Sản lượng dầu của tổ chức OPEC cao kỷ lục trong tháng 11
21:45, ngày 12-12-2015
Báo cáo của Tổ chức Các nước Xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) vừa công bố cho hay sản lượng dầu của tổ chức này trong tháng 11-2015 đạt mức cao nhất của bảy năm là 31,7 triệu thùng/ngày, bất chấp tình trạng cung vượt cầu trên thị trường vẫn chưa có dấu hiệu dịu xuống.
Theo báo cáo ngày 10-12, OPEC dự đoán các nước ngoài khối OPEC sẽ cắt giảm nguồn cung “vàng đen” của họ trong năm 2016 khoảng 380.000 thùng/ngày, xuống 57,14 triệu thùng/ngày.
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng dầu trong năm tới được cho là sẽ phụ thuộc vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển động của giá dầu cũng như các điều kiện thời tiết và những thay đổi trong của các chính sách về năng lượng.
Ngoài ra, trong báo cáo này, OPEC cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với các nước xuất khẩu dầu lớn ở ngoài OPEC như Nga và Mỹ để tìm kiếm sự cân bằng cho thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu hàng năm của OPEC có thể giảm xuống chỉ còn 550 tỷ USD, từ mức bình quân trên 1.000 tỷ USD được ghi nhận trong vòng 5 năm qua.
Trong khi đó, Jamie Webster, Giám đốc cấp cao thuộc hãng cung cấp các dịch vụ về năng lượng IHS Energy cho hay OPEC vẫn chưa sẵn sàng cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, sản lượng dầu ở Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016. Đây sẽ là yếu tố đẩy giá dầu tăng cao trong nửa cuối năm tới.
Trong vòng 18 tháng qua, giá dầu đã giảm hơn 60% do chịu tác động từ nguồn cung thừa mứa và những triển vọng ảm đạm của kinh tế Trung Quốc, thậm chí giá dầu Brent Biển Bắc có lúc còn rớt xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Thị trường đã luôn kỳ vọng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu để “cứu vãn” giá dầu song trong cuộc họp chính sách diễn ra ngày 4/12 vừa qua, OPEC đã một lần nữa quyết định giữ nguyên mức trần sản lượng dầu ở ngưỡng 30 triệu thùng/ngày để bảo vệ thị phần.
Tuy nhiên, sau khi OPEC thông báo sản lượng khai thác dầu tăng, giá dầu trên thị trường châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Chiều 11-12, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 01-2016 đã giảm 22 xu Mỹ xuống 36,54 USD/thùng. Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng giảm 25 xu Mỹ xuống 39,48 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009.
OPEC thông báo tổng sản lượng khai thác của khối này trong tháng 11-2015 đã tăng thêm 230.100 thùng/ngày lên 31,7 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong ba năm rưỡi và vượt cả mức trần mục tiêu 30 triệu thùng/ngày.
OPEC đang cố gắng để giành thị phần với các nhà sản xuất dầu khác và tổ chức này đã quyết định không cắt giảm sản lượng bất chấp giá dầu giảm mạnh, nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dư thừa.
Bernard Aw, chiến lược gia về thị trường tại trung tâm IG Markets ở Singapore nhận định: ngành dầu mỏ dự kiến sẽ phải chịu áp lực trong thời gian ngắn hạn do sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu có thể tiếp tục tăng./
Bên cạnh đó, nhu cầu sử dụng dầu trong năm tới được cho là sẽ phụ thuộc vào nhịp độ tăng trưởng kinh tế, sự chuyển động của giá dầu cũng như các điều kiện thời tiết và những thay đổi trong của các chính sách về năng lượng.
Ngoài ra, trong báo cáo này, OPEC cũng bày tỏ mong muốn hợp tác với các nước xuất khẩu dầu lớn ở ngoài OPEC như Nga và Mỹ để tìm kiếm sự cân bằng cho thị trường dầu mỏ toàn cầu.
Theo dự báo của Cơ quan Năng lượng Quốc tế (IEA), doanh thu hàng năm của OPEC có thể giảm xuống chỉ còn 550 tỷ USD, từ mức bình quân trên 1.000 tỷ USD được ghi nhận trong vòng 5 năm qua.
Trong khi đó, Jamie Webster, Giám đốc cấp cao thuộc hãng cung cấp các dịch vụ về năng lượng IHS Energy cho hay OPEC vẫn chưa sẵn sàng cắt giảm sản lượng. Trong khi đó, sản lượng dầu ở Mỹ có thể sẽ tiếp tục giảm trong năm 2016. Đây sẽ là yếu tố đẩy giá dầu tăng cao trong nửa cuối năm tới.
Trong vòng 18 tháng qua, giá dầu đã giảm hơn 60% do chịu tác động từ nguồn cung thừa mứa và những triển vọng ảm đạm của kinh tế Trung Quốc, thậm chí giá dầu Brent Biển Bắc có lúc còn rớt xuống dưới mức 40 USD/thùng lần đầu tiên kể từ năm 2009.
Thị trường đã luôn kỳ vọng OPEC sẽ cắt giảm sản lượng dầu để “cứu vãn” giá dầu song trong cuộc họp chính sách diễn ra ngày 4/12 vừa qua, OPEC đã một lần nữa quyết định giữ nguyên mức trần sản lượng dầu ở ngưỡng 30 triệu thùng/ngày để bảo vệ thị phần.
Tuy nhiên, sau khi OPEC thông báo sản lượng khai thác dầu tăng, giá dầu trên thị trường châu Á đã giảm xuống mức thấp nhất trong nhiều năm qua.
Chiều 11-12, trên sàn giao dịch điện tử Singapore, giá dầu ngọt nhẹ Mỹ (WTI) giao tháng 01-2016 đã giảm 22 xu Mỹ xuống 36,54 USD/thùng. Giá dầu Brent giao cùng kỳ hạn cũng giảm 25 xu Mỹ xuống 39,48 USD/thùng, mức thấp nhất kể từ đầu năm 2009.
OPEC thông báo tổng sản lượng khai thác của khối này trong tháng 11-2015 đã tăng thêm 230.100 thùng/ngày lên 31,7 triệu thùng/ngày, mức cao nhất trong ba năm rưỡi và vượt cả mức trần mục tiêu 30 triệu thùng/ngày.
OPEC đang cố gắng để giành thị phần với các nhà sản xuất dầu khác và tổ chức này đã quyết định không cắt giảm sản lượng bất chấp giá dầu giảm mạnh, nhu cầu toàn cầu yếu và nguồn cung dư thừa.
Bernard Aw, chiến lược gia về thị trường tại trung tâm IG Markets ở Singapore nhận định: ngành dầu mỏ dự kiến sẽ phải chịu áp lực trong thời gian ngắn hạn do sản lượng của các nhà sản xuất dầu mỏ toàn cầu có thể tiếp tục tăng./
Hội đồng bầu cử Quốc gia họp phiên thứ nhất  (12/12/2015)
Xử mức phạt cao nhất với hành vi dùng chất cấm trong chăn nuôi  (11/12/2015)
Hội thảo “Cộng đồng ASEAN và Chương trình hành động của Việt Nam”  (11/12/2015)
Thành phố Hồ Chí Minh phấn đấu vào nhóm năm địa phương dẫn đầu cả nước  (11/12/2015)
Chủ tịch nước trao quyết định thăng quân hàm ba Thượng tướng  (11/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển