Ban hành chương trình về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí
Theo đó, năm 2016 là năm có ý nghĩa rất quan trọng, là năm đầu tiên thực hiện Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng và Kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm (2016 - 2020). Việc xây dựng và thực hiện Chương trình thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2016 phải được coi là nhiệm vụ trọng tâm của các cấp, các ngành, các địa phương.
Đây là yếu tố quan trọng góp phần thực hiện thắng lợi Kế hoạch phát triển kinh tế -xã hội 5 năm (2016 - 2020) và tạo cơ sở để phấn đấu hoàn thành các mục tiêu của Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội 10 năm (2011 - 2020).
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí được thực hiện trên tất cả các lĩnh vực theo quy định của Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí. Trong năm 2016, tiếp tục đẩy mạnh việc quản lý chặt chẽ, tiết kiệm chi tiêu ngân sách nhà nước để giảm chi thường xuyên, góp phần cơ cấu lại chi ngân sách nhà nước.
Dự toán năm 2016 bố trí cho các bộ, cơ quan, đơn vị cần triệt để tiết kiệm; trong đó, tiết kiệm 10% chi thường xuyên (không kể tiền lương và các khoản có tính chất lương) để tạo nguồn cải cách tiền lương, phấn đấu tiết kiệm tối thiểu 12% các khoản kinh phí chi hội nghị, hội thảo, tọa đàm, họp, chi tiếp khách, khánh tiết, tổ chức lễ hội, lễ kỷ niệm, sử dụng xăng xe, điện, nước, văn phòng phẩm, sách, báo, tạp chí; tiết kiệm tối thiểu 15% chi đoàn ra, đoàn vào, không bố trí đoàn ra trong chi thường xuyên các Chương trình mục tiêu quốc gia.
Bên cạnh đó, tiết kiệm triệt để trong quản lý, sử dụng kinh phí của đề tài nghiên cứu khoa học, không đề xuất, phê duyệt các đề tài nghiên cứu khoa học có nội dung trùng lặp, thiếu tính khả thi; rà soát các chương trình, dự án đã được cấp có thẩm quyền quyết định để ưu tiên bố trí nguồn lực đối với các chương trình, dự án cần thiết, hiệu quả, cắt giảm các chương trình, dự án có nội dung trùng lặp, kém hiệu quả.
Tiếp tục thực hiện đổi mới cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập theo hướng tăng cường phân cấp và tăng cường tự chủ về tổ chức thực hiện nhiệm vụ, nhân lực tài chính trên cơ sở có tính đến đặc điểm của từng loại hình dịch vụ, khả năng và nhu cầu thị trường, trình độ quản lý.
Triển khai tích cực, hiệu quả Nghị định số 16/2015/NĐ-CP ngày 14-02-2015 quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập (gồm cả việc hoàn thiện các văn bản quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập trong các lĩnh vực cụ thể).
Đẩy nhanh lộ trình điều chỉnh giá dịch vụ công, từ đó chuyển từ hỗ trợ ngân sách nhà nước cho các đơn vị sự nghiệp công lập sang hỗ trợ trực tiếp cho các đối tượng chính sách khi tham gia các dịch vụ công.
Trong quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản từ ngân sách nhà nước, trong năm 2016, các cấp, các ngành cần tiếp tục quán triệt và thực hiện nghiêm các quy định của Luật Đầu tư công; trình Quốc hội thông qua Kế hoạch đầu tư công trung hạn 2016 - 2020; đẩy nhanh tiến độ ban hành và triển khai có hiệu quả các Nghị định và văn bản hướng dẫn Luật; triển khai có hiệu quả Kế hoạch đầu tư công trung hạn 5 năm (2016 - 2020) và Kế hoạch đầu tư công năm 2016.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua việc tăng cường các biện pháp nâng cao chất lượng công tác quy hoạch, tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát đối với tất cả các khâu trong quá trình đầu tư; bảo đảm công khai, minh bạch trong đấu thầu thông qua tăng cường đấu thầu rộng rãi, công khai, hạn chế tối đa việc chỉ định thầu các dự án đầu tư.
Tiếp tục triển khai đồng bộ chủ trương, định hướng tái cơ cấu đầu tư công, trọng tâm là đầu tư công theo đúng quy định của Thủ tướng Chính phủ tại Quyết định số 339/QĐ-TTg, ngày 19-02-2013, về phê duyệt Đề án tổng thể tái cơ cấu kinh tế gắn với chuyển đổi mô hình tăng trưởng theo hướng nâng cao chất lượng, hiệu quả và năng lực cạnh tranh giai đoạn 2013 - 2020.
Thực hiện tiết kiệm từ chủ trương đầu tư; tiến hành rà soát cắt giảm 100% các dự án không nằm trong quy hoạch, kế hoạch được cấp có thẩm quyền phê duyệt; thu hồi đối với các dự án đã được cấp phép đầu tư nhưng quá thời hạn quy định không triển khai thực hiện theo cam kết hoặc theo giấy phép; cắt giảm, tạm dừng các hạng mục công trình chưa thực sự cần thiết hoặc hiệu quả đầu tư thấp; không để phát sinh thêm và xử lý dứt điểm nợ đọng xây dựng cơ bản.
Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí thông qua đổi mới cơ bản cơ chế phân bổ và quản lý sử dụng vốn đầu tư theo quy định của Luật Đầu tư công. Phấn đấu bảo đảm 100% việc phân bổ vốn đầu tư công tuân thủ nguyên tắc, tiêu chí, định mức phân bổ vốn đầu tư công do cấp có thẩm quyền quyết định.
Trong đó, tập trung bố trí vốn đầu tư công để hoàn thành và đẩy nhanh tiến độ thực hiện chương trình, dự án quan trọng quốc gia, chương trình, dự án trọng điểm có ý nghĩa lớn đối với phát triển kinh tế - xã hội của đất nước, của các cấp, các ngành; hoàn trả các khoản vốn ngân sách nhà nước ứng trước kế hoạch; các khoản vốn vay ngân sách địa phương đúng nguồn và đúng mục tiêu.
Chống lãng phí, nâng cao chất lượng công tác khảo sát, thiết kế, giải pháp thi công, thẩm định dự án để phấn đấu tiết kiệm từ 10% đến 15% tổng mức đầu tư; cắt giảm 100% việc tổ chức lễ động thổ, lễ khởi công, khánh thành các công trình xây dựng cơ bản, trừ các công trình quan trọng quốc gia; công trình có giá trị lớn, có ý nghĩa quan trọng về kinh tế, chính trị, văn hóa - xã hội của địa phương./.
Đức đạt kết quả bước đầu với các nước Maghreb về người tị nạn  (04/02/2016)
Sứ quán tại Nga, Séc kỷ niệm Ngày lập Đảng Cộng sản Việt Nam  (04/02/2016)
Chủ tịch Quốc hội dâng hương, tưởng nhớ Bác Hồ tại nhà 67  (04/02/2016)
Hoạt động chúc tết của lãnh đạo Đảng và Nhà nước  (04/02/2016)
Tổng Bí thư gặp mặt cán bộ, công chức Văn phòng Trung ương Đảng  (04/02/2016)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
- Bảo đảm an ninh con người của chính quyền đô thị: Kinh nghiệm của một số quốc gia và hàm ý chính sách đối với Việt Nam
- Tầm quan trọng của việc phát triển năng lực tư duy phản biện cho đội ngũ cán bộ tham mưu tổ chức xây dựng Đảng hiện nay
- Phát huy vai trò trụ cột của đối ngoại đảng, ngoại giao nhà nước, đối ngoại nhân dân trong phối hợp xây dựng nền ngoại giao Việt Nam toàn diện, hiện đại, thực hiện hiệu quả mục tiêu đối ngoại của đất nước
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển