“Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long: 30 năm đổi mới”
TCCSĐT - Đó là chủ đề cuốn sách do Nhà xuất bản Chính trị Quốc gia - Sự thật vừa ấn hành. Những bài viết được chọn lọc, biên soạn trong cuốn sách này chính là sản phẩm từ Hội thảo cùng tên do Tạp chí Cộng sản, Ban Chỉ đạo Tây Nam bộ và Thành ủy Cần Thơ phối hợp tổ chức vào tháng 5-2014.
Tác giả của những bài viết trong cuốn sách “Công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long: 30 năm đổi mới” là các nhà khoa học, các đồng chí lãnh đạo, quản lý, chỉ đạo thực tiễn. Nội dung của cuốn sách được chia làm 3 phần: Phần thứ nhất: “Những vấn đề lý luận chung”; Phần thứ hai: “Thực tiễn và những vấn đề đặt ra” và Phần thứ ba: “Đề xuất những giải pháp và kiến nghị”.
Với 45 bài viết trong tổng số 550 trang, các tác giả đi sâu phân tích và khẳng định: Trong 30 năm qua, kể từ sau Đại hội đại biểu toàn lần thứ VI của Đảng, cùng với quá trình đổi mới, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập quốc tế, kinh tế nông nghiệp, nông thôn nước ta đã có nhiều chuyển biến tích cực. Trong những thành tựu chung đó, có sự đóng góp quan trọng của nông nghiệp vùng đồng bằng sông Cửu Long - nơi có vựa lúa, thủy hải sản và trái cây lớn nhất trong cả nước. Quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn cũng đã mang lại sự thay đổi tích cực cho vùng đồng bằng sông Cửu Long. Sản xuất nông sản hàng hóa phát triển với quy mô ngày càng lớn, tạo ra những vùng chuyên canh nông sản, góp phần tăng thu nhập cho nông dân; nhiều mô hình sản xuất tập trung quy mô lớn đem lại hiệu quả kinh tế cao đã và đang ngày càng phát triển. Đặc biệt, bộ mặt nông thôn có nhiều đổi mới tích cực, kết cấu hạ tầng nông thôn được đầu tư phát triển mạnh, nhất là từ khi các tỉnh triển khai chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Các bài viết cho rằng, bên cạnh những thành tựu đạt được, công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long vẫn còn một số khó khăn, hạn chế và nhiều vấn đề đang đặt ra cần phải tiếp tục giải quyết. Kinh tế nông thôn vẫn nặng về nông nghiệp, trong nông nghiệp nặng về trồng trọt, cây lúa vẫn đóng vai trò chủ yếu trong cơ cấu cây trồng, tỷ trọng giá trị chăn nuôi thấp. Cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn chuyển dịch chậm, ở nhiều nơi còn mang tính tự phát, thiếu quy hoạch nên kém hiệu quả và chưa bền vững. Ngành nghề dịch vụ nông thôn phát triển chưa tương xứng với tiềm năng. Cơ sở công nghiệp chế biến còn nhỏ bé về quy mô, lạc hậu về công nghệ, đơn điệu về sản phẩm, giá trị gia tăng thấp và chưa gắn kết chặt chẽ với vùng nguyên liệu. Kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội nông thôn được đầu tư, phát triển nhưng vẫn chưa đáp ứng kịp yêu cầu chuyển dịch cơ cấu sản xuất nông nghiệp và kinh tế nông thôn hiện nay.
Nội dung cuốn sách đã nêu bật những vấn đề lý luận và thực tiễn về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long sau 30 năm đổi mới. Qua đó, các tác giả đã đề xuất những giải pháp nhằm tháo gỡ khó khăn, hạn chế để đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn vùng đồng bằng sông Cửu Long trong thời gian tới. Và, những nội dung trong cuốn sách này là những tư liệu bổ ích góp phần vào việc tổng kết 30 năm đổi mới tiến tới Đại hội XII của Đảng, và cũng là tài liệu tham khảo về vấn đề nêu trên cho bạn đọc, nhất là các nhà lãnh đạo, quản lý ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nói riêng và cả nước nói chung./.
Dấu mốc lịch sử trên chính trường Myanmar  (13/11/2015)
Luật Bảo vệ, chăm sóc và giáo dục trẻ em (sửa đổi): mở rộng khái niệm trẻ em cả về độ tuổi và phạm vi  (12/11/2015)
Chủ tịch nước tham dự Hội nghị các nhà lãnh đạo APEC lần thứ 23  (12/11/2015)
Mặt trận Tổ quốc không tổ chức tiếp khách dịp kỷ niệm Ngày truyền thống  (12/11/2015)
Vườn ươm Công nghệ Công nghiệp Việt Nam - Hàn Quốc tại thành phố Cần Thơ chuẩn bị đi vào hoạt động  (12/11/2015)
Nảy sinh bất đồng tại Hội nghị thượng đỉnh EU - châu Phi về di cư  (12/11/2015)
- Tự quản trong cộng đồng xã hội đối với quá trình xây dựng nền dân chủ xã hội chủ nghĩa ở Việt Nam (kỳ 1)
- Thực hiện chính sách xã hội, bảo đảm an sinh và phúc lợi xã hội trong tình hình mới
- Tư tưởng Hồ Chí Minh về chỉnh huấn cán bộ, đảng viên và một số giải pháp trong công tác xây dựng, chỉnh đốn Đảng hiện nay
- Tổ hợp công nghiệp quốc phòng và gợi mở hướng nghiên cứu về mô hình tổ hợp công nghiệp quốc phòng công nghệ cao ở Việt Nam
- Tỉnh Quảng Trị tập trung lãnh đạo, chỉ đạo một số nhiệm vụ trọng tâm tổ chức đại hội đảng bộ các cấp tiến tới Đại hội XIV của Đảng
-
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Cách mạng Tháng Mười Nga năm 1917 và dấu ấn chính sách dân tộc của V.I. Lê-nin: Nhìn lại và suy ngẫm -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Một số lý giải về cuộc xung đột Nga - Ukraine hiện nay và tính toán chiến lược của các bên