Phát huy vị thế của Việt Nam tại các cơ chế đa phương
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, trải qua 2/3 chặng đường làm thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam đã dần khẳng định hình ảnh, vai trò của mình tại diễn đàn nhân quyền hàng đầu của Liên hợp quốc, từng bước thể hiện vị thế đi lên với sự ghi nhận xứng đáng của bạn bè và cộng đồng quốc tế.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nhấn mạnh mặc dù là thành viên lần đầu tiên tham gia nhưng Việt Nam đã thực sự chứng tỏ là một thành viên tích cực, chủ động và có trách nhiệm của Hội đồng Nhân quyền, cùng các nước thành viên khác xử lý các thách thức chung của nhân loại trong lĩnh vực quyền con người.
Việt Nam đã tham gia phát biểu, thảo luận tại hàng trăm cuộc họp, tham vấn về các chủ đề khác nhau liên quan đến việc bảo vệ quyền con người, từ các nội dung liên quan đến quyền kinh tế, xã hội, văn hóa, quyền phát triển, quyền giáo dục, y tế, cho đến những vấn đề như quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí.
Việt Nam đã có những đóng góp thực chất vào quá trình xây dựng các nghị quyết, quyết định của Hội đồng Nhân quyền theo hướng ủng hộ cách tiếp cận cân bằng, toàn diện, đáp ứng được quan tâm, lợi ích của nhiều bên, hướng tới đồng thuận...
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc nêu rõ hằng năm, Việt Nam đều có đoàn tham dự Hội nghị cấp cao thường niên của Hội đồng Nhân quyền, diễn đàn để khẳng định thông điệp về bảo vệ và thúc đẩy quyền con người ở Việt Nam cũng như những đóng góp có trách nhiệm của Việt Nam trong việc xử lý các vấn đề nhân quyền trên toàn cầu.
Tại Hội nghị lần này (diễn ra từ ngày 29-02 đến ngày 03-3), Đoàn Việt Nam tham gia phát biểu không chỉ ở các phiên thảo luận chung mà còn ở nhiều phiên thảo luận chuyên đề về các vấn đề thuộc ưu tiên như việc thực hiện các Mục tiêu phát triển bền vững, tác động của biến đổi khí hậu đối với quyền con người, thực hiện các cam kết quốc tế về nhân quyền,...
Việt Nam còn cùng với Australia tổ chức một cuộc thảo luận bên lề về xây dựng môi trường làm việc cho người khuyết tật, chủ trì phiên thảo luận về tác động của biến đổi khí hậu với quyền sức khỏe của người dân.
Hiện nay, Việt Nam đang đảm nhiệm vai trò làm điều phối viên của ASEAN tại Hội đồng Nhân quyền, làm thành viên tích cực của Nhóm các nước Đồng quan điểm, các Nhóm liên khu vực về quyền của người khuyết tật, tác động của biến đổi khí hậu với quyền con người,...
Với sự tín nhiệm của các nước trong Nhóm châu Á - Thái Bình Dương, từ năm 2016, Việt Nam trở thành đại diện của khu vực trong Nhóm làm việc về tình hình, nơi xem xét các kháng thư về nhân quyền do Nhóm làm việc cấp dưới đệ trình.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc cho biết, Việt Nam tham gia Hội đồng Nhân quyền với quan điểm đề cao đối thoại và hợp tác, cùng phấn đấu vì mục tiêu thúc đẩy và bảo đảm quyền con người trên cơ sở trao đổi, tôn trọng lẫn nhau.
Đối thoại và hợp tác cũng đã mở ra cơ hội để Việt Nam xuất hiện và đóng góp ở nhiều nội dung quan tâm của khu vực và các nước đang phát triển, đặc biệt là các nội dung như bảo đảm quyền phát triển, chống bạo lực và phân biệt đối xử, chống buôn bán người, bảo đảm quyền phụ nữ, trẻ em, người khuyết tật,...
Đến nay, Việt Nam là đồng tác giả của hơn 30 nghị quyết về các nội dung này, góp phần nâng cao nhận thức chung của thế giới về các giá trị quyền con người.
Thứ trưởng Hà Kim Ngọc khẳng định cùng sự tích cực tại các diễn đàn khu vực và quốc tế khác, việc tham gia Hội đồng Nhân quyền đã từng bước khẳng định sự trưởng thành của đối ngoại đa phương của Việt Nam, đồng thời cũng thể hiện hình ảnh, vị thế mới của Việt Nam trên trường quốc tế.
Từ khi là thành viên Hội đồng Nhân quyền, Việt Nam thường xuyên được các nước tiếp cận, tham vấn trước những vấn đề mang tính thời sự đang diễn ra trên thế giới. Ý kiến của Việt Nam được lắng nghe, ghi nhận và được nhiều nước tham chiếu trong quá trình quyết định bỏ phiếu.
Việc tham gia trách nhiệm, nghiêm túc và tích cực với tinh thần đề cao đối thoại và hợp tác đã củng cố hình ảnh một Việt Nam là bạn và đối tác tin cậy của các nước. Hai năm qua, Việt Nam tạo dựng được quan hệ hợp tác hữu nghị, trao đổi chặt chẽ với tất cả 46 nước thành viên Hội đồng Nhân quyền và nhiều nước quan sát viên ở cả 5 khu vực.
Trên nhiều vấn đề, Việt Nam được xem là một trong những “cầu nối”, là “tác nhân xúc tác” cho việc thu hẹp bất đồng và nỗ lực tìm kiếm giải pháp cân bằng tại Hội đồng Nhân quyền.
Việt Nam đã thực sự thể hiện sự trưởng thành trong đối ngoại đa phương, từ chỗ “tham dự” đã thực sự chuyển sang “tham gia”, đóng góp thực chất vào quá trình thảo luận và xây dựng các văn kiện của Liên hợp quốc và quốc tế về quyền con người.
Những đóng góp cụ thể của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền tiếp tục được phản ánh và ghi nhận tại các diễn đàn lớn khác, như Hội nghị cấp cao về phát triển bền vững hay Hội nghị COP21 về biến đổi khí hậu. Ngày càng có nhiều nước thừa nhận và đánh giá cao các nỗ lực, thành tựu và bài học kinh nghiệm của Việt Nam về quyền con người nói chung và vai trò của Việt Nam tại Hội đồng Nhân quyền nói riêng.
Theo Thứ trưởng Hà Kim Ngọc, trong năm cuối là thành viên Hội đồng Nhân quyền,Việt Nam sẽ phát huy những kết quả đạt được trong 2 năm qua, qua đó khẳng định vị thế mới của một Việt Nam tích cực, trách nhiệm, đang vững bước tiến về phía trước vì cuộc sống phồn vinh, hạnh phúc của mọi người dân./.
Dấu ấn đối ngoại Việt Nam năm 2015  (03/03/2016)
Biến đổi giá trị về học tập và việc làm của sinh viên trong đời sống đô thị hiện nay*  (03/03/2016)
Tổ chức các cơ quan chuyên môn trên địa bàn Thành phố Hồ Chí Minh  (02/03/2016)
"Sức nóng" của ngày bầu cử đại biểu Quốc hội và Hội đồng Nhân dân  (02/03/2016)
Phó Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tiếp lãnh đạo Tập đoàn Temasek  (02/03/2016)
- Bảo đảm quyền lợi của người lao động trong mô hình kinh tế chia sẻ
- Vai trò của Nhà nước trong giải quyết mối quan hệ giữa phát triển kinh tế - xã hội với phục dựng, bảo tồn di sản văn hóa
- Hoàn thiện một số quy định của Luật Hòa giải, đối thoại tại tòa án, đáp ứng yêu cầu cải cách tư pháp theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Hợp tác Việt Nam - Liên minh châu Âu trong bảo đảm an ninh lương thực: Cơ hội và thách thức
- Tăng cường củng cố, xây dựng tổ chức cơ sở đảng và nâng cao chất lượng đội ngũ đảng viên trong bối cảnh mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay