Khai mạc hội đàm Syria giữa lúc xảy ra vụ khủng bố Paris
22:09, ngày 14-11-2015
TCCSĐT - Tối 14-11-2015 giờ Hà Nội, tại thủ đô Vienna của Áo, Hội nghị đa phương về giải quyết xung đột tại Syria đã khai mạc với sự tham gia của ngoại trưởng và thứ trưởng 20 nước, đại diện của Liên minh châu Âu (EU), Liên đoàn các quốc gia Arab và Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC).
Trước khi Hội nghị khai mạc, trong bối cảnh cả thế giới đang chấn động vì các vụ tấn công ngay tại thủ đô nước Pháp, Đại diện cấp cao về chính sách an ninh và đối ngoại của EU Federica Mogherini tuyên bố cuộc đàm phán về Syria tại Vienna sẽ là một nỗ lực đáp trả lại mối đe dọa khủng bố. Theo bà F. Mogherini, đoàn kết và tìm ra giải pháp hòa bình sẽ là câu trả lời thích đáng nhất cho tình hình hiện nay.
Bà Mogherini cũng cho rằng giữa lúc cộng đồng thế giới đang đoàn kết hơn so với 3, 4 tuần trước đây. Các vụ tấn công tại Paris, thảm họa máy bay Nga tại Ai Cập và vụ đánh bom liều chết do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện trong những ngày vừa qua là bằng chứng cho thấy nguy cơ khủng bố đang đe dọa ở mức độ như nhau đối với cộng đồng thế giới.
Phát biểu trước báo giới khi đến tham dự Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ một lệnh ngừng bắn hoàn toàn tại Syria. Ông cũng cho biết trước đó Trung Quốc đã trình một bản chiến lược gồm 4 điểm để giải quyết xung đột Syria và ngừng bắn hoàn toàn là một trong bốn nội dung đó.
Trong khuôn khổ Hội nghị Vienna cũng đã diễn ra nhiều cuộc gặp song phương, đáng chú ý là cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry, trong đó người đứng cơ quan ngoại giao Nga khẳng định không thể có thái độ khoan nhượng đối với chủ nghĩa khủng bố. Ông S. Lavrov cũng bày tỏ tin tưởng rằng Hội nghị Vienna sẽ đạt được bước tiến trong cuộc đấu tranh chống các tổ chức khủng bố trên thế giới.
Hội nghị Vienna là vòng đàm phán cấp bộ trưởng lần thứ hai về tình hình tại Syria. Các bên dự kiến sẽ thảo luận thúc đẩy tiến trình giải quyết chính trị và đặc biệt là cố gắng thống nhất một danh sách các lực lượng được xem là đối lập tại Syria có thể tham gia tiến trình chính trị, cũng như thống nhất về các tổ chức liệt vào hàng ngũ khủng bố.
Nước Pháp quốc tang 3 ngày để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng
Trong lúc đó, tại Pháp, tờ Liberation dẫn nguồn tin an ninh nói những kẻ khủng bố gây ra vụ tấn công làm 124 người chết có mang theo hộ chiếu Ai Cập, Syria và cả hộ chiếu Pháp. Phóng viên chuyên mảng pháp lý Willy Le Devin của tờ này cho biết cảnh sát đã xác định được danh tính của kẻ khủng bố mang quốc tịch Pháp thông qua dấu vân tay của tên này. Trong khi đó, có hai hộ chiếu, một Ai Cập và một Syria, được tìm thấy bên người của hai kẻ tấn công khác.
Trước đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công, và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng tuyên bố IS chính là thủ phạm. Ông F. Hollande gọi các vụ tấn công là "hành động chiến tranh," được lập kế hoạch ở nước ngoài và có sự tiếp tay từ bên trong nước Pháp. Người đứng đầu nhà nước Pháp cũng cho biết Quốc hội nước này sẽ họp khẩn cấp vào ngày 16-11. Nước Pháp tuyên bố quốc tang 3 ngày để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng.Theo một số nhân chứng, trước khi kích hoạt chất nổ giấu trong người, một trong số những kẻ khủng bố đã hét lên rằng "Thánh Allah vĩ đại”.
Đêm 13-11 (giờ địa phương, rạng sáng 14-11 giờ Việt Nam), hàng loạt các vụ tấn công kinh hoàng đã cùng lúc xảy ra tại 7 địa điểm tại thủ đô Paris, Pháp. Các vụ tấn công bao gồm nổ súng và bắt giữ con tin tại Nhà hát Bataclan, hai vụ nổ gần sân vận động quốc gia Stade de France, nơi đang diễn ra trận giao hữu bóng đá giữa đội tuyển Pháp với đội tuyển Đức, 5 vụ nổ gần nhà hát Bataclan, và một vụ tấn công nhằm vào trung tâm mua sắm Les Halles.
Theo nguồn tin cảnh sát cho biết, tính đến thời điểm hiện nay đã có ít nhất 128 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương, trong đó có 80 người bị thương nặng. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào nước Pháp kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, trong năm 2015, nước Pháp cũng nhiều lần là mục tiêu tấn công của khủng bố.
Điểm lại các vụ tấn công khủng bố ở Pháp trong năm 2015
Ngày 07-01: Hai tay súng đã bất ngờ xả súng vào tòa soạn tờ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo sau đó đã tẩu thoát khỏi hiện trường. Vụ xả súng đã khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát, 4 họa sỹ vẽ biếm họa cùng Tổng biên tập của tờ báo này. Tại tòa soạn Charlie Hebdo đã từng xảy ra vụ tấn công bằng bom hồi tháng 11-2011 sau khi tạp chí này cho đăng hình nhà tiên tri Hồi giáo Mohammad lên trang bìa.
Ngày 08-01: Một cảnh sát và một người khác đã bị thương nặng trong vụ nổ súng gần Porte de Chantillon ở phía Nam thủ đô Paris của Pháp, Vụ này do 2 đối tượng, gồm một nam và một nữ, gây ra. Hai kẻ này sau đó đã tiến hành vụ bắt cóc con tin tại cửa hàng tạp hóa ở Porte de Vincennes, phía Đông Paris, làm 4 người thiệt mạng.
Ngày 26-6: Vụ tấn công một nhà máy khí đốt ở thị trấn Saint-Quentin-Fallavier, Đông Nam nước Pháp làm một người thiệt mạng và 02 người bị thương. Tại hiện trường còn phát hiện thủ cấp của một người với dài băng viết bằng tiếng Arab. Điều đáng chú ý là vụ tấn công khủng bố tàn bạo này ở Pháp xảy ra gần như đồng thời với vụ các tay súng sát hại 38 người tại một khu nghỉ dưỡng du lịch nổi tiếng ở Tunisia, nơi có nhiều du khách châu Âu lưu trú, và vụ đánh bom tự sát ở Kuwait làm 25 người chết.
Ngày 21-8: Một vụ nổ súng đã xảy ra trên chuyến tàu cao tốc đi từ thành phố Amsterdam của Hà Lan tới thủ đô Paris của Pháp khiến ít nhất 03 người bị thương. Kẻ tấn công đã xả súng tiểu liên vào các hành khách đang đi trên chuyến tàu tuy nhiên tên này ngay lập tức đã bị 02 du khách người Mỹ khống chế trước khi có thể gây thêm thương vong. Tên này đã bị bắt giữ và áp giải đi ngay sau khi tàu dừng tại nhà ga của thị trấn Arras, miền Bắc nước Pháp.
Phát biểu với báo giới sau khi rời Hội nghị hòa bình về Syria tại Vienna, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, nước này sẽ áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường an ninh tại các cơ sở ở nước ngoài, trong đó có các cơ quan đại diện ngoại giao và trường học, tiếp sau loạt vụ tấn công đẫm máu ở Paris làm 128 người thiệt mạng.
Giới chức Pháp cũng cho biết, toàn bộ các trường học, siêu thị, viện bảo tàng, thư viện và một số điểm du lịch nổi tiếng tại tại thủ đô Paris đã tạm thời đóng cửa. An ninh được tăng cường tại các khu vực tập trung đông người ở trung tâm thành phố. Tháp Eiffel cũng không mở cửa đón khách du lịch. Ngoài ra, Trung tâm vui chơi giải trí nổi tiếng Disneyland nằm ở phía Đông thủ đô Paris cũng tạm ngừng hoạt động.
Một ngày sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris, IS đã công bố một đoạn video đe dọa tấn công nước Pháp nếu Paris tiếp tục thực hiện các vụ ném bom nhằm vào lực lượng này. Tổng thống Syrian Bashar al Assad đã lên án các vụ tấn công và cho biết các hành động khủng bố này tương tự như những gì mà người dân Syria phải đối mặt trong những năm nội chiến vừa qua./.
Bà Mogherini cũng cho rằng giữa lúc cộng đồng thế giới đang đoàn kết hơn so với 3, 4 tuần trước đây. Các vụ tấn công tại Paris, thảm họa máy bay Nga tại Ai Cập và vụ đánh bom liều chết do tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng thực hiện trong những ngày vừa qua là bằng chứng cho thấy nguy cơ khủng bố đang đe dọa ở mức độ như nhau đối với cộng đồng thế giới.
Phát biểu trước báo giới khi đến tham dự Hội nghị, Thứ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Lý Bảo Đông tuyên bố Bắc Kinh ủng hộ một lệnh ngừng bắn hoàn toàn tại Syria. Ông cũng cho biết trước đó Trung Quốc đã trình một bản chiến lược gồm 4 điểm để giải quyết xung đột Syria và ngừng bắn hoàn toàn là một trong bốn nội dung đó.
Trong khuôn khổ Hội nghị Vienna cũng đã diễn ra nhiều cuộc gặp song phương, đáng chú ý là cuộc gặp giữa Ngoại trưởng Nga Sergey Lavrov và người đồng cấp Mỹ John Kerry, trong đó người đứng cơ quan ngoại giao Nga khẳng định không thể có thái độ khoan nhượng đối với chủ nghĩa khủng bố. Ông S. Lavrov cũng bày tỏ tin tưởng rằng Hội nghị Vienna sẽ đạt được bước tiến trong cuộc đấu tranh chống các tổ chức khủng bố trên thế giới.
Hội nghị Vienna là vòng đàm phán cấp bộ trưởng lần thứ hai về tình hình tại Syria. Các bên dự kiến sẽ thảo luận thúc đẩy tiến trình giải quyết chính trị và đặc biệt là cố gắng thống nhất một danh sách các lực lượng được xem là đối lập tại Syria có thể tham gia tiến trình chính trị, cũng như thống nhất về các tổ chức liệt vào hàng ngũ khủng bố.
Nước Pháp quốc tang 3 ngày để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng
Trong lúc đó, tại Pháp, tờ Liberation dẫn nguồn tin an ninh nói những kẻ khủng bố gây ra vụ tấn công làm 124 người chết có mang theo hộ chiếu Ai Cập, Syria và cả hộ chiếu Pháp. Phóng viên chuyên mảng pháp lý Willy Le Devin của tờ này cho biết cảnh sát đã xác định được danh tính của kẻ khủng bố mang quốc tịch Pháp thông qua dấu vân tay của tên này. Trong khi đó, có hai hộ chiếu, một Ai Cập và một Syria, được tìm thấy bên người của hai kẻ tấn công khác.
Trước đó, tổ chức Nhà nước Hồi giáo IS đã nhận trách nhiệm gây ra vụ tấn công, và Tổng thống Pháp Francois Hollande cũng tuyên bố IS chính là thủ phạm. Ông F. Hollande gọi các vụ tấn công là "hành động chiến tranh," được lập kế hoạch ở nước ngoài và có sự tiếp tay từ bên trong nước Pháp. Người đứng đầu nhà nước Pháp cũng cho biết Quốc hội nước này sẽ họp khẩn cấp vào ngày 16-11. Nước Pháp tuyên bố quốc tang 3 ngày để tưởng niệm các nạn nhân thiệt mạng.Theo một số nhân chứng, trước khi kích hoạt chất nổ giấu trong người, một trong số những kẻ khủng bố đã hét lên rằng "Thánh Allah vĩ đại”.
Đêm 13-11 (giờ địa phương, rạng sáng 14-11 giờ Việt Nam), hàng loạt các vụ tấn công kinh hoàng đã cùng lúc xảy ra tại 7 địa điểm tại thủ đô Paris, Pháp. Các vụ tấn công bao gồm nổ súng và bắt giữ con tin tại Nhà hát Bataclan, hai vụ nổ gần sân vận động quốc gia Stade de France, nơi đang diễn ra trận giao hữu bóng đá giữa đội tuyển Pháp với đội tuyển Đức, 5 vụ nổ gần nhà hát Bataclan, và một vụ tấn công nhằm vào trung tâm mua sắm Les Halles.
Theo nguồn tin cảnh sát cho biết, tính đến thời điểm hiện nay đã có ít nhất 128 người thiệt mạng, hơn 300 người bị thương, trong đó có 80 người bị thương nặng. Đây là vụ tấn công đẫm máu nhất nhằm vào nước Pháp kể từ cuộc Chiến tranh thế giới thứ hai. Tuy nhiên, trong năm 2015, nước Pháp cũng nhiều lần là mục tiêu tấn công của khủng bố.
Điểm lại các vụ tấn công khủng bố ở Pháp trong năm 2015
Ngày 07-01: Hai tay súng đã bất ngờ xả súng vào tòa soạn tờ tạp chí châm biếm Charlie Hebdo sau đó đã tẩu thoát khỏi hiện trường. Vụ xả súng đã khiến 12 người thiệt mạng, trong đó có 2 cảnh sát, 4 họa sỹ vẽ biếm họa cùng Tổng biên tập của tờ báo này. Tại tòa soạn Charlie Hebdo đã từng xảy ra vụ tấn công bằng bom hồi tháng 11-2011 sau khi tạp chí này cho đăng hình nhà tiên tri Hồi giáo Mohammad lên trang bìa.
Ngày 08-01: Một cảnh sát và một người khác đã bị thương nặng trong vụ nổ súng gần Porte de Chantillon ở phía Nam thủ đô Paris của Pháp, Vụ này do 2 đối tượng, gồm một nam và một nữ, gây ra. Hai kẻ này sau đó đã tiến hành vụ bắt cóc con tin tại cửa hàng tạp hóa ở Porte de Vincennes, phía Đông Paris, làm 4 người thiệt mạng.
Ngày 26-6: Vụ tấn công một nhà máy khí đốt ở thị trấn Saint-Quentin-Fallavier, Đông Nam nước Pháp làm một người thiệt mạng và 02 người bị thương. Tại hiện trường còn phát hiện thủ cấp của một người với dài băng viết bằng tiếng Arab. Điều đáng chú ý là vụ tấn công khủng bố tàn bạo này ở Pháp xảy ra gần như đồng thời với vụ các tay súng sát hại 38 người tại một khu nghỉ dưỡng du lịch nổi tiếng ở Tunisia, nơi có nhiều du khách châu Âu lưu trú, và vụ đánh bom tự sát ở Kuwait làm 25 người chết.
Ngày 21-8: Một vụ nổ súng đã xảy ra trên chuyến tàu cao tốc đi từ thành phố Amsterdam của Hà Lan tới thủ đô Paris của Pháp khiến ít nhất 03 người bị thương. Kẻ tấn công đã xả súng tiểu liên vào các hành khách đang đi trên chuyến tàu tuy nhiên tên này ngay lập tức đã bị 02 du khách người Mỹ khống chế trước khi có thể gây thêm thương vong. Tên này đã bị bắt giữ và áp giải đi ngay sau khi tàu dừng tại nhà ga của thị trấn Arras, miền Bắc nước Pháp.
Phát biểu với báo giới sau khi rời Hội nghị hòa bình về Syria tại Vienna, Ngoại trưởng Pháp Laurent Fabius cho biết, nước này sẽ áp dụng các biện pháp nhằm tăng cường an ninh tại các cơ sở ở nước ngoài, trong đó có các cơ quan đại diện ngoại giao và trường học, tiếp sau loạt vụ tấn công đẫm máu ở Paris làm 128 người thiệt mạng.
Giới chức Pháp cũng cho biết, toàn bộ các trường học, siêu thị, viện bảo tàng, thư viện và một số điểm du lịch nổi tiếng tại tại thủ đô Paris đã tạm thời đóng cửa. An ninh được tăng cường tại các khu vực tập trung đông người ở trung tâm thành phố. Tháp Eiffel cũng không mở cửa đón khách du lịch. Ngoài ra, Trung tâm vui chơi giải trí nổi tiếng Disneyland nằm ở phía Đông thủ đô Paris cũng tạm ngừng hoạt động.
Một ngày sau các vụ tấn công khủng bố ở Paris, IS đã công bố một đoạn video đe dọa tấn công nước Pháp nếu Paris tiếp tục thực hiện các vụ ném bom nhằm vào lực lượng này. Tổng thống Syrian Bashar al Assad đã lên án các vụ tấn công và cho biết các hành động khủng bố này tương tự như những gì mà người dân Syria phải đối mặt trong những năm nội chiến vừa qua./.
Hội nghị các quan chức cao cấp tổng kết APEC năm 2015  (14/11/2015)
Nông nghiệp Việt Nam đứng trước thách thức gay gắt  (14/11/2015)
Trao tăng huy hiệu Đảng cho nguyên Chủ tịch Quốc hội Nguyễn Văn An  (14/11/2015)
Thủ tướng New Zealand John Key bắt đầu thăm chính thức Việt Nam  (14/11/2015)
Luật Báo chí cần bảo đảm hoạt động tác nghiệp của nhà báo  (14/11/2015)
Thông qua Nghị quyết về phân bổ ngân sách Trung ương năm 2016  (14/11/2015)
- Bảo tồn các di sản văn hóa vật thể trước thách thức của biến đổi khí hậu ở thành phố Cần Thơ hiện nay
- Tự chủ chiến lược dưới tác động của các vấn đề an ninh phi truyền thống tại khu vực Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương
- Xây dựng nền văn hóa Việt Nam ngày càng bền vững, tiến bộ, bản sắc, tương xứng với trình độ phát triển kinh tế - xã hội hiện nay theo tinh thần Đại hội XIII của Đảng
- Từ Chỉ thị thành lập Đội Việt Nam Tuyên truyền Giải phóng quân của Chủ tịch Hồ Chí Minh đến xây dựng Quân đội nhân dân Việt Nam vững mạnh về chính trị trong tình hình mới
- Nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng, đảng viên trong Công an nhân dân đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ trong tình hình mới
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay