Xây dựng Quảng Ngãi thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại
Phát biểu chỉ đạo Đại hội, Ủy viên Bộ Chính trị, Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Quảng Ngãi cần xác định việc phát triển kinh tế là trung tâm, xây dựng Đảng là then chốt; phát triển văn hóa là nền tảng tinh thần của xã hội, là động lực phát triển.
Đồng thời, Quảng Ngãi cần gắn kết chặt chẽ đồng bộ giữa phát triển kinh tế với phát triển văn hóa, xã hội, bảo vệ môi trường và bảo đảm an ninh quốc phòng.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng lưu ý trong 5 năm tới, Quảng Ngãi tập trung phát huy tối đa các lợi thế của địa phương để tạo bước phát triển nhảy vọt về công nghiệp, trong đó chú trọng đẩy mạnh phát triển công nghiệp, công nghệ cao, công nghiệp sạch. Đồng thời, thực hiện tốt việc mở rộng, nâng cấp Nhà máy lọc, hóa dầu Bình Sơn, có chính sách thúc đẩy các doanh nghiệp đầu tư, đổi mới công nghệ, phát triển công nghiệp chế biến, công nghiệp hỗ trợ có liên quan đến chuỗi liên kết lọc hóa dầu, góp phần hình thành trung tâm lọc hóa dầu và năng lượng của quốc gia tại khu kinh tế Dung Quất.
Ngoài ra, tỉnh cần chú trọng thực hiện chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh thời kỳ 2011 - 2020, tầm nhìn đến năm 2050, xem đây là nội dung quan trọng của phát triển bền vững.
Phó Chủ tịch Quốc hội Tòng Thị Phóng đề nghị Quảng Ngãi tập trung thực hiện hiệu quả tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa bền vững, gắn sản xuất với thị trường, đa dạng hóa các sản phẩm có sức cạnh tranh cao; phát triển kinh tế ở địa bàn nông thôn, miền núi, phát huy mạnh mẽ nội lực trong xây dựng nông thôn mới. Bên cạnh đó, tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh về biển, phát triển mạnh kinh tế biển.
Tỉnh cần xác định phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, trong đó phát triển huyện Lý Sơn mạnh về kinh tế, vững chắc về quốc phòng, trở thành đảo du lịch xanh, sạch, đẹp, văn minh và là đảo tiền tiêu bảo vệ chủ quyền biển đảo của Tổ quốc.
Quảng Ngãi cần huy động tối đa các nguồn lực cho phát triển hệ thống đô thị, phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, trọng tâm là khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp, xây dựng các công trình trọng điểm, chiến lược tạo được hạt nhân để kết nối vùng, kết nối với các tỉnh, thành lớn trong cả nước.
Cùng với đó, tỉnh nâng cao dân trí, phát triển mạnh về giáo dục, đào tạo và dạy nghề; coi trọng phát triển nguồn nhân lực phục vụ sản xuất nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao; tập trung thu hẹp khoảng cách phát triển vùng miền núi so với các vùng khác, trọng tâm là thực hiện giảm nghèo bền vững,...
Báo cáo chính trị tại Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX: Nhiệm kỳ qua, quy mô nền kinh tế tăng lên đáng kể với tổng sản phẩm trong tỉnh tăng bình quân 7,2%/năm, cao hơn mức bình quân chung của cả nước. Nhà máy lọc dầu và nhiều nhà máy trong Khu kinh tế Dung Quất, các khu công nghiệp và Khu công nghiệp - đô thị - dịch vụ VSIP Quảng Ngãi thực sự trở thành hạt nhân phát triển, góp phần tích cực trong việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu lao động.
Dự kiến đến cuối năm 2015, giá trị sản xuất công nghiệp chiếm 62%, dịch vụ chiếm 24%, nông nghiệp chiếm 14% trong cơ cấu kinh tế. Chất lượng, năng lực cạnh tranh và môi trường đầu tư được cải thiện, hoạt động đối ngoại và hội nhập quốc tế được mở rộng. Quảng Ngãi ngày càng hấp dẫn các nhà đầu tư lớn trong và ngoài nước.
Giai đoạn 2011 - 2015, thu ngân sách ước đạt 128.190 tỷ đồng, tăng bình quân 16,9%/năm; từ một tỉnh nghèo, Quảng Ngãi đã vươn lên thành một trong 10 địa phương thu ngân sách cao, có điều tiết cho ngân sách trung ương,...
Năm năm tới, tỉnh Quảng Ngãi tiếp tục đẩy mạnh xây dựng Đảng bộ trong sạch, vững mạnh; phát huy sức mạnh toàn dân; phát triển kinh tế nhanh, bền vững, đồng bộ với phát triển văn hóa - xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân; quản lý, sử dụng hợp lý tài nguyên, bảo vệ môi trường; giữ vững quốc phòng, an ninh; phấn đấu sớm trở thành tỉnh công nghiệp theo hướng hiện đại. Theo đó, tỉnh xác định một số chỉ tiêu như tốc độ tăng trưởng kinh tế (GRDP) bình quân 5 năm đạt từ 6 - 7 %/năm, đến năm 2020, GRDP bình quân đầu người khoảng 3.600 - 4.000 USD; tỷ trọng cơ cấu ngành kinh tế trong GRDP đến năm 2020 công nghiệp 60 - 61%, dịch vụ 28 - 29%, nông nghiệp 11 - 12%,...
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Quảng Ngãi lần thứ XIX diễn ra đến hết ngày 23-10./.
Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng  (21/10/2015)
Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng  (21/10/2015)
Xây dựng cơ chế để nhân dân tham gia xây dựng Đảng  (21/10/2015)
Đại hội Đảng bộ thành phố Hà Nội lần thứ XVI sẽ diễn ra từ ngày 31-10-2015 đến ngày 03-11-2015  (21/10/2015)
Tiền Giang tiếp tục chú trọng khai thác hiệu quả tiềm năng và lợi thế để phát triển  (21/10/2015)
Nhật Bản dỡ bỏ thuế quan cho hơn 95% hàng nhập khẩu theo TPP  (21/10/2015)
- Phát huy vai trò của công tác cán bộ để nâng cao năng lực lãnh đạo, cầm quyền của Đảng
- Ấn Độ: Hướng tới cường quốc kinh tế và tri thức toàn cầu trong nhiệm kỳ thứ ba của Thủ tướng Na-ren-đra Mô-đi
- Một số vấn đề về xây dựng nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa: Thành tựu phát triển lý luận của Đảng qua gần 40 năm tiến hành công cuộc đổi mới (kỳ 1)
- Nhìn lại công tác đối ngoại giai đoạn 2006 - 2016 và một số bài học kinh nghiệm về đối ngoại trong kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam
- Ý nghĩa của việc hiện thực hóa hệ mục tiêu “dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh” trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội ở Việt Nam
-
Chính trị - Xây dựng Đảng
Cách mạng Tháng Tám năm 1945 - Bước ngoặt vĩ đại của cách mạng Việt Nam trong thế kỷ XX -
Thế giới: Vấn đề sự kiện
Tác động của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ tư đến thế giới, khu vực và Việt Nam -
Quốc phòng - An ninh - Đối ngoại
Chiến thắng Điện Biên Phủ - Bài học lịch sử và ý nghĩa đối với sự nghiệp đổi mới hiện nay -
Nghiên cứu - Trao đổi
Quan điểm của C. Mác về lực lượng sản xuất và vấn đề bổ sung, phát triển quan điểm này trong giai đoạn hiện nay -
Kinh tế
Kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa : Quan niệm và giải pháp phát triển