Chủ tịch nước: “Làm một công dân tốt, còn hơn một cán bộ tồi”
22:09, ngày 05-12-2015
Thực hiện chương trình tiếp xúc cử tri sau kỳ họp thứ 10, Quốc hội khóa XIII, ngày 05-12, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang cùng các đại biểu Quốc hội đơn vị bầu cử số 1, Đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hồ Chí Minh đã tiếp xúc cử tri quận 1 và quận 3.
Đây là cuộc tiếp xúc cử tri được coi là cuối cùng của các đại biểu Quốc hội khóa XIII, các cử tri đã bày tỏ nhiều ý kiến về vai trò các đại biểu nhiệm kỳ vừa qua, mong muốn các vấn đề tồn tại hạn chế được phản ánh cần được tiếp tục khắc phục trong thời gian còn lại cũng như nhiệm kỳ tới.
Tại các buổi tiếp xúc tại quận 1 và quận 3, đại biểu Trần Du Lịch thay mặt tổ đại biểu Quốc hội đã báo cáo với cử tri một số kết quả chính của kỳ họp thứ 10. Các cử tri hoan nghênh kỳ họp thứ 10 thông qua những dự luật quan trọng như: Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); luật giám sát, Luật Trưng cầu dân ý... và nhất là đánh giá tình hình kinh tế xã hội nhằm tìm giải pháp phát triển cho năm 2016 và giai đoạn 5 năm tới.
Các cử tri cũng đánh giá cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng với Quốc hội, đồng thời kiến nghị các cơ quan từ trung ương đến địa phương giải quyết nhiều bức xúc, khiếu kiện của cử tri. Trên cơ sở hoạt động của nhiệm kỳ Quốc hội, các cử tri Trần Hoàng Nam, Nguyễn Thị Nguyệt (quận 1) đều kiến nghị phải nâng cao hơn nữa vai trò của Quốc hội.
Cử tri Nguyễn Thị Nguyệt nói: "Người ta quan niệm Quốc hội như bà nội tức là rất có uy tín nhưng không có quyền. Nhưng qua nhiệm kỳ khóa XIII này cho thấy sự lớn mạnh, trưởng thành, môt sự dân chủ của Quốc hội đối với nhân dân. Qua cách chất vấn, người dân hoan nghênh cách làm mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được chuẩn bị kỹ nhưng cũng cho thấy trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào để xây dựng đội ngũ sau khá hơn đội ngũ trước. Điều thứ 2 uy tín của Quốc hội chính là giám sát và phải có trách nhiệm và có quyền".
Cử tri Hà Hạnh (quận 3) và cử tri Nguyễn Trung Dũng (quận 1) hoan nghênh việc đổi mới chất vấn tại các kỳ họp, nhưng cho rằng hậu chất vấn lại không được giám sát, những lời hứa không được thực hiện thì cần quy trách nhiệm của các Bộ trưởng không thể để tình trạng hứa cho xong. Cử tri Nguyễn Trung Dũng cho rằng: "Qua theo dõi, tôi thấy đa số cử tri chấp nhận phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn một số Bộ trưởng trả lời chung chung, chưa cụ thể, chưa đi vào vấn đề nóng bỏng của xã hội. Liệu các Bộ trưởng có dám hứa với cử tri rằng không làm được thì từ chức không? Hay chỉ hứa như vậy rồi để đó?”.
Một vấn đề gây bức xúc và được đề cập thường xuyên trong các cuộc tiếp xúc cử tri đó là vấn đề phòng, chống tham nhũng chưa có chuyển biến tích cực. Cử tri Trần Quang Tuấn, phường Đa Kao, kiến nghị phải có biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp hiện nay.
Cử tri Trần Quang Tuấn đề nghị: "Đảng và Nhà nước phải tạo được lòng tin cho nhân dân mới huy động được sức mạnh từ dân. Để làm được điều đó phải giải quyết được nạn tham nhũng. Câu hỏi đặt ra lâu nay công tác chống tham nhũng chưa hiệu quả. Nói tham nhũng là giặc nội xâm mà đã là giặc thì không thể là đồng chí để dùng biện pháp phê bình và tự phê bình. Đảng ta là đảng cầm quyền thì phải có biện pháp độc quyền, thậm chí là độc đoán để chống tham nhũng, không thể dân chủ nửa vời chỉ dùng phiếu bầu để loại tham nhũng. Đó là giải pháp trung dung, dân chủ nghị trường như V.I.Lênin đã từng đề cập”.
Cử tri Trần Bá Ngọc, phường Nguyễn Cư Trinh, nêu việc khắc phục oan sai thời gian gần đây được hết sức chú ý, tuy nhiên lại xử lý chưa triệt để trách nhiệm của người thực hiện tố tụng gắn với bồi thường oan sai. Các cử tri cũng bày tỏ mong muốn việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng và nhiệm kỳ Quốc hội sắp tới phải chọn được những người có đức, tài, tâm và tầm. Bên cạnh đó các ý kiến tập trung phản ánh về bất cập trong quản lý văn minh đô thị, giao thông, giáo dục, y tế, chính sách đối với người có công...
Với ý nghĩa đây là cuộc tiếp xúc cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại biểu Trần Du Lịch đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội XIII. Chủ tịch nước bày tỏ trong suốt nhiệm kỳ vừa qua tự thấy rằng đã không phụ lòng tin tưởng cử tri. Cố gắng nghiêm túc chấp hành, toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Chủ tịch nước cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của các cử tri, đánh giá cao phát biểu tâm huyết của cử tri trên tinh thần nói thẳng nói thật. Chủ tịch nước khẳng định là đại biểu dù còn giây phút nào cũng làm hết sức theo chức trách của mình để đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ: "Không thể nói bàn giao lại cho khóa sau. Còn lại gần 1 năm trời không lo làm, bàn giao để đi chơi là tắc trách. Ngày mai nghỉ, chiều nay nghỉ cũng vẫn phải làm đó là trách nhiệm. Tôi xin cảm ơn cử tri và sẽ hoàn thành phần việc của mình để làm tròn trách nhiệm mà cử tri đã tín nhiệm giao cho.
Trao đổi với cử tri về thực trạng tình hình đất nước, Chủ tịch nước cho rằng những ý kiến của cử tri về quản lý xã hội còn nhiều hạn chế trong bối cảnh hội nhập là hoàn toàn đúng. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu nhưng phải thừa nhận quản lý Nhà nước còn bộc lộ yếu kém trên nhiều lĩnh vực trước sức ép của hội nhập với thế giới, cần phải đổi mới mạnh mẽ, nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, gắn với giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi. Chủ tịch nước nhấn mạnh cải cách là tốt nhưng trước hết là phải cải cách con người.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Một việc làm mãi không xong, trước hết phải nhìn lại nội bộ. Cử tri cho rằng cải cách tư pháp muốn tốt trước hết phải cải cách những người làm tư pháp là rất đúng. Làm mãi một việc không xong là phải nhìn lại nội bộ, nhìn lại việc sử dụng con người”.Để làm được điều đó, Chủ tịch nước cho rằng căn nguyên vấn đề là phải đổi mới toàn diện giáo dục, quy trách nhiệm cụ thể đồng thời tăng cường sự giám sát của nhân dân. Chủ tịch nước mong rằng cử tri tiếp tục hiến kế và đóng góp cho đảng bộ, chính quyền trong quản lý điều hành địa phương cũng như đất nước nói chung.
Đề cập việc thất thoát trong quản lý kinh tế tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước mà cử tri nêu, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước, chúng ta phải công bằng trong nhìn nhận thành tựu và hạn chế. Đảng, Nhà nước đã và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm; còn những tồn tại về cơ chế, về năng lực sẽ tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập với khu vực và thế giới.
Về chống tham nhũng, Chủ tịch nước cho rằng đây là vấn đề không mới nhưng rất thời sự, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã làm rất quyết liệt, đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa đạt mục tiêu đặt ra. Để được kết quả cao phải có được những con người rất dũng cảm trong cấp ủy, trong bộ máy chính quyền; mọi người phải dám chỉ ra và đấu tranh với những tiêu cực, tham nhũng. Chủ tịch nước nhấn mạnh "làm một công dân tốt còn hơn 1 cán bộ tồi".
Chủ tịch nước chia sẻ, tuy đã toàn tâm toàn ý, phấn đấu phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân trong nhiệm kỳ qua nhưng do bị động của quỹ thời gian nên việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu cũng còn hạn chế so với yêu cầu của nhân dân. Chủ tịch nước mong nhận được sự thông cảm của cử tri và cam kết, trong chương trình hành động từ nay đến hết nhiệm kỳ, sẽ rà soát nội dung còn hạn chế, thiếu sót, tiếp tục thực hiện tốt nhất vai trò đại biểu của nhân dân./.
Tại các buổi tiếp xúc tại quận 1 và quận 3, đại biểu Trần Du Lịch thay mặt tổ đại biểu Quốc hội đã báo cáo với cử tri một số kết quả chính của kỳ họp thứ 10. Các cử tri hoan nghênh kỳ họp thứ 10 thông qua những dự luật quan trọng như: Bộ luật Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng Hình sự (sửa đổi), Bộ luật Tố tụng dân sự (sửa đổi); luật giám sát, Luật Trưng cầu dân ý... và nhất là đánh giá tình hình kinh tế xã hội nhằm tìm giải pháp phát triển cho năm 2016 và giai đoạn 5 năm tới.
Các cử tri cũng đánh giá cao nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Đoàn đại biểu Quốc hội Thành phố Hồ Chí Minh đã đóng góp nhiều ý kiến xác đáng với Quốc hội, đồng thời kiến nghị các cơ quan từ trung ương đến địa phương giải quyết nhiều bức xúc, khiếu kiện của cử tri. Trên cơ sở hoạt động của nhiệm kỳ Quốc hội, các cử tri Trần Hoàng Nam, Nguyễn Thị Nguyệt (quận 1) đều kiến nghị phải nâng cao hơn nữa vai trò của Quốc hội.
Cử tri Nguyễn Thị Nguyệt nói: "Người ta quan niệm Quốc hội như bà nội tức là rất có uy tín nhưng không có quyền. Nhưng qua nhiệm kỳ khóa XIII này cho thấy sự lớn mạnh, trưởng thành, môt sự dân chủ của Quốc hội đối với nhân dân. Qua cách chất vấn, người dân hoan nghênh cách làm mặc dù còn nhiều vấn đề chưa được chuẩn bị kỹ nhưng cũng cho thấy trách nhiệm của người đứng đầu như thế nào để xây dựng đội ngũ sau khá hơn đội ngũ trước. Điều thứ 2 uy tín của Quốc hội chính là giám sát và phải có trách nhiệm và có quyền".
Cử tri Hà Hạnh (quận 3) và cử tri Nguyễn Trung Dũng (quận 1) hoan nghênh việc đổi mới chất vấn tại các kỳ họp, nhưng cho rằng hậu chất vấn lại không được giám sát, những lời hứa không được thực hiện thì cần quy trách nhiệm của các Bộ trưởng không thể để tình trạng hứa cho xong. Cử tri Nguyễn Trung Dũng cho rằng: "Qua theo dõi, tôi thấy đa số cử tri chấp nhận phần trả lời chất vấn của các thành viên Chính phủ, tuy nhiên vẫn còn một số Bộ trưởng trả lời chung chung, chưa cụ thể, chưa đi vào vấn đề nóng bỏng của xã hội. Liệu các Bộ trưởng có dám hứa với cử tri rằng không làm được thì từ chức không? Hay chỉ hứa như vậy rồi để đó?”.
Một vấn đề gây bức xúc và được đề cập thường xuyên trong các cuộc tiếp xúc cử tri đó là vấn đề phòng, chống tham nhũng chưa có chuyển biến tích cực. Cử tri Trần Quang Tuấn, phường Đa Kao, kiến nghị phải có biện pháp mạnh mẽ và quyết liệt hơn nữa để ngăn chặn tình trạng tham nhũng, lãng phí diễn biến phức tạp hiện nay.
Cử tri Trần Quang Tuấn đề nghị: "Đảng và Nhà nước phải tạo được lòng tin cho nhân dân mới huy động được sức mạnh từ dân. Để làm được điều đó phải giải quyết được nạn tham nhũng. Câu hỏi đặt ra lâu nay công tác chống tham nhũng chưa hiệu quả. Nói tham nhũng là giặc nội xâm mà đã là giặc thì không thể là đồng chí để dùng biện pháp phê bình và tự phê bình. Đảng ta là đảng cầm quyền thì phải có biện pháp độc quyền, thậm chí là độc đoán để chống tham nhũng, không thể dân chủ nửa vời chỉ dùng phiếu bầu để loại tham nhũng. Đó là giải pháp trung dung, dân chủ nghị trường như V.I.Lênin đã từng đề cập”.
Cử tri Trần Bá Ngọc, phường Nguyễn Cư Trinh, nêu việc khắc phục oan sai thời gian gần đây được hết sức chú ý, tuy nhiên lại xử lý chưa triệt để trách nhiệm của người thực hiện tố tụng gắn với bồi thường oan sai. Các cử tri cũng bày tỏ mong muốn việc chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng và nhiệm kỳ Quốc hội sắp tới phải chọn được những người có đức, tài, tâm và tầm. Bên cạnh đó các ý kiến tập trung phản ánh về bất cập trong quản lý văn minh đô thị, giao thông, giáo dục, y tế, chính sách đối với người có công...
Với ý nghĩa đây là cuộc tiếp xúc cuối cùng của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII, Chủ tịch nước Trương Tấn Sang và đại biểu Trần Du Lịch đã báo cáo kết quả thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội trong nhiệm kỳ Quốc hội XIII. Chủ tịch nước bày tỏ trong suốt nhiệm kỳ vừa qua tự thấy rằng đã không phụ lòng tin tưởng cử tri. Cố gắng nghiêm túc chấp hành, toàn tâm, toàn ý thực hiện nhiệm vụ của người đại biểu nhân dân. Chủ tịch nước cảm ơn sự quan tâm, hỗ trợ của các cử tri, đánh giá cao phát biểu tâm huyết của cử tri trên tinh thần nói thẳng nói thật. Chủ tịch nước khẳng định là đại biểu dù còn giây phút nào cũng làm hết sức theo chức trách của mình để đáp ứng nguyện vọng của cử tri.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nêu rõ: "Không thể nói bàn giao lại cho khóa sau. Còn lại gần 1 năm trời không lo làm, bàn giao để đi chơi là tắc trách. Ngày mai nghỉ, chiều nay nghỉ cũng vẫn phải làm đó là trách nhiệm. Tôi xin cảm ơn cử tri và sẽ hoàn thành phần việc của mình để làm tròn trách nhiệm mà cử tri đã tín nhiệm giao cho.
Trao đổi với cử tri về thực trạng tình hình đất nước, Chủ tịch nước cho rằng những ý kiến của cử tri về quản lý xã hội còn nhiều hạn chế trong bối cảnh hội nhập là hoàn toàn đúng. Chúng ta đã đạt được nhiều thành tựu nhưng phải thừa nhận quản lý Nhà nước còn bộc lộ yếu kém trên nhiều lĩnh vực trước sức ép của hội nhập với thế giới, cần phải đổi mới mạnh mẽ, nỗ lực hoàn thiện hành lang pháp lý, gắn với giám sát chặt chẽ trong quá trình thực thi. Chủ tịch nước nhấn mạnh cải cách là tốt nhưng trước hết là phải cải cách con người.
Chủ tịch nước Trương Tấn Sang nhấn mạnh: "Một việc làm mãi không xong, trước hết phải nhìn lại nội bộ. Cử tri cho rằng cải cách tư pháp muốn tốt trước hết phải cải cách những người làm tư pháp là rất đúng. Làm mãi một việc không xong là phải nhìn lại nội bộ, nhìn lại việc sử dụng con người”.Để làm được điều đó, Chủ tịch nước cho rằng căn nguyên vấn đề là phải đổi mới toàn diện giáo dục, quy trách nhiệm cụ thể đồng thời tăng cường sự giám sát của nhân dân. Chủ tịch nước mong rằng cử tri tiếp tục hiến kế và đóng góp cho đảng bộ, chính quyền trong quản lý điều hành địa phương cũng như đất nước nói chung.
Đề cập việc thất thoát trong quản lý kinh tế tại các tập đoàn kinh tế Nhà nước mà cử tri nêu, Chủ tịch nước nhấn mạnh: Doanh nghiệp nhà nước có vai trò quan trọng trong sự phát triển đất nước, chúng ta phải công bằng trong nhìn nhận thành tựu và hạn chế. Đảng, Nhà nước đã và sẽ xử lý nghiêm những sai phạm; còn những tồn tại về cơ chế, về năng lực sẽ tiếp tục đổi mới, tái cơ cấu nhằm nâng cao hiệu quả của các doanh nghiệp, đủ sức cạnh tranh khi hội nhập với khu vực và thế giới.
Về chống tham nhũng, Chủ tịch nước cho rằng đây là vấn đề không mới nhưng rất thời sự, thời gian qua, các cơ quan chức năng đã làm rất quyết liệt, đạt được những kết quả tích cực nhưng chưa đạt mục tiêu đặt ra. Để được kết quả cao phải có được những con người rất dũng cảm trong cấp ủy, trong bộ máy chính quyền; mọi người phải dám chỉ ra và đấu tranh với những tiêu cực, tham nhũng. Chủ tịch nước nhấn mạnh "làm một công dân tốt còn hơn 1 cán bộ tồi".
Chủ tịch nước chia sẻ, tuy đã toàn tâm toàn ý, phấn đấu phục vụ đất nước, phục vụ nhân dân trong nhiệm kỳ qua nhưng do bị động của quỹ thời gian nên việc thực hiện nhiệm vụ đại biểu cũng còn hạn chế so với yêu cầu của nhân dân. Chủ tịch nước mong nhận được sự thông cảm của cử tri và cam kết, trong chương trình hành động từ nay đến hết nhiệm kỳ, sẽ rà soát nội dung còn hạn chế, thiếu sót, tiếp tục thực hiện tốt nhất vai trò đại biểu của nhân dân./.
Bước tiến mới trong hợp tác kinh tế Việt Nam - Slovakia  (05/12/2015)
"Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền Việt Nam không thể tranh cãi"  (05/12/2015)
Nhiều dự án điện trọng điểm được đưa vào vận hành trong tháng 12  (05/12/2015)
Nghị quyết phiên họp Chính phủ thường kỳ tháng 11  (04/12/2015)
Trưng bày tư liệu quý về Hoàng Sa, Trường Sa tại Quảng Nam  (04/12/2015)
Đối thoại đối tác chiến lược Việt Nam - Nhật Bản lần thứ 6  (04/12/2015)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
- Tăng cường vai trò của tài chính vi mô cho phát triển “nông nghiệp, nông dân và nông thôn xanh” tại Việt Nam
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Một số vấn đề lý luận và thực tiễn về nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam