xuân năm 1975 và những bài học kinh nghiệm trong xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam hiện nay
-
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Gìn giữ, phát huy vai trò khối đại đoàn kết toàn dân tộc, hướng tới mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Cuộc chiến đấu bảo vệ Thành cổ Quảng Trị năm 1972 - khát vọng độc lập, tự do của dân tộc Việt Nam