Lương tối thiểu vùng tăng cao nhất 400.000 đồng từ đầu năm 2016
21:51, ngày 20-11-2015
Sau hai tháng kể từ khi Hội đồng Tiền lương Quốc gia trình Chính phủ phương án tăng lương tối thiểu vùng năm 2016, Chính phủ đã đồng ý với phương án này và sẽ bắt đầu tăng lương từ ngày 1-1-2016.
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 122/2015/NĐ-CP quy định mức lương tối thiểu vùng đối với người lao động làm việc ở doanh nghiệp, liên hiệp hợp tác xã, hợp tác xã, tổ hợp tác, trang trại, hộ gia đình, cá nhân và các cơ quan, tổ chức có sử dụng lao động theo hợp đồng lao động.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1-1-2016 tới đây như sau: Vùng 1 là 3,5 triệu đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015). vùng 2 là 3,1 triệu đồng/tháng, (tăng 350.000 đồng ), vùng 3 là 2,7 triệu đồng/tháng (tăng 300.000 đồng), vùng 4 là 2,4 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng ).
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng, tăng trung bình khoảng 12,4%.
Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận...
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Đối với lao động đã qua học nghề, Chính phủ cũng quy định phải trả cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng.
Nghị định số 122/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11-11-2014./.
Mức lương tối thiểu vùng áp dụng đối với doanh nghiệp từ ngày 1-1-2016 tới đây như sau: Vùng 1 là 3,5 triệu đồng/tháng (tăng 400.000 đồng so với năm 2015). vùng 2 là 3,1 triệu đồng/tháng, (tăng 350.000 đồng ), vùng 3 là 2,7 triệu đồng/tháng (tăng 300.000 đồng), vùng 4 là 2,4 triệu đồng/tháng (tăng 250.000 đồng ).
Như vậy, mức lương tối thiểu vùng mới cao hơn mức lương hiện nay khoảng 250.000-400.000 đồng/tháng, tăng trung bình khoảng 12,4%.
Nghị định cũng nêu rõ, mức lương tối thiểu vùng như trên là mức thấp nhất làm cơ sở để doanh nghiệp và người lao động thỏa thuận và trả lương, trong đó mức lương trả cho người lao động làm việc trong điều kiện lao động bình thường, bảo đảm đủ thời giờ làm việc bình thường trong tháng và hoàn thành định mức lao động hoặc công việc đã thỏa thuận...
Khi thực hiện mức lương tối thiểu vùng, doanh nghiệp không được xóa bỏ hoặc cắt giảm các chế độ tiền lương khi người lao động làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm, làm việc trong điều kiện lao động nặng nhọc, độc hại, chế độ bồi dưỡng bằng hiện vật đối với các chức danh nghề nặng nhọc, độc hại và các chế độ khác theo quy định của pháp luật lao động. Các khoản phụ cấp, bổ sung khác, trợ cấp, tiền thưởng do doanh nghiệp quy định thì thực hiện theo thỏa thuận trong hợp đồng lao động, thỏa ước lao động tập thể hoặc trong quy chế của doanh nghiệp.
Đối với lao động đã qua học nghề, Chính phủ cũng quy định phải trả cao hơn ít nhất 7% mức lương tối thiểu vùng.
Nghị định số 122/2015/NĐ-CP thay thế Nghị định 103/2014/NĐ-CP ngày 11-11-2014./.
Đề nghị công nhận tính pháp lý của tổ chức thừa phát lại đã lập  (20/11/2015)
Quy định mới về chuẩn hộ nghèo trong giai đoạn 2016-2020  (20/11/2015)
Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025 duy trì đà hội nhập khu vực  (20/11/2015)
Quảng Yên phải chuyển nhanh trạng thái tổ chức thực hiện của cán bộ, công chức sang hướng xây dựng thị xã dịch vụ - công nghiệp  (20/11/2015)
Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh dự ngày hội Đại đoàn kết toàn dân tộc tại phường Cẩm Trung (thành phố Cẩm Phả, Quảng Ninh)  (20/11/2015)
Đồng Tháp đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo  (20/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên