Kỳ họp thứ 22 Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh khóa XII: Sôi nổi thảo luận tại tổ về các giải pháp phát triển kinh tế - xã hội
22:30, ngày 11-12-2015
Tiếp tục chương trình Kỳ họp, phiên họp sáng 11-12-2015, Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Ninh thảo luận tại 5 tổ về kết quả thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh năm 2015; bàn các chỉ tiêu, giải pháp trên các lĩnh vực trong năm 2016, các dự án trọng điểm, cơ chế chính sách, nhóm vấn đề quy hoạch phát triển văn hóa - xã hội và các dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp.
Tại các tổ thảo luận, hầu hết đại biểu khẳng định: Mặc dù còn nhiều khó khăn song với sự chỉ đạo quyết liệt, bám sát chủ đề trọng tâm năm 2015 của tỉnh, sự hỗ trợ của Trung ương, kinh tế - xã hội của tỉnh có chuyển biến tích cực. Hầu hết các chỉ tiêu kinh tế - xã hội đều hoàn thành và hoàn thành vượt mức kế hoạch: Kinh tế tiếp tục tăng trưởng khá, sản xuất công nghiệp, dịch vụ phục hồi và tăng trưởng nhanh, nông nghiệp phát triển ổn định, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tăng cao. Thu ngân sách nội địa tăng mạnh (tăng 22% so với cùng kỳ).
Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ kịp thời, hiệu quả; thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược với nhiều dự án lớn. Công tác quản lý đất đai, đô thị, tài nguyên, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Công tác an sinh xã hội, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính được đặc biệt quan tâm. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, các ý kiến kiến nghị của cử tri được xem xét giải quyết, từ đó khiếu nại kéo dài giảm, tạo đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân. Hoạt động đối ngoại không ngừng được tăng cường, mở rộng và đi vào chiều sâu...
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Tình trạng ô nhiễm môi trường, chủ yếu do hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; giao thông cơ bản dành nhiều quan tâm đến hạ tầng đô thị và ở khu kinh tế trọng điểm; tội phạm ma túy còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là tình trạng sử dụng ma túy đá trong thanh niên; tình trạng nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội còn nhiều, công tác nộp bảo hiểm chưa được quản lý chặt chẽ; an ninh nước ngọt chưa có giải pháp cụ thể...
Thảo luận về các giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, các đại biểu đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương công chức, nhất là ở các cơ sở. Đồng thời, tăng cường kiểm soát than nhập khẩu; xem xét lại mức chi thường xuyên; tăng cường đầu tư cho công tác môi trường; giải pháp cụ thể về quy hoạch về giao thông; nâng cao hơn nữa công tác quản lý đô thị; có cơ chế, chính sách nâng cao nguồn nhân lực; tăng cường quản lý nhà nước và đặc biệt quan tâm đến công tác môi trường…
Tại các tổ thảo luận, đại biểu còn đề nghị bổ sung các giải pháp về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an ninh biên giới, an toàn xã hội; an sinh xã hội; tăng cường phân cấp lĩnh vực quản lý thuế; tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách dành cho các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ đó có cơ chế đặc thù để đầu tư tập trung, tạo động lực phát triển mạnh mẽ các vùng này…
Liên quan đến thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhiều đại biểu đề nghị cần có giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, viễn thỗng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về phát triển nông nghiệp, cần định hướng cho mỗi địa phương hình thành một khu nông nghiệp công nghệ cao; phát triển các mô hình và ưu tiên thực hiện chính sách vay vốn hỗ trợ sản xuất… Đối với nhiệm vụ thu ngân sách, cần tăng cường phân cấp thu cho các địa phương, đặc biệt là đối với các địa phương có khu công nghiệp; tiếp tục đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; sử dụng hiệu quả nguồn đất đai; …
Về nội dung phân bổ ngân sách năm 2016, các đại biểu đề nghị tiếp tục cân đối theo hướng giảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển; quan tâm cân đối trả nợ xây dựng cơ bản; tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án 25 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, tổ chức cũng như tăng nguồn lực dành cho đầu tư…
Cũng trong phiên họp sáng 11-12, các tổ thảo thảo luận cơ bản đồng tình với các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp. Chiều 11-12, Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục chương trình thảo luận tại hội trường./.
Cùng với đó, môi trường đầu tư kinh doanh tiếp tục được cải thiện, các khó khăn, vướng mắc của doanh nghiệp được tháo gỡ kịp thời, hiệu quả; thu hút nhiều nhà đầu tư chiến lược với nhiều dự án lớn. Công tác quản lý đất đai, đô thị, tài nguyên, xây dựng nông thôn mới đạt kết quả tích cực. Công tác an sinh xã hội, tạo việc làm, giáo dục và đào tạo, y tế, văn hóa, thể thao, bảo vệ môi trường, cải cách hành chính được đặc biệt quan tâm. Quốc phòng - an ninh được giữ vững, trật tự an toàn xã hội được bảo đảm, các ý kiến kiến nghị của cử tri được xem xét giải quyết, từ đó khiếu nại kéo dài giảm, tạo đồng thuận, tin tưởng trong nhân dân. Hoạt động đối ngoại không ngừng được tăng cường, mở rộng và đi vào chiều sâu...
Các đại biểu cũng thẳng thắn chỉ ra một số hạn chế trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, như: Tình trạng ô nhiễm môi trường, chủ yếu do hoạt động khai thác tài nguyên, khoáng sản; giao thông cơ bản dành nhiều quan tâm đến hạ tầng đô thị và ở khu kinh tế trọng điểm; tội phạm ma túy còn tiềm ẩn phức tạp, nhất là tình trạng sử dụng ma túy đá trong thanh niên; tình trạng nợ thuế, nợ bảo hiểm xã hội còn nhiều, công tác nộp bảo hiểm chưa được quản lý chặt chẽ; an ninh nước ngọt chưa có giải pháp cụ thể...
Thảo luận về các giải pháp trong phát triển kinh tế - xã hội năm 2016, các đại biểu đề nghị Ủy ban nhân dân tỉnh tiếp tục triển khai các chương trình đồng hành cùng doanh nghiệp; đẩy mạnh cải cách thủ tục hành chính, chấn chỉnh, nâng cao kỷ cương công chức, nhất là ở các cơ sở. Đồng thời, tăng cường kiểm soát than nhập khẩu; xem xét lại mức chi thường xuyên; tăng cường đầu tư cho công tác môi trường; giải pháp cụ thể về quy hoạch về giao thông; nâng cao hơn nữa công tác quản lý đô thị; có cơ chế, chính sách nâng cao nguồn nhân lực; tăng cường quản lý nhà nước và đặc biệt quan tâm đến công tác môi trường…
Tại các tổ thảo luận, đại biểu còn đề nghị bổ sung các giải pháp về công tác bảo đảm an ninh trật tự, an ninh biên giới, an toàn xã hội; an sinh xã hội; tăng cường phân cấp lĩnh vực quản lý thuế; tiếp tục rà soát các cơ chế, chính sách dành cho các xã khó khăn và đặc biệt khó khăn, từ đó có cơ chế đặc thù để đầu tư tập trung, tạo động lực phát triển mạnh mẽ các vùng này…
Liên quan đến thực hiện 3 đột phá chiến lược, nhiều đại biểu đề nghị cần có giải pháp cụ thể, mạnh mẽ hơn nữa trong việc đầu tư kết cấu hạ tầng đồng bộ, từng bước hoàn thiện hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông, viễn thỗng cho vùng đồng bào dân tộc thiểu số. Về phát triển nông nghiệp, cần định hướng cho mỗi địa phương hình thành một khu nông nghiệp công nghệ cao; phát triển các mô hình và ưu tiên thực hiện chính sách vay vốn hỗ trợ sản xuất… Đối với nhiệm vụ thu ngân sách, cần tăng cường phân cấp thu cho các địa phương, đặc biệt là đối với các địa phương có khu công nghiệp; tiếp tục đồng hành tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ; sử dụng hiệu quả nguồn đất đai; …
Về nội dung phân bổ ngân sách năm 2016, các đại biểu đề nghị tiếp tục cân đối theo hướng giảm chi thường xuyên và tăng chi đầu tư phát triển; quan tâm cân đối trả nợ xây dựng cơ bản; tiếp tục chỉ đạo thực hiện hiệu quả Đề án 25 nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy, tổ chức cũng như tăng nguồn lực dành cho đầu tư…
Cũng trong phiên họp sáng 11-12, các tổ thảo thảo luận cơ bản đồng tình với các tờ trình, dự thảo nghị quyết trình Kỳ họp. Chiều 11-12, Hội đồng nhân dân tỉnh tiếp tục chương trình thảo luận tại hội trường./.
Đẩy mạnh liên kết vùng và phát triển kinh tế hợp tác, tạo động lực phát triển mới cho khu vực đồng bằng sông Cửu Long  (11/12/2015)
Hội nghị toàn quốc tổng kết công tác kiểm tra, giám sát của Đảng  (11/12/2015)
Hội nghị Thượng đỉnh GCC đề cao đoàn kết nội khối  (11/12/2015)
Quảng Trị huy động các nguồn lực đẩy mạnh phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới  (11/12/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển