Khởi động dự án giao thông lớn nhất vùng đồng bằng sông Cửu Long
21:53, ngày 12-12-2015
Sáng 12-12-2015, tại xã Long Đức, huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng, Bộ Giao thông vận tải tổ chức lễ khởi động dự án đầu tư xây dựng cầu Đại Ngãi, nối tỉnh Trà Vinh với tỉnh Sóc Trăng, một trong những dự án lớn nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long.
Dự và phát biểu tại lễ khởi động dự án, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhấn mạnh, đây là một trong những dự án lớn nhất tại khu vực đồng bằng sông Cửu Long, đồng thời là dự án trọng điểm quốc gia có tầm quan trọng đặc biệt đối với sự phát triển kinh tế-xã hội và an ninh quốc phòng của khu vực đồng bằng sông Cửu Long nói chung, hai tỉnh Sóc Trăng, Trà Vinh nói riêng. Việc xây dựng dự án thể hiện sự quan tâm của Đảng và Nhà nước đối với sự phát triển của hai địa phương vốn còn nhiều khó khăn là Sóc Trăng và Trà Vinh.
Theo Phó Thủ tướng, trên toàn tuyến Quốc lộ 60 hiện đã có 3 cây cầu lớn là cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhằm tháo gỡ nút thắt cuối cùng để thông toàn tuyến, nối 4 tỉnh duyên hải phía đông khu vực Tây Nam Bộ, theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ đã cho phép nghiên cứu và thu xếp các điều kiện cần thiết để sớm triển khai dự án cầu Đại Ngãi.
Khi hoàn thành dự án và thông toàn tuyến Quốc lộ 60 sẽ góp phần giảm áp lực giao thông đáng kể cho tuyến Quốc lộ 1, rút ngắn cự ly di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau khoảng 70 km, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một tăng cao. Ngoài ra, dự án hoàn thành còn góp phần phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng, cảng biển, công nghiệp, kinh tế quan trọng trong khu vực. Là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL, các tỉnh duyên hải Tây Nam Bộ và nhất là hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Để dự án hoàn thành đúng tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án xây dựng cầu Đại Ngãi bảo đảm chất lượng, tiến độ và đúng các quy định.
Cùng với đó, chính quyền hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng thục hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào trong vùng ảnh hưởng của dự án; chủ động triển khai công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án.
Đối với chủ đầu tư, cần tập trung nguồn lực cả về tài chính, máy móc thiết bị để triển khai công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, sớm đưa công trình vào khai thác, phục vụ nhân dân đi lại trong thời gian sớm nhất.
Dự án Cầu Đại Ngãi nằm trên Quốc lộ 60 có điểm đầu giao với Quốc lộ 54, thuộc địa phận huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và điểm cuối giao với đường Nam sông Hậu, thuộc địa phận huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Chiều dài toàn tuyến của dự án khoảng 15,2 km, trong đó có 2 hạng mục chính là cầu Đại Ngãi 1 và cầu Đại Ngãi 2.
Cầu Đại Ngãi 1 dài 2,24 km, dạng cầu dây văng hai mặt phẳng dây, mặt cầu rộng 16 m cho 4 làn xe chạy, đảm bảo khổ thông thuyền cho tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải ra vào sông Hậu, tĩnh không thông thuyền 45 m, chiều rộng thông thuyền tối thiểu 300m.
Cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86 km, dạng cầu bê tông cốt thép, mặt cầu rộng 16 m cho 4 làn xe chạy, đảm bảo khổ thông thuyền tương ứng với sông cấp 1 (cho tàu 2.000 tấn); 5 cầu trung và nhỏ cùng đường dẫn vào cầu với nền rộng 9 m, mặt rộng 7 m.
Tổng mức đầu tư toàn dự án lên đến 5.726 tỉ đồng, chia thành 2 hợp phần độc lập. Trong đó, hợp phần 1 xây dựng phần cầu chính dây văng của cầu Đại Ngãi 1 theo hình thức hợp đồng BOT có trị giá 2.754 tỉ đồng; hợp phần 2 có trị giá 2.972 tỉ đồng sẽ bao gồm việc xây dựng toàn bộ phần cầu dẫn của cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2, đường dẫn vào cầu.
Các hạng mục còn lại của dự án và công tác giải phóng mặt bằng được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong quý I-2016 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý IV-2018.
Theo Phó Thủ tướng, trên toàn tuyến Quốc lộ 60 hiện đã có 3 cây cầu lớn là cầu Rạch Miễu, cầu Hàm Luông, cầu Cổ Chiên đã được hoàn thành và đưa vào sử dụng. Nhằm tháo gỡ nút thắt cuối cùng để thông toàn tuyến, nối 4 tỉnh duyên hải phía đông khu vực Tây Nam Bộ, theo đề nghị của Bộ Giao thông vận tải, Chính phủ đã cho phép nghiên cứu và thu xếp các điều kiện cần thiết để sớm triển khai dự án cầu Đại Ngãi.
Khi hoàn thành dự án và thông toàn tuyến Quốc lộ 60 sẽ góp phần giảm áp lực giao thông đáng kể cho tuyến Quốc lộ 1, rút ngắn cự ly di chuyển từ Thành phố Hồ Chí Minh đến các tỉnh Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau khoảng 70 km, đáp ứng nhu cầu giao thông ngày một tăng cao. Ngoài ra, dự án hoàn thành còn góp phần phát huy hiệu quả các dự án hạ tầng, cảng biển, công nghiệp, kinh tế quan trọng trong khu vực. Là nhân tố quan trọng thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của vùng ĐBSCL, các tỉnh duyên hải Tây Nam Bộ và nhất là hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng.
Để dự án hoàn thành đúng tiến độ, Phó Thủ tướng yêu cầu Bộ Giao thông vận tải khẩn trương phối hợp với các bộ, ngành và địa phương liên quan hoàn tất thủ tục chuẩn bị đầu tư và tổ chức thực hiện dự án xây dựng cầu Đại Ngãi bảo đảm chất lượng, tiến độ và đúng các quy định.
Cùng với đó, chính quyền hai tỉnh Trà Vinh và Sóc Trăng thục hiện tốt công tác tuyên truyền, vận động, hỗ trợ đồng bào trong vùng ảnh hưởng của dự án; chủ động triển khai công tác giải phóng mặt bằng để bàn giao cho chủ đầu tư triển khai dự án.
Đối với chủ đầu tư, cần tập trung nguồn lực cả về tài chính, máy móc thiết bị để triển khai công trình đảm bảo an toàn, chất lượng, sớm đưa công trình vào khai thác, phục vụ nhân dân đi lại trong thời gian sớm nhất.
Dự án Cầu Đại Ngãi nằm trên Quốc lộ 60 có điểm đầu giao với Quốc lộ 54, thuộc địa phận huyện Trà Cú, tỉnh Trà Vinh và điểm cuối giao với đường Nam sông Hậu, thuộc địa phận huyện Long Phú, tỉnh Sóc Trăng. Chiều dài toàn tuyến của dự án khoảng 15,2 km, trong đó có 2 hạng mục chính là cầu Đại Ngãi 1 và cầu Đại Ngãi 2.
Cầu Đại Ngãi 1 dài 2,24 km, dạng cầu dây văng hai mặt phẳng dây, mặt cầu rộng 16 m cho 4 làn xe chạy, đảm bảo khổ thông thuyền cho tàu 10.000 tấn đầy tải và 20.000 tấn vơi tải ra vào sông Hậu, tĩnh không thông thuyền 45 m, chiều rộng thông thuyền tối thiểu 300m.
Cầu Đại Ngãi 2 dài 0,86 km, dạng cầu bê tông cốt thép, mặt cầu rộng 16 m cho 4 làn xe chạy, đảm bảo khổ thông thuyền tương ứng với sông cấp 1 (cho tàu 2.000 tấn); 5 cầu trung và nhỏ cùng đường dẫn vào cầu với nền rộng 9 m, mặt rộng 7 m.
Tổng mức đầu tư toàn dự án lên đến 5.726 tỉ đồng, chia thành 2 hợp phần độc lập. Trong đó, hợp phần 1 xây dựng phần cầu chính dây văng của cầu Đại Ngãi 1 theo hình thức hợp đồng BOT có trị giá 2.754 tỉ đồng; hợp phần 2 có trị giá 2.972 tỉ đồng sẽ bao gồm việc xây dựng toàn bộ phần cầu dẫn của cầu Đại Ngãi 1, cầu Đại Ngãi 2, đường dẫn vào cầu.
Các hạng mục còn lại của dự án và công tác giải phóng mặt bằng được đầu tư bằng vốn ngân sách Nhà nước trong kế hoạch trung hạn giai đoạn 2016-2020. Dự kiến, dự án sẽ khởi công trong quý I-2016 và hoàn thành đưa vào sử dụng trong quý IV-2018.
Diễn đàn Doanh nhân trẻ ASEAN+3  (12/12/2015)
Triển khai công tác đảng, công tác chính trị toàn quân năm 2016  (12/12/2015)
Hy Lạp đạt thỏa thuận nhận khoản giải ngân 1 tỷ euro tiếp theo  (12/12/2015)
Sản lượng dầu của tổ chức OPEC cao kỷ lục trong tháng 11  (12/12/2015)
Hội đồng bầu cử Quốc gia họp phiên thứ nhất  (12/12/2015)
Xử mức phạt cao nhất với hành vi dùng chất cấm trong chăn nuôi  (11/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển